Khi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa thì bị phạt gì?
Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã quy định chi tiết những hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả với từng hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Trong đó có những quy định cụ thể, chi tiết về bảo vệ di sản văn hóa. Để làm rõ vấn đề này, trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ cho các bạn!
Mục lục bài viết
Nội dung:
Di sản văn hóa được hiểu nôm na là các sản phẩm bao gồm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử – văn hóa – khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Di sản là những “báu vật” được thiên nhiên ban tặng, là thành quả lao động sáng tạo và giữ gìn của ông cha ta trong suốt nhiều thế kỷ. Luật Di sản văn hóa năm 2001 quy định Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, theo đó:
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Đối với hành vi vi phạm cụ thể, luật có thể quy định một hoặc nhiều khung hình phạt chính khác nhau. Trong mỗi khung hình phạt, luật có thể quy định một hoặc nhiều loại hình phạt chính. Nhưng khi áp dụng, mỗi hành vi vi phạm chỉ được áp dụng một hình thức xử phạt chính, có thể kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đi kèm. Đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa quy định tại Điều 20, Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hình thức xử phạt chính là phạt tiền, đồng thời, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
1. Hình thức xử phạt bổ sung khi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính. Nếu cá nhân, tổ chức không bị áp dụng hình thức xử phạt chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với họ. Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng với các hành vi vi phạm trong bảo vệ di sản văn hóa là: Tịch thu phương tiện vi phạm và tang vật vi phạm.
Về cơ bản, hai hình thức này giống nhau nhưng khác đối tượng, một bên là tịch thu giấy phép, bên còn lại là tịch thu giấy chứng nhận và bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không hợp pháp. Sau khi tịch thu thì sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
– Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi
- Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
- Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép theo quy định.
– Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi:
- Tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung Bằng xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa hoặc giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hoặc giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
- Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép theo quy định.
- Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Khi vi phạm quy định về hoạt động bảo vệ di sản, chịu các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
2.1 Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Có thể hiểu rằng, với biện pháp này tức là trước đó, chủ thể đã làm thay đổi hiện trạng của đối tượng và khi việc thay đổi đó vi phạm hành chính cho nên phải hoàn lại tình trạng cũ như trước khi bị thay đổi do chịu phải tác động từ hành vi này.
- Đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Sử dụng trái phép di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
2.2 Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm
Trừ trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.
Đất tại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là đất thuộc quy hoạch của nhà nước, nằm trong tổng thể phát triển kinh tế quốc gia. Với loại đất này, thường được quản lý nghiêm ngặt. Do đó, với hành vi lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh thì bên cạnh hình thức xử phạt chính là phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại đất đã lấn chiếm bất hợp pháp.
2.3 Buộc tháo dỡ công trình
Khi cá nhân, tổ chức tiến hành xây dựng công trình trên thực tế, nếu phải thuộc trường hợp đã được cấp giấy phép xây dựng thì phải tuân thủ theo các công việc được phép làm, diện tích được tiến hành xây dựng. Nếu như làm trái so với quy định trên, khi thanh tra, kiểm tra phát hiện được thì phần được xây dựng đó sẽ bị phá dỡ, toàn bộ hay là một phần tùy theo mức độ hành vi của người thực hiện nó.
Không có văn bản đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh hoặc không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt khi xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II
2.4 Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Khi vi phạm về hoạt động nhiếp ảnh, cụ thể với hành vi sau thì phải áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền bên cạnh việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này:
- Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
- Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể.
- Tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
- Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép theo quy định.
- Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.
2.5 Buộc thu hồi giấy phép
Biện pháp này được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi giấy phép đã cấp trước đó với các chủ thể vi phạm. Áp dụng với hành vi làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong trường hợp đã được cấp.
2.6 Buộc cải chính thông tin sai sự thật
Biện pháp khắc phục hậu quả này là một trong các cách thức buộc chủ thể phải đính chính lại thông tin mình đã đăng lên trước đó, làm cho phần lớn người dân thấy và tin tưởng nhưng bản chất lại sai lệch với thông tin chính thống. Chủ thể vi phạm buộc phải đăng tải một thông tin khác với nội dung đúng sự thật để tránh cho cộng đồng không nhầm lẫn và ảnh hưởng đến người tiêu dùng khác và những người có liên quan.Đối với hành vi tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh. Gồm 02 hành vi vi phạm sau:
- Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể.
- Tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh