Kho từ điển tiếng Huế khi anh em tới Huế sẽ nghe rất nhiều !
Chia sẻ một chút, mình là một người con của xứ Huế ngoài đẹp trai và đảm đang ra thì mình còn có một chất giọng nói ngọt ngào không lẫn vào đâu được haha nghe cứ bựa bựa, phèn phèn đặc biệt là khi nghe giọng mình trên micro thì thôi… đa phần người Huế đều vậy. Đây được xem là nét đặc trưng để nhận dạng rồi, thậm chí ngôn ngữ giao tiếp cũng khác lạ nữa. Có những cụm từ ngữ hay câu từ chỉ có người Huế với nhau mới hiểu được như: “ đi mô rứa mi ”, “ bên nớ tề”, “can chi mô”, “ ai mô về nấy” ….v.v . Chưa kể đợt trước mình có dịp vào Sài Gòn chơi nói không ai hiểu luôn! Đó là lý do người Huế đi xa lập nghiệp đều bắt buộc phải giả giọng ở địa phương hay thành phố đó để giao tiếp thuận lợi hơn cho công việc. Dưới đây là tổng hợp tạm gọi là “từ điển Huế” mình tham khảo trên trang Thừa Thiên Huế để anh em làm quen để khi đến Huế giao tiếp hay cua trai, gạ gái Huế để không bị bỡ ngỡ ? **** Chũi: chổi (chũi rành, chũi đót). Chũi cùn: Chổi ngắn, thường là thứ chổi rành đã mòn dùng để quét sân, chỗ nhớp, trong bếp (cho khỏi văng bụi). Chụi mắt: dụi mắt, chùi mắt (Chụi mắt nhìn người yêu đến thăm thình lình, tưởng mình ngủ mơ).
Chụi, dùi, cà: chà (Chụi mắt vì ngứa). Chụi mũi: chùi mũi, móc mũi cho đỡ ngửa (Ham chụi mũi cho đỡ ngứa, nhiều khi có thể bị chảy máu mũi). Chum: lu (chum đựng rượu nếp). Chụm: 1. đun, nấu (chụm lửa rơm nấu bếp); 2. tụ lại (chụm ba chụm bảy, bàn ra tán vào). Chụm bếp: đun bếp (hồi 1947, nhiều bản gỗ có khắc các ấn phẩm ở các Bộ (tại đường Lục Bộ và ở Quốc sử quán) bị dân chúng lấy về làm củi chụm bếp). ***** Ba hồi ri ba hồi rứa: thay đổi luôn luôn (Chỉ huy mà bất nhứt, ba hồi ri ba hồi rứa) Ca tới ca lui: không ngớt nói lui nói tới (Bà mẹ tối ngày cứ ca tới ca lui bài ca con cá, nào là con gái ế chồng, hâm đi hâm lại, đã hăm mấy rồi). Can chi: không can gì đầu (Can chi mà sợ). Can chi mô: không can hệ gì đâu (Nghe anh đi em, không can chi mô). Cà gật cà tang: không song suốt, có trắc trở (Xe chạy cà gật cà tang rồi cũng thấu). Cà kê dê ngỗng: chuyện không đâu vào đầu mất thì giờ (Cả ngày ngồi nói chuyện ca kê dễ ngỗng cũng hết thì giờ). Cà rịch cà tang: chậm rãi, không nhanh nhẹn (Làm việc thì cứ cà rịch cà tang để câu giờ). Da diết (gia giết): không vơi, không nguội, quá sức, tha thiết (Nhớ Huế da diết. Anh thương em da diết, diết da, ảo lụa hồ năm vạt trải ra cho em nằm- Hò Huế).
C Can chi: không sao đâu
Can chi mô: không can hệ gì đâu
Cà gật cà tang: không thông suốt, có trắc trở Cà kê dê ngỗng: chuyện không đâu vào đâu mất thì giờ
Cà rịch cà tang: chậm rãi, không nhanh nhẹn D Da diết: không vơi, không nguôi, quá sức, tha thiết .
Dang nắng: phơi nắng.
Dài lòn thòn: dài lòng thòng.
Dám chọc mệ: ý nói “dám đụng đến người bề
trên.
Dạn miệng dạn mồm: dám ăn dám nói, có gan dám nói.
Dễ ẹc: quá dễ.
Dị: khác lạ với thường tình.
Dị chưa tề: lạ chưa, chướng quá, khó coi quá.
Dị òm: chướng quá, kỳ quá, người ta cười
Dòm lui dòm tới: nhìn trước nhìn sau
Dòm mặt: 1. nhìn mặt để ngắm nghĩa.
****
Bồn: 1. bồng (Bồn con cho con bú); 2. vồn đất: (Bồn khoai); 3. khoảnh đất xây cao để trồng cây, phòng lúc ngập lụt cho khỏi chết (Bồn trầu).
Bơn lên để xuống (bưng lên để xuống, bơn lên bơn xuống): đưa lên đưa xuống (Chuyện không ra chi mà cứ bồn lên để xuống, bơn lên bơn xuống, một chặp thành chuyện quan trọng).
Bổ béo chi mô (thẩm béo chi mô): không đáng (Bổ béo chi mô mà cũng thích bắt tay đàn bà con gái).
Bổ cái oạch: té cái ịch (Đường trơn trợt bị bổ cái oach).
Bổ chổng mông: bổ té sấp (Bị trượt chưa bổ chổng mông).
Bộ rứa: thế thì (Bộ rứa tui nói láo hay răng).
****
Biết mặt tau (lời đe dọa): sẽ làm cho đối thủ điêu đứng, làm cho biết mặt, làm cho “nể bản mặt” (Mi hỗn hào coi chừng biết mặt tau).
Biết mần răng: biết làm sao (Thương em nỗ biết mần răng, mười đêm ra đứng trông trăng cả mười – Ca dao Huế).
Biết mấy cho bưa: biết mấy cho vừa (Vợ chồng ham làm giàu, biết mấy cho bưa).
Biết mô: 1. Biết gì đâu, không biết (Anh bỏ mô tui biết mô mà lấy); 2. Có thể, biết đâu đấy (Biết mô hắn đứng về phe bên kia).
Biết mô là bến bờ: mênh mông, vô cùng (Đời là bể khô biết mô là bến là bờ).
Biết mô mà mò: biết mô mà tìm (Ăn trộm lấy hết, biết mô mà mò).
Biết phong phóc: biết rõ, trúng phong phóc
(Chuyện thiên hạ mà cái chi anh cũng biết,
biết phong phóc là khác).
Biết răng: biết gì (Chuyện nở mi biết răng).
****
Ấp ngủ: ấp, dổ nằm ngủ
Ẩu tả: làm ẩu, làm dối, cẩu thả, không đúng cách
B Ba bảy mười bốn: nói không trúng, nói tầm
bây.
Ba bị: ông ăn mày.
Ba cái đồ quỷ: những đồ không đáng kể,
không ra gì, không đáng.
Ba hoa xích đế (ba hoa chích chòe): ăn nói ba
hoa, không nghiêm túc.
Ba hồi ri ba hồi rứa: thay đổi luôn luôn Ca tới
ca lui: không ngớt nói lui nói tới
Biết khi mô: biết bao giờ (Biết khi mô mới có
người thương tui thiệt tình)
Biết làm răng chừ: biết làm sao bây giờ
(Chuyện đã lỡ dĩ như rứa, biết làm răng chừ).
Biết mặt ngang mặt dọc: biết rõ (Có người bạc
trốt chưa biết cơm hến mặt ngang mặt dọc
răng).
****
A rửa tê: lắm. : thiệt
A rứa thê: lắm.
Ai biết: có biết đâu, ai mà biết được.
Ai biểu: ai mượn, cũng kêu
Ai chịu cho nổi: không ai chịu nổi.
Ai dè: ai có ngờ đâu. .
Ai đời: ai ngờ.
Ai mô trả nấy: phần ai người ấy trả.
Ai mô về nấy: ai đâu về đấy.
Ai mượn: cũng vì.
Ai nấy: mọi người, người nào người nấy.
Ai răng tui rửa: Ai sao tôi vậy.
Ai từng đời: sao có chuyện như vậy.
Ai vẽ : 1. ai bảo
2. hậu quả do mình gây ra.
Anh hí: anh nhé (Anh nhớ chuyện nớ, anh hí).
Anh răng em rứa: anh sao em vậy, vâng lời.
Ăn dặm: ăn thêm bửa.
Ăn dín dín (Ăn nhín nhín): Ăn ít chút, đừng ăn
nhiều.
Còn nhiều nữa … Anh em tới Huế nhiều sẽ lĩnh hội dần. Cám ơn anh em đã xem bài viết! ( mang tính chất vui vẻ ).