Khoa du lịch
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TÊN KHOA: KHOA DU LỊCH.
Địa chỉ: Nhà H – Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt – 01 Hoàng Văn Thụ – Phường 4 – Tp Đà Lạt – Lâm Đồng.
Điện thoại: 063.3540804. Email: [email protected].
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
Là một khoa mạnh và được đầu tư lớn, Khoa Du lịch Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt đã nhiều năm đào tạo các chuyên ngành du lịch theo chuẩn quốc gia và đang tiến hành xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn Asean.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Trong tháng 11, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 611.864 lượt, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 11 tháng năm 2011 ước đạt 5.420.624 lượt, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2010. Trong những năm gần đây ngành du lịch tại Lâm đồng đang phát triển mạnh do sự kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau của tỉnh nhà. Do đó nhiều khu Du lịch, Khách sạn , Nhà hàng, điểm du lịch sinh thái nổi lên, kéo theo sự thiếu hụt về nhân lực phục vụ cho các dịch vụ ăn uống, lưu trú. Lượng khách quốc tế tăng lên do tình hình các nước trong khu vực không ổn định, khách nước ngoài đã chọn Việt Nam làm điểm đến du lịch. Điều này đặt ra yêu cầu lớn về số lượng và chất lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Đứng trước thách thức đó, Khoa Du lịch Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp lực lượng lao động cho ngành Du lịch địa phương. Trong hơn 11 năm qua, chúng tôi đã đào tạo hơn 1400 sinh viên có việc làm trong ngành du lịch không chỉ tập trung ở Lâm Đồng mà còn ở các tỉnh lân cận.
Hệ thống các xưởng thực hành theo chuẩn 3 sao tại trường cùng chương trình 600 giờ thực hành tại các khách sạn 4 và 5 sao giúp học sinh, sinh viên tiếp cận với thực tế nghề nghiệp.
Thông qua hoạt động giảng dạy, chúng tôi đã cung cấp cho người học những tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để họ có thể làm việc hiệu quả. Với chương trình đào tạo “học đi đôi với hành” người học được trang bị khả năng tiếp cận thực tế công việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức và quản lý các bộ phận trong doanh nghiệp du lịch và đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ và tin học. Ngoài những môn học chính khóa, trong suốt ba năm học tại Khoa du lịch Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, người học còn được gửi đi thực tế tại các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn khác trong thành phố tạo điều kiện cho người học có cơ hội tiếp cận thực tế trước khi ra trường đồng thời giải quyết được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Hiện tại tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của Khoa Du Lịch là 85%.
Để mang lại nhiều cơ hội cho người học, bên cạnh hai bậc đào tạo chính – từ hệ Trung cấp đến Cao đẳng, chúng tôi còn đào tạo liên thông hai hệ từ Trung cấp lên Cao đẳng và Đại học. Với phương thức đào tạo 30% lý thuyết, 70% thực hành nhằm đem lại cho người học những kỹ năng chuyên sâu về hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn và và chương trình đào tạo không ngừng được cập nhật, cải tiến hàng năm.
Ngoài đội ngũ giáo viên cơ hữu đạt chuẩn quốc gia của trường, học sinh, sinh viên còn thường xuyên được học các nghiệp vụ chính với các chuyên gia của từng lĩnh vực như nhà hàng, lễ tân, bếp, pha chế…Nhờ đó, ngay khi còn học tại trường, học sinh, sinh viên đã thường xuyên được mời làm việc bán thời gian tại nhiều đơn vị kinh doanh du lịch. Sau đào tạo Học sinh, sinh viên đã và đang đáp ứng tốt yêu cầu công việc tại các khách sạn 4 & 5 sao, các khu resort trong và ngoài tỉnh, trong đó có học sinh, sinh viên đã đảm trách các vị trí quan trọng và có học sinh, sinh viên đã xây dựng doanh nghiệp riêng của mình.
Chúng tôi nuôi hoài bão xây dựng khoa Du lịch, Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt ngày một lớn mạnh, góp phần xây dựng tỉnh Lâm Đồng thân yêu trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước.
NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO
1. Ngành, nghề đào tạo
Ngành, nghề
Thời gian
Hệ cao đẳng
– Quản trị nhà hàng
3 năm
– Quản trị khách sạn
3 năm
Hệ Trung cấp
– Ngiệp vụ nhà hàng
3 năm
– Quản trị khách sạn
3 năm
– Nghiệp vụ lễ tân
3 năm
2.Trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng:
– Kiến thức:
+ Mô tả được vị trí, vai trò của khách sạn trong ngành Du lịch và đặc trưng của hoạt động khách sạn, tác động của nó về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường;
+ Trình bày được cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn; mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn và đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn;
+ Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng và chế biến món ăn;
+ Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng;
+ Trình bày được nguyên lý, quá trình quản trị nói chung, quản trị con người, tài sản, tài chính, quản trị marketing khách sạn nói riêng;
+ Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng;
+ Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn;
+ Trình được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;
+ Xây dựng được tính tự tin trong xử lý công việc.
+ Kiến thức chuyên môn về tổ chức, đón tiếp và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác
+ Kiến thức có liên quan đến nghề dịch vụ nhà hàng như:
. Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng.
. Các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như: ngoại ngữ, tin học, tâm lí và kỹ năng giao tiếp, kiến thức về thực phẩm và ăn uống, tổ chức sự kiện, kỹ thuật trang điểm cắm hoa, môi trường và an ninh – an toàn trong nhà hàng…
+ Kiến thức cơ bản về quản lý và tổ chức công việc trong nghề dịch vụ nhà hàng như: Quản trị kinh doanh nhà hàng, quản lý chất lượng, hạch toán định mức…
– Kỹ năng:
+ Giao tiếp tốt với khách hàng bằng tiếng Việt và Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị; chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng có hiệu quả;
+ Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị nhà hàng, khách sạn;
+ Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn;
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng được một số kế hoạch của các bộ phận như: kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện;
+ Làm được các loại báo cáo, soạn thảo được văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của khách sạn;
+ Ứng dụng được phần mềm quản trị khách sạn trong công việc hàng ngày;
+ Quản lý thời gian làm việc hiệu quả;
+ Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo và phát hiện ra được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hiệu quả kinh doanh; Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành được hoạt động của nhóm
+ Các kỹ năng nghề nghiệp trong việc tổ chức, đón tiếp và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác, với các hình thức phục vụ đa dạng khác nhau.
+ Khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề dịch vụ nhà hàng. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
+ Sau khi học xong chương trình (nếu đạt yêu cầu), người học có thể đảm đương được các vị trí trưởng nhóm nghiệp vụ, trưởng ca, quản lý và các vị trí khác trong nhà hàng tùy theo khả năng cá nhân, lượng kiến thức được đào tạo và yêu cầu của công việc.
CƠ CẤU NHÂN SỰ
1. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy
– Chức vụ: Trưởng khoa
– Trình độ, ngành đào tạo:
+ Kỹ sư kỹ thuật nữ công
+ Cử nhân Du lịch
+ Chứng chỉ nghiệp vụ buồng
2. Cô Tăng Thị Cảnh Dung
– Chức vụ: Phó Trưởng khoa.
– Trình độ, ngành đào tạo:
+ Cử nhân du lịch
+ Chứng chỉ Nghiệp vụ bếp Âu- Á
+ Chứng chỉ nghiệp vụ bàn
3. Thầy Nguyễn An
– Chức vụ: Giáo viên
– Trình độ, ngành đào tạo:
+ Cử nhân Anh Văn
+ Chứng chỉ Nghiệp vụ bàn
+ Chứng chỉ Bartender
+ Chứng chỉ Quản lý nhà hàng
4. Cô Đoàn Thị Mỹ Dung
– Chức vụ: Giáo viên
– Trình độ, ngành đào tạo: Cử nhân Anh văn.