Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột
Đánh giá post
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột, Đăk Lăk dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1 Định hướng phát triển
Phát triển du lịch gắn kết với cộng đồng địa phương:
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) khẳng định: du lịch phải là hoạt động có lợi nhuận cho quốc gia và cho cộng đồng sở tại. Do đó, cộng đồng địa phương nên tham gia các hoạt động du lịch và chia sẻ quyền bình đẳng trong lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà hoạt động du lịch đem lại.
Trên thực tế, vai trò cộng đồng dân cư hết sức quan trọng trong phát triển du lịch, vừa là nền tảng, vừa là động lực và mục tiêu cho phát triển bền vững, nhất là đối với những vùng văn hóa đặc thù như Tây Nguyên.
Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nêu rõ: “Phát triển du lịch còn phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch, tạo mọi điều kiện để họ có thể tham gia vào các hoạt động du lịch, san sẻ lợi ích cho họ, có như vậy họ mới trở thành chủ nhân của những nguồn tài nguyên du lịch, có trách nhiệm bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên đó. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với vùng Tây Nguyên, một vùng sâu, vùng xa, đời sống còn khó khăn, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên tại chỗ – tài nguyên rừng”. Với ý nghĩa như vậy, để phát triển du lịch Tây Nguyên bền vững, trong tương lai cần hướng đến những vấn đề cơ bản sau: Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Thứ nhất, phát triển du lịch di sản văn hóa gắn với phát triển cộng đồng; phải thực sự xem văn hóa là tài sản của cộng đồng dân cư, là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển.
Thực chất của vấn đề là đưa việc phát triển du lịch di sản văn hóa vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở từng cộng đồng Tây Nguyên.Đây là định hướng đặc biệt quan trọng có thể giải quyết được nhiều mâu thuẫn trong vấn đề phát triển du lịch di sản văn hóa với phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến văn hóa các dân tộc thiểu số bản địa và ngược lại, không thể phát triển kinh tế du lịch ở Tây Nguyên mà không lưu tâm đến di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Vì vậy, muốn giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch văn hóa gắn với cộng đồng, thì phải khai thác di sản văn hóa ngay trong chính cuộc sống của đồng bào trong từng buôn làng ở Tây Nguyên.
Trong xu thế mới, sự chi tiêu dành cho văn hóa du lịch là một thực tế đầy tiềm năng. Văn hóa Tây Nguyên sẽ khó có cơ hội phát triển nếu như thụ động, cố giữ với những hình thức cổ truyền mà không tận dụng được lợi thế trong giao lưu và phát triển du lịch. Cộng đồng dân cư ở Tây Nguyên, chính quyền địa phương và Trung ương phải nhìn thấy được những lợi thế của văn hóa du lịch và những bất lợi có thể xảy ra khi đẩy mạnh hoạt động du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác những giá trị văn hóa của cộng đồng Tây Nguyên và các giá trị văn hóa của các dân tộc khác.
Thứ hai, khai thác có hiệu quả các giá trị các di sản văn hóa Tây Nguyên để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch. Thực tế cho thấy, để du lịch phát triển không thể thiếu các sản phẩm văn hóa. Chính vì nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao mà hoạt động kinh tế du lịch ngày càng được thúc đẩy.
Nhận diện bản chất của du lịch trong bối cảnh hiện nay, chúng ta càng thấy rằng sự gắn kết giữa kinh tế và văn hóa không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn chỉ ra tính thực tiễn của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế du lịch. Các chuyên gia du lịch nước ngoài từng tổng kết rằng: có 20% số khách du lịch đến châu Âu vì sự hiểu biết về văn hóa, 60% số du khách quan tâm việc tìm hiểu khám phá sự kiện, hiện tượng văn hóa trong chuyến tham quan. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Việt Nam, có 70% số du khách cho rằng họ đến Việt Nam vì sự hấp dẫn của văn hóa Việt Nam, muốn tìm hiểu văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa truyền thống của các dân tộc, đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số bản địa.
Như vậy, dù muốn hay không thì mọi hoạt động du lịch đều phải gắn kết với các sản văn hóa đặc thù và bản địa, đặc biệt là vùng văn hóa đặc thù như Tây Nguyên. Không có một sự chi tiêu trong hoạt động du lịch nào lại không gắn liền với các giá trị văn hóa của từng cộng đồng. Tuy nhiên, việc lạm dụng quy luật này cũng là vấn đề cần khắc phục và lên án khi một số người, một số công ty chỉ biết tìm kiếm lợi nhuận trên di sản văn hóa dẫn đến một kiểu “tăng trưởng không gốc rễ” mà Liên hợp quốc đã từng cảnh báo năm 1996. Mặt khác, việc vận dụng quy luật này vào trong thực tiễn lại không hoàn toàn dễ dàng bởi lẽ ở mỗi vùng miền địa phương, các tài nguyên văn hóa, tài nguyên du lịch lại không hoàn toàn như nhau.
Thứ ba, cộng đồng là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trường hợp cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Chính vì vậy, phát triển du lịch di sản không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực di sản và lợi ích có được từ du lịch di sản phải được chia sẻ với cộng đồng Tây Nguyên. Trong trường hợp này, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên quê hương của họ.
Tuy có nhiều cách làm khác nhau nhưng các tỉnh Tây Nguyên đã biết tận dụng và khai thác tốt các di sản văn hóa, biến các di sản văn hóa trở thành tài sản thật sự của mỗi địa phương. Điều này đã làm thay đổi nhận thức của nhiều người khi không còn coi văn hóa chỉ là “cái đuôi” của kinh tế, ăn theo kinh tế. Nhiều địa phương Tây Nguyên hiện nay đã có sự lựa chọn mô hình phát triển mà trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch – dịch vụ, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư để phát triển bền vững. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Nếu nhìn ở khía cạnh kinh tế, chúng ta chỉ thấy lợi nhuận có được từ hoạt động du lịch. Điều đó là cần thiết trong quá trình nâng cao đời sống vật chất hiện nay. Tuy nhiên, nếu khai thác du lịch chỉ vì lợi nhuận thì sẽ không tránh khỏi những khuyết tật và thiếu bền vững, bởi lẽ lợi nhuận chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích. Cốt lõi của vấn đề vẫn là ý thức và lợi ích của cộng đồng dân cư đối với giá trị của di sản.
Trong thời gian qua, việc khai thác tốt các di sản văn hóa, các tài nguyên du lịch của nhiều địa phương Tây Nguyên đã làm cho chính quyền và người dân địa phương có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, quản lý di sản. Thông qua du lịch, chính quyền địa phương và các cộng đồng dân cư hiểu đúng hơn những giá trị di sản vốn rất khó nhận ra trong đời sống thường nhật. Nhiều thôn, làng dân tộc thiểu số Tây Nguyên không còn bán rẻ cồng chiêng mà cố giữ lại như là niềm tự hào của dân tộc.
Suy cho cùng, tài nguyên tự nhiên rồi có thể bị cạn kiệt nhưng tài nguyên du lịch (sản phẩm kết tinh từ văn hóa) thì lại được bồi đắp, sinh sôi không ngừng, nó trở thành một tài sản vô giá. Việc khai thác tốt các nguồn tài nguyên văn hóa không chỉ làm tăng thu nhập cho nhiều người dân bản địa mà còn làm giàu có thêm bản sắc cộng đồng. Việc nhận diện giá trị cũng như bản sắc của di sản văn hóa thông qua hoạt động du lịch đã góp phần không nhỏ cho việc đẩy nhanh việc giữ gìn lễ hội truyền thống, trùng tu, tôn tạo di tích, bảo vệ cảnh quan sinh thái, môi trường cũng như hồi sinh các làng nghề truyền thống như rượu cần, thổ cẩm, đan lát… Họ xem đó như là vốn quý, là cái riêng của quê hương cần phải được gìn giữ và bồi đắp như một tài sản.
Thứ tư, phát triển du lịch văn hóa gắn với cộng đồng sẽ còn khai thác được những giá trị văn hoá bản địa góp phần làm đa dạng và phong phú hơn sản phẩm du lịch điểm đến, làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh du lịch.
Các di sản văn hóa là sản phẩm cốt lõi trong khai thác kinh tế du lịch. Điều này cũng có nghĩa là địa phương nào, cộng đồng dân cư nào coi thường di sản văn hóa hoặc hiểu chưa đầy đủ giá trị trong di sản thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, không nên nhìn hoạt động khai thác kinh tế du lịch chỉ thuần túy ở di sản của quá khứ mà phải không ngừng sáng tạo ra di sản mới. Việc khai thác tốt các giá trị di sản, suy cho cùng, sâu xa và bền vững hơn là hình thức bảo vệ bản sắc văn hóa. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Để phát triển kinh tế du lịch thì việc tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa đa dạng có nghĩa quan trọng, bởi lẽ sự chi tiêu cho văn hóa du lịch không chỉ thuần túy là nghỉ dưỡng mà còn là mua sắm, thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian cổ truyền và hiện đại. Thực tế cho thấy khách du lịch đến các tỉnh Tây Nguyên không chi tiêu nhiều cho việc mua sắm các sản phẩm văn hóa. Nguyên nhân sâu xa là do sản phẩm văn hóa ở đây còn đơn điệu và ít. Những sản phẩm văn hóa, đặc biệt là sản phẩm mỹ nghệ còn thiếu tính thẩm mỹ, các biểu tượng văn hóa của từng địa phương Tây Nguyên chưa được xây dựng một cách chu đáo thông qua mỗi sản phẩm văn hóa. Để bản sắc văn hóa của từng địa phương, vùng, miền được lưu giữ thì phải nhanh chóng đưa biểu tượng văn hóa vào các sản phẩm văn hóa.
Các sản phẩm văn hóa không chỉ là những đồ vật, “mặt hàng” vật thể, mà còn có thể là những “sản phẩm” phi vật thể như lễ hội truyền thống và hiện đại, trò chơi dân gian, bí quyết làng nghề hay những sinh hoạt thường ngày của các cộng đồng dân cư thiểu số. Việc cho ra đời những sản phẩm văn hóa đặc thù Tây Nguyên không chỉ phục vụ lợi ích và thị hiếu thẩm mỹ của du khách mà còn thỏa mãn nhu cầu văn hóa của cư dân bản địa, đồng thời kích thích sự sáng tạo của các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian.
Có thể nói rằng, trong xu hướng phát triển hiện nay, di sản văn hóa truyền thống các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nói riêng và văn hóa nói chung góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế ngành du lịch. Tuy nhiên, nếu không biết khai thác một cách hợp lý, không biết tôn trọng giá trị di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên thì không những không tăng thêm giá trị, không đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng dân cư mà có thể làm mất đi hoặc khô kiệt văn hóa Tây Nguyên.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Ngành Du Lịch
3.2 Các giải phát chủ yếu để phát triển du lich tại Buôn Mê Thuột Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
3.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch :
Buôn mê Thuột, Đắk Lắk có nhiều điểm đến rất hấp dẫn, mới lạ. Vì vậy, thành phố cần có những sản phẩm cụ thể, thiết thực và phải đầu tư làm một cách bài bản. Bên cạnh đó, các địa điểm du lịch cần có thêm những dịch vụ chất lượng, nơi dừng chân lý tưởng để giữ chân khách ở lại lâu hơn.
Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cùng với đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương đã được đề xuất, nhất là mô hình du lịch cộng đồng gắn với việc bảo tồn và phát triển các Buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; mô hình du lịch, dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh những ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần.
Các giá trị văn hóa từ di sản thế giới “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với chủ thể gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, M’nông, Ba Na, Mạ, Lạch… Những giá trị văn hóa chính của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm: Cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước…) và những địa điểm tổ chức các lễ hội (nhà dài, nhà rông, rẫy, bến nước…) được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” vào ngày 25/11/2005. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Đối với ngành Du lịch Đắk Lắk, “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đặc biệt có giá trị cao, có khả năng kết hợp với các tài nguyên du lịch khác nhau tạo thành những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch.
Tài nguyên du lịch được khai thác phát triển du lịch như sinh thái, văn hóa, cà phê, voi, cồng chiêng… đã hình thành một số khu, điểm du lịch nổi bật như Khu Du lịch thác Dray Sáp Thượng, Khu Du lịch Văn hóa sinh thái Buôn Đôn, du lịch cầu treo buôn Trí – Buôn Đôn; Du lịch hồ Lắk; làng du lịch văn hoá Buôn Jun – huyện Lăk; điểm Du lịch thác Bảy nhánh – Buôn Đôn; du lịch Vườn quốc gia Yok Đôn; Công viên nước Đắk Lắk… Với tiềm năng khai thác du lịch hiện nay, ngành Du lịch đã thu hút được các doanh nghiệp lữ hành trong khu vực và trên cả nước kết nối tour đưa khách du lịch đến Đắk Lắk tham quan, nghỉ dưỡng.
Để tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn và đặc thù riêng có, Buôn Mê Thuột cần tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch gắn với Voi, gắn với Không gian văn hóa cồng chiêng và Sử thi Tây Nguyên; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng mô hình du lịch gắn với cà phê. Phát triển thêm các sản phẩm, loại hình du lịch gắn với phát huy hệ thống di tích lịch sử và di tích lịch sử cách mạng của tỉnh; ưu tiên phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
Cần tập trung đầu tư phát triển các không gian trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, với lợi thế của sân bay Buôn Ma Thuột; không gian phía Bắc với công tác bảo tồn và phát triển đàn voi nhà để duy trì sản phẩm đặc thù của du lịch Đắk Lắk. Phát triển thêm không gian phía Nam với sản phẩm du lịch nghĩ dưỡng sinh thái cao cấp; không gian phía Đông với thế mạnh về trang trại, đồng cỏ trên cao nguyên M’Drăk. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Đối với một số điểm du lịch quan trọng thành phố cần tập trung đầu tư phát triển các điểm du lịch Buôn Đôn- du lịch Voi; hồ Lắk – điểm du lịch nghỉ dưỡng; các điểm tham quan, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc như Bảo tàng tỉnh, buôn Ako Dhong; buôn M’Liêng; buôn Triết.
Định hướng đến năm 2030, phát triển thêm các điểm du lịch Vườn quốc gia Yok Đôn, Vườn quốc gia Chư Yang Sin, các Khu bảo tồn thiên nhiên với loại hình du lịch dã ngoại, nghiên cứu khoa học.
Phát triển đồng bộ các tuyến du lịch trên cơ sở khai thác kết quả đầu tư, phát triển các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch.
Tuyến du lịch đường bộ theo trục dọc của tỉnh, trên cơ sở Quốc lộ 14, kết nối Đắk Lắk với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh; theo trục ngang trên cơ sở Quốc lộ 26, quốc lộ 29 mới, kết nối Đắk Lắk với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ; theo quốc lộ 27, kết nối Đắk Lắk với Lâm Đồng.
Tuyến du lịch đường không kết nối với các cửa khẩu hàng không quốc tế tại Việt Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội… và xa hơn là một số cảng hàng không quốc tế trong khu vực.
Các tour du lịch đặc thù tập chung vào khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của người dân địa phương Tây Nguyên, khai thác vào các sản phẩm đã được thế giới công nhận như cà phê và văn hóa Cồng chiêng…
3.2.2 Khai thác bền vững các giá trị tài nguyên du lịch Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Giải pháp về bảo vệ tài nguyên – môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch, khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái trong tương lai
Sự ô nhiễm của môi trường trong tương lai phần lớn từ các hoạt động xây dựng, các chất thải từ khu nhà nghỉ, nhà hàng, rác thải từ du khách thăm quan cùng với sự thiếu hụt về các cơ sở làm sạch môi trường. Trong tương lai tình trạng này không được khắc phục thì sự ô nhiễm sẽ là rất lớn.Vì vậy để giảm thiểu thấp nhất về ô nhiễm môi trường thì cần thực hiện các giải pháp sau:
Tất cả các công trình phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ quan chuyên môn trước khi tiến hành xây dựng công trình, nhằm phát hiện sớm và làm sang tỏ các tác động môi trường của dự án, để cơ quan chức năng xem xét, cân nhắc trước khi cấp phép.
Khi xây dựng công trình phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về xây dựng hạ tầng trong VQG, đặc biệt là xây dựng các hệ thống đường, nhà nghỉ, hệ thống cấp thoát nước, khu vui chơi giải trí, bãi đỗ xe,..
Tổ chức giám sát, kiểm tra định kỳ,xác định nguồn gây tác động môi trường để kịp thời ngăn chặn.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống nước thải, thu gom và xử lý rác thải,các địa điểm có hoạt động du lịch và xây dựng. Hệ thống nước thải bắt buộc phải được xử lý đúng tiêu chuẩn vệ sinh các chất thải của ngành môi trường, trước khi đưa nước ra hòa nhập với môi trường rừng. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Tất cả các rác thải phải được thu gom vào các thùng chứa đặt trên trục đường các khu trung tâm, rác thải phải được phân loại vô cơ và hữu cơ để được đưa về khu xử lý.
Tổ chức giám sát các tác động đến môi trường: Thường xuyên giám sát, kiểm tra định kì và kiểm tra bất thường nhằm xác định nguồn gây tác động môi trường, kiểm tra chất lượng hệ thống nước thải, thu gom rác thải, các địa điểm du lịch phải có biện phát xử lí kịp thời khi có vi phạm.
Về chính sách đãi ngộ, hỗ trợ hợp lý đối với nghệ nhân truyền thụ văn hoá trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, trong đó có nhiệm vụ về xây dựng chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân truyền dạy văn hóa trong đồng bào các dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ phục dựng, bảo tồn, phát huy một số lễ hội truyền thống như: lễ hội của dân tộc Brâu, lễ hội của dân tộc Xơ Đăng, lễ hội của dân tộc Gia rai, tỉnh Kon Tum; hỗ trợ bảo tồn 02 lễ hội dân tộc Cơ Ho, tỉnh Lâm Đồng; hỗ trợ bảo tồn 02 lễ hội truyền thống dân tộc M’Nông, tỉnh Đắk Nông; lễ hội dân tộc Ba Na, tỉnh Gia Lai.
Hỗ trợ bảo tồn làng, bản, buôn truyền thống: làng dân tộc Mạ tại buôn P’Tông, Xã Đắk Plao, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông; làng dân tộc Gia Rai tại làng Plơi Ơi, xã Yaun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai; làng dân tộc Chu Ru tại xã P’róh, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới tại tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông.
Hỗ trợ trang thiết bị, sản phẩm văn hóa thông tin cho các đồn Biên phòng và các đội tuyên truyền văn hóa Bộ đội Biên phòng để xóa các điểm trắng văn hóa tại vùng biên giới, ven biển, hải đảo. Phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng hỗ trợ trang thiết bị, sản phẩm cho đồn Biên phòng các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
Hàng năm, hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên sản xuất và cung cấp sản phẩm văn hoá, thông tin phù hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã khu vực III, các trường dân tộc nội trú, trong đó có tỉnh Đắk Lắk.
3.2.3 Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng
Nghiên cứu, xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phương có thể áp dụng được đối với Đắk Lắk theo hướng ưu tiên miễn giảm thuế (đặc biệt là thuế sử dụng đất ở những khu vực khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém…); hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới
Thu hút đầu tư phát triển du lịch tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường …; nghiên cứu, xây dựng những chính sách phù hợp, thiết thực và thật sự hấp dẫn để thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển du lịch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Cơ sở lưu trú du lịch: Ưu tiên phát triển hệ thống khách sạn cao cấp từ 3 – 5 sao. Bên cạnh đó, tập trung phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hình thức nhà có phòng cho thuê (homestay), phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đặc biệt tại một số buôn, cụm dân cư đồng bào dân tộc.
Phát triển mạnh hệ thống nhà hàng ăn uống; đăng cai tổ chức nhiều hoạt động thể thao cấp quốc gia và quốc tế cũng như các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó cũng cần chú trọng phát triển thêm hệ thống khách sạn từ 4 – 5 sao để phục vụ nhu cầu của loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (MICE).
Cơ sở vui chơi giải trí:Phát triển cơ sở vui chơi giải trí gắn với tự nhiên, vui chơi giải trí về đêm, các loại hình vui chơi giải trí khác mang tính truyền thống, các trò chơi dân gian mang bản sắc văn hóa của Đắk Lắk – Tây Nguyên …
Cơ sở dịch vụ thể thao: Xây dựng Trung tâm thể thao vùng Tây Nguyên để thu hút nhiều hoạt động thể thao cấp quốc gia và quốc tế tổ chức tại Đắk Lắk. Cơ sở thể thao cao cấp như sân golf, đua ngựa…, cần được tập trung phát triển khu vực thành phố Buôn Ma Thuột, đồng cỏ cao nguyên M’Drắk.
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý và kỹ năng nghiệp vụ; có chính sách thu hút lao động có tay nghề, chuyên môn cao; thành lập Khoa Du lịch tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh.
Trong đó tập trung vào các giải pháp chính sau: Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung cấp đến đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên. Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo được xu hướng phát triển du lịch, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách bị động.Thay đổi những chính sách đối với lực lượng lao động trong ngành du lịch như: Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi truờng trong doanh nghiệp du lịch; Đề ra nhưng quy định nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động; Bố trí và phân công lao động thích hợp.Ngoài ra còn thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch như: liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, liên kết tuyển dụng,đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
3.2.5 Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là dân cư sinh sống tại các điểm du lịch; xây dựng và triển khai hệ thống các quầy thông tin du lịch miễn phí tại các đầu mối giao thông quan trọng như: Sân bay; khách sạn, bảo tàng; tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để xúc tiến quảng bá du lịch Đắk Lắk có hiệu quả.
Giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng liên kết vùng và hợp tác quốc tế về du lịch, từng bước hội nhập du lịch Đắk Lắk với phát triển du lịch ở khu vực và thế giới. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Với nhiều tiềm năng nổi bật như sự đa dạng về văn hóa, khí hậu mát mẻ, thuận lợi về giao thông, Đắk Lắk cần xem xét đến cơ hội để phát triển thành một trung tâm du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy du lịch nhanh nhất. Nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên của rừng núi, sông hồ, thác ghềnh… cùng bản sắc văn hóa đa dạng của 47 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn, với những giá trị độc đáo về kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, văn hóa, lễ hội.
Sản phẩm du lịch Đắk Lắk là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa; sản phẩm đặc trưng là cưỡi voi thưởng ngoạn phong cảnh, cà phê và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Phát triển du lịch Đắk Lắk kết hợp với hoạt động trải nghiệm như rang, xay cà phê, thu hoạch mắc-ca, trải nghiệm cuộc sống của của đồng bào dân tộc thiểu số…
Ngoài ra, Đắk Lắk có khả năng kết nối thuận lợi với các tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua hệ thống giao thông đường bộ như Quốc lộ 14, 14C, 26, 27, 29 và có sân bay Buôn Mê Thuột – đang kết nối với các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…
Một trong những hoạt động được quan tâm sẽ là tổ chức các hội thi, cuộc thi giới thiệu về quê hương Đắk Lắk; lựa chọn đoàn viên, thanh niên giỏi ngoại ngữ, giao tiếp tốt, có sức khỏe, yêu thích hoạt động tình nguyện để đào tạo thành hướng dẫn viên giới thiệu tại các điểm du lịch; tăng cường công tác giáo dục truyền thống như tổ chức về nguồn, tham quan các di tích lịch sử, các điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk; tích cực xây dựng hình ảnh con người Đắk Lắk thân thiện, am hiểu về lịch sử và tình hình địa phương.
3.2.6 Tăng cường công tác quản lý về du lịch Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực điều hành, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động du lịch, đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch của tỉnh. Củng cố bộ máy, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, lựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết để bố trí nhiệm vụ trong ngành du lịch. Kiện toàn tổ chức Hiệp hội Du lịch tỉnh.
Khẩn trương đầu tư xây dựng và hoàn thành một số quy hoạch chi tiết, thực hiện quản lý chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các khu du lịch trọng điểm.
Thường xuvên có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch. Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành, vận chuyển và các khu, điểm du lịch thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong phạm vi toàn tỉnh và trong nội bộ đơn vị cơ sở thuộc phạm vi quản lý liên ngành.
Định kỳ vào tháng 10 hàng năm, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho các đơn vị cơ sở, đề ra các biện pháp chủ động phòng ngừa, khắc phục những sơ hở, không để kẻ địch và phần tử xấu lợi dụng môi trường du lịch để tổ chức các hoạt động phá hoại, gây mất trật tự an ninh địa phương, góp phần tích cực trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động thông tin thường xuyên về tình hình thời sự trong nước, ngoài nước; báo cáo chuyên đề về an ninh trật tự xã hội, an ninh biên giới, tình hình an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh du lịch cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố biết để kịp thời thông tin đến cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch và cùng phối hợp, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì tốt trật tự, an ninh.
Tổ chức phát động “phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ bí mật Nhà nước” trong ngành Du lịch. Định kỳ vào tháng 11 hàng năm, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức tổng kết đánh giá kết quả đạt được và rút ra kinh nghiệm, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai trên diện rộng trong năm tiếp theo; biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào.
Phối hợp tìm biện pháp để hiện đại hóa công tác quản lý khách du lịch, công tác kiểm tra, thanh tra các đơn vị du lịch, tránh chồng chéo gây phiền hà cho đơn vị cơ sở và khách du lịch.
Phối hợp trong việc giải quyết các trường hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo vụ việc xảy ra có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh nội bộ và trật tự an toàn xã hội. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị cơ sở thực hiện hoạt động kinh doanh lưu trú, lữ hành, vận chuyển, khu, điểm du lịch theo đúng quy định của nhà nước và pháp luật. Kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng, xâm phạm tài sản nhà nước và tài sản riêng của khách du lịch nhằm giữ vững sự ổn định về công tác, đảm bảo cho hoạt động của ngành Du lịch được bình thường trong mọi tình huống.
Phối hợp chỉ đạo các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ của Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong khi thực thi nhiệm vụ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch và bảo vệ tốt an ninh trong du lịch.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 cung cấp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch tại Buôn Mê Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. Những giải pháp này dựa trên quan điểm cá nhân của bản thân và tình hình thực tế tại Tỉnh. Một số giải pháp đã được đưa ra tiêu biểu như đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của tỉnh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thâm nhập và mở rộng thị trường, đưa ra một số chính sách marketing giúp sản phẩm du lịch của tỉnh tiếp cận nhiều hơn đến với khách hàng và một số biện pháp khác giúp kinh doanh du lịch đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam lại có một nền văn hiến lâu đời nên có sự đa dạng văn văn hóa các dân tộc, đồng thời cũng có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Vì thế nên Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch. Tỉnh Đắk Lăk với những ưu thế của mình là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch. Trong đó, Thành phố Buôn Mê Thuột cũng đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình hòa chung vào sự phát triển đó.
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để tiếp cận với du khách theo hướng bền vững luôn là một bài toán khó đối với mọi cá nhân cũng như tổ chức đang hoạt động trong ngành du lịch nên những lý luận và giải pháp em đưa ra sẽ có giá trị tham khảo và đóng góp một phần nào đó vào sự phát triển du lịch của tỉnh. Do khả năng còn hạn chế nên bài viết chắc chắn sẽ có nhiều những khuyết điểm, kính mong sự đóng góp của các thầy cô có thể giúp em hoàn thiện hơn, đạt được kết quả cao trong học tập và vững vàng khi bước vào nghề .
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong trường và cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo đã luôn quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thiện bài báo cáo này. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: [email protected]