Khóa luận Văn hoá đọc của bạn đọc nhi đồng tại thư viện Hà Nội – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

Bước đầu nghiên cứu văn hoá đọc của công chúng Hà Nội thông qua
mặt hàng sách văn học nghệ thuật trên thị trường hiện nay: Khóa luận tốt
nghiệp – Phát hành xuất bản phẩm / Lê Thị Thanh Tính; Đỗ Quang Minh
hướng dẫn. – H., 2004. Đây là một khóa luận tiếp cận văn hóa đọc từ góc độ
của ngành phát hành xuất bản phẩm.
Có một số đề tài của PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt đề cập đến đặc
điểm tâm sinh lý thiếu nhi, sách thiếu nhi và việc hướng dẫn các em đọc sách
trong thư viện là những tài liệu tham khảo quý cho đề tài:
– Thư viện Việt Nam với việc giáo dục nhân cách cho bạn đọc lứa tuổi
thiếu nhi: Đề tài cấp Bộ / Trần Thị Minh Nguyệt. – H.; 2003.
– Văn hóa đọc trong xã hội thông tin: Bài báo khoa học / Trần Thị
Minh Nguyệt. – H.: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật; 2009.
– Hệ thống thư viện công cộng với việc phát triển văn hóa đọc: Kỷ yếu
hội thảo khoa học/ Trần Thị Minh Nguyệt.- H.; 2011.
Từ việc xem xét đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và mục
đích của các đề tài trên, tác giả khẳng định đề tài “Văn hóa đọc của bạn đọc
nhi đồng tại Thư viện Hà Nội” chưa được nghiên cứu và hướng tới giải quyết
những vấn đề khác biệt so với những đề tài đã hoàn thành trước đây.

pdf

11 trang

|

Chia sẻ: ngoctoan84

| Lượt xem: 955

| Lượt tải: 4

download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Văn hoá đọc của bạn đọc nhi đồng tại thư viện Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

1
Tr−êng §¹i häc V¨n ho¸ Hμ Néi
Khoa th− viÖn – th«ng tin
————————-
VĂN HOÁ ĐỌC CỦA BẠN ĐỌC NHI ĐỒNG
TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Gi¶ng viªn h−íng dÉn : PGS.TS. TRẦN THỊ MINH NGUYỆT
Sinh viªn thùc hiÖn : BÙI THỊ ANH
Líp : TV 42B
Hμ Néi – 2014
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………… 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………………….. 8
2. Tình hình nghiên cứu ……………………………………………………………………. 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………… 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………. 12
5. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………. 12
6. Cấu trúc khóa luận ………………………………………………………………………. 12
CHƯƠNG 1. THƯ VIỆN HÀ NỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
ĐỌC CHO BẠN ĐỌC NHI ĐỒNG ………………………………………………….. 13
1.1. Văn hóa đọc đối với sự phát triển của nhi đồng ……………………………….. 13
1.1.1. Khái niệm văn hóa đọc …………………………………………………………….. 13
1.1.1.1. Cấu trúc văn hóa đọc …………………………………………………………….. 13
1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa đọc ………………. 18
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi nhi đồng ………………………………….. 20
1.1.3. Vai trò của văn hóa đọc đối với sự phát triển của nhi đồng ……………… 23
1.2. Thư viện Hà Nội với việc phát triển văn hóa đọc cho bạn đọc nhi đồng … 27
1.2.1. Khái quát về Thư viện Hà Nội …………………………………………………… 27
1.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ……………………………………………. 27
1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. ……………………………………. 30
1.2.2. Vai trò của Thư viện Hà Nội với việc phát triển văn hóa đọc cho bạn
đọc nhi đồng ………………………………………………………………………………….. 34
1.2.2.1. Nguồn cung cấp sách đáng tin cậy …………………………………………… 34
1.2.2.2. Có các hình thức hướng dẫn đọc đa dạng, hấp dẫn ……………………… 35
3
1.2.2.3. Trung tâm phối hợp hướng dẫn đọc cho nhi đồng ……………………….. 35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA BẠN ĐỌC NHI
ĐỒNG TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI …………………………………………………….. 36
2.1. Nhu cầu đọc của bạn đọc nhi đồng ……………………………………………….. 36
2.1.1. Nội dung nhu cầu đọc ……………………………………………………………… 36
2.1.2. Tập quán tiếp cận tài liệu …………………………………………………………. 47
2.2. Kỹ năng hiểu và lĩnh hội các giá trị trong sách của bạn đọc nhi đồng ……. 51
2.2.1. Kỹ năng hiểu tài liệu ……………………………………………………………….. 51
2.2.2. Kỹ năng lĩnh hội tài liệu …………………………………………………………… 53
2.3. Thái độ ứng xử có văn hóa với sách báo của bạn đọc nhi đồng ……………. 57
2.3.1. Ứng xử trong khi đọc sách………………………………………………………… 57
2.3.2. Ứng xử sau khi đọc sách ………………………………………………………….. 59
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của bạn đọc nhi đồng tại TVHN .. 59
2.4.1. Môi trường văn hóa ………………………………………………………………… 59
2.4.2. Vai trò của Thư viện Hà Nội ……………………………………………………… 61
2.4.3. Ảnh hưởng của gia đình với văn hóa đọc ………………………………………… 56
2.5. Đánh giá chung ………………………………………………………………………… 68
2.5.1. Điểm mạnh ……………………………………………………………………………. 68
2.5.2. Hạn chế ………………………………………………………………………………… 70
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO
BẠN ĐỌC NHI ĐỒNG TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI ……………………………… 75
3.1. Tăng cường hướng dẫn đọc trong thư viện ……………………………………… 75
3.1.1. Đa dạng hóa các hình thức hướng dẫn đọc ………………………………….. 75
3.1.2. Nâng cao chất lượng hướng dẫn đọc trong thư viện ……………………….. 78
3.2. Tăng cường vốn tài liệu phục vụ nhi đồng ………………………………………. 79
4
3.2.1. Phát triển số lượng sách phù hợp với lứa tuổi nhi đồng ………………….. 79
3.2.2. Lựa chọn, tổ chức vốn tài liệu hợp lý ………………………………………….. 80
3.3. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện phục vụ nhi đồng …………………………. 81
3.3.1. Nâng cao kiến thức về tâm lý lứa tuổi nhi đồng …………………………….. 81
3.3.2. Nâng cao lòng yêu nghề, yêu trẻ ………………………………………………… 82
3.4. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, thư viện và các tổ chức xã hội trong
việc giáo dục văn hóa đọc cho nhi đồng ………………………………………………. 83
3.4.1. Phối hợp giữa thư viện và gia đình …………………………………………….. 83
3.4.2. Phối hợp giữa thư viện và nhà trường …………………………………………. 84
3.4.3. Phối hợp giữa thư viện và các cơ quan xuất bản, phát hành sách cho
thiếu nhi ……………………………………………………………………………………….. 85
3.4.4. Phối hợp giữa thư viện và các tổ chức xã hội trong việc phát triển văn
hóa đọc cho bạn đọc nhi đồng. ………………………………………………………….. 86
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………….. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………… 89
PHỤ LỤC 1 ………………………………………………………………………………………….. 85
PHỤ LỤC 2 ………………………………………………………………………………… 103
PHỤ LỤC 3 ………………………………………………………………………………… 104
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan
trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con
người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy
chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm
giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và đọc sách từ lâu
đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Trải qua
hàng ngàn năm, việc đọc sách đã góp phần xây dựng con người văn minh, xã
hội văn minh, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Quốc gia nào càng
có nhiều người đọc sách, trở thành một phong trào, một nền văn hóa đọc thì
quốc gia đó càng phát triển.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, người ta nhắc nhiều tới khái
niệm văn hóa đọc, tìm hiểu và phân tích nó đồng thời tìm cách phát triển nó.
Đó không phải là điều ngẫu nhiên. Văn hóa đọc chính là một khía cạnh của
văn hóa mà văn hóa là cái cốt lõi, là gốc rễ của mọi vấn đề, không phải là
kinh tế hay một cái gì khác.
Cùng với thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách (đọc gì?) và kỹ năng
đọc (đọc thế nào?) tạo thành cái cốt lõi mà chúng ta gọi là văn hoá đọc, văn hóa
đọc còn biểu hiện ở thái độ, cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Văn
hóa đọc còn là sự thể hiện rõ nét nhất đặc điểm tâm lý và nhân cách của mỗi cá
nhân, được hình thành từ lứa tuổi ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời.
Nhi đồng (lứa tuổi từ 6 – 10 tuổi) là lứa tuổi mới bắt đầu được dạy đọc,
dạy viết. Cùng với việc bắt đầu hình thành tâm lý và nhân cách, văn hóa đọc ở
các em cũng dần được xây dựng. Việc đọc của các em được rèn luyện từ
trường học, từ gia đình, giúp các em có những nền tảng đầu tiên về cuộc sống,
về con người, về những giá trị văn hóa xã hội, đồng thời phát triển kỹ năng
9
tiếp nhận thông tin tri thức, là tiền đề để trưởng thành, trở thành những công
dân có ích cho xã hội hiện đại.
Hiện nay, việc phát triển văn hóa đọc cho toàn thể nhân dân nói chung
và cho lứa tuổi nhi đồng nói riêng đang được xã hội quan tâm. Đó cũng là
nhiệm vụ quan trọng của các thư viện trường học, các thư viện thiếu nhi hay
thư viện công cộng có tổ chức phục vụ thiếu nhi. Trên thị trường, sự xuất hiện
với số lượng vô cùng lớn của sách báo dành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng
là một sự thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu đọc phong phú và ngày càng cao
của các em. Tuy nhiên, đó cũng là một hạn chế khi mà các em rất khó để lựa
chọn được những sách hay, có giá trị cao trong vô vàn những tên sách. Chưa
kể trong số đó có những cuốn được xuất bản có ít nhiều yếu tố thị trường. Bên
cạnh những cuốn sách tốt lại có những cuốn sách chứa nội dung không lành
mạnh, có nhiều yếu tố bạo lực đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển văn
hóa đọc ở các em. Bên cạnh những nhu cầu lành mạnh là những nhu cầu đọc
phiến diện. Vì vậy, thư viện – một nguồn thông tin chính thống, có tổ chức vẫn
luôn khẳng định là một sự lựa chọn tốt của các em và các bậc phụ huynh.
Thư viện Hà Nội là một thư viện của thủ đô nước ta, nằm trong hệ
thống thư viện công cộng có chức năng phục vụ sách báo cho toàn thể nhân
dân trong Thành phố Hà Nội, trong đó lượng bạn đọc thiếu nhi nói chung và
nhi đồng nói riêng chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Nhận thấy việc khảo sát văn hóa đọc của các bạn đọc nhi đồng – một
nhóm bạn đọc hết sức đặc biệt của Thư viện Hà Nội là một vấn đề cần thiết và
có ý nghĩa nhất định đối với việc hỗ trợ cho công tác phục vụ bạn đọc nhi
đồng của Thư viện Hà Nội nói riêng và song song với đó là định hướng cho
việc giáo dục văn hóa đọc, hơn nữa là nhân cách cho các em nhi đồng nói chung
trên địa bàn Hà Nội, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Văn hóa đọc của bạn đọc
nhi đồng tại Thư viện Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
10
Trong thời gian thực hiện đề tài, do thời gian và trình độ có hạn, đề tài
chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô cùng toàn thể các
bạn góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Tình hình nghiên cứu
Thư viện Hà Nội là một thư viện có lịch sử gần 60 năm hình thành và
phát triển, lại là thư viện trung tâm của thành phố Hà Nội với rất nhiều hoạt
động phong phú và mang tính chất riêng biệt như: công tác phục vụ bạn đọc
thiếu nhi, phục vụ bạn đọc khiếm thị, công tác địa chí Hà Nội nên các đề tài
nghiên cứu về Thư viện Hà Nội rất nhiều, rất phong phú về phương diện và
nội dung. Vì vậy, trong phần này, tôi xin được nêu những đề tài nghiên cứu
liên quan tới vấn đề văn hóa đọc và bạn đọc thiếu nhi (bao gồm cả bạn đọc
nhi đồng) trên địa bàn Hà Nội như sau:
– Văn hóa đọc trong thanh niên học sinh trung học phổ thông Hà Nội
hiện nay: Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học / Vũ Như Trừ (Vũ Đảm); Phạm Đức
Dương hướng dẫn. – H., 2005. Đây là một đề tài có góc độ nghiên cứu không
phải của chuyên ngành thư viện – thông tin, tuy nhiên nó cũng giải quyết
được một số vấn đề liên quan tới văn hóa đọc của học sinh phổ thông trên địa
bàn Hà Nội.
– Phát triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu học trên địa bàn quận Đống
Đa-Hà Nội / Lê Thị Xuân; Nguyễn Hữu Nghĩa hướng dẫn.- H., 2012. Đây là
một đề tài khóa luận của sinh viên khoa Thư viện- Thông tin, ĐH Văn hóa Hà
Nội. Đối tượng ghiên cứu của đề tài là văn hóa đọc của học sinh tiểu học từ
lớp 1- lớp 5. Phạm vi nghiên cứu là một số trường tiểu học trên địa bàn quận
Đống Đa, Hà Nội. Đề tài đã khảo sát được thực trạng văn hóa đọc của học
sinh tiểu học trên quận Đống Đa và đưa ra được những giải pháp nhằm phát
triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu học tại địa bàn nghiên cứu.
11
– Bước đầu nghiên cứu văn hoá đọc của công chúng Hà Nội thông qua
mặt hàng sách văn học nghệ thuật trên thị trường hiện nay: Khóa luận tốt
nghiệp – Phát hành xuất bản phẩm / Lê Thị Thanh Tính; Đỗ Quang Minh
hướng dẫn. – H., 2004. Đây là một khóa luận tiếp cận văn hóa đọc từ góc độ
của ngành phát hành xuất bản phẩm.
Có một số đề tài của PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt đề cập đến đặc
điểm tâm sinh lý thiếu nhi, sách thiếu nhi và việc hướng dẫn các em đọc sách
trong thư viện là những tài liệu tham khảo quý cho đề tài:
– Thư viện Việt Nam với việc giáo dục nhân cách cho bạn đọc lứa tuổi
thiếu nhi: Đề tài cấp Bộ / Trần Thị Minh Nguyệt. – H.; 2003.
– Văn hóa đọc trong xã hội thông tin: Bài báo khoa học / Trần Thị
Minh Nguyệt. – H.: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật; 2009.
– Hệ thống thư viện công cộng với việc phát triển văn hóa đọc: Kỷ yếu
hội thảo khoa học/ Trần Thị Minh Nguyệt.- H.; 2011.
Từ việc xem xét đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và mục
đích của các đề tài trên, tác giả khẳng định đề tài “Văn hóa đọc của bạn đọc
nhi đồng tại Thư viện Hà Nội” chưa được nghiên cứu và hướng tới giải quyết
những vấn đề khác biệt so với những đề tài đã hoàn thành trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Trên cơ sở khảo sát thực trạng văn hóa đọc của bạn đọc nhi đồng tại
Thư viện Hà Nội, đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm phát triển văn hóa
đọc cho các em.
* Nhiệm vụ:
– Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của bạn đọc nhi đồng tại Thư viện
Hà Nội.
12
– Xác định và phân tích vai trò của văn hóa đọc đối với sự phát triển
của bạn đọc nhi đồng tại Thư viện Hà Nội.
– Khảo sát thực trạng văn hóa đọc của bạn đọc nhi đồng tại Thư viện
Hà Nội.
– Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho bạn đọc nhi
đồng tại Thư viện Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Văn hóa đọc của bạn đọc nhi đồng.
– Phạm vi nghiên cứu: Thư viện Hà Nội ( Cơ sở 1: số 47, Bà Triệu,
Hoàn Kiếm, Hà Nội)
– Thời gian thực hiện đề tài: năm 2014
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Quan sát
– Phỏng vấn trực tiếp
– Điều tra bằng bảng hỏi
– Thống kê số liệu
– Phân tích và tổng hợp tài liệu
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Thư viện Hà Nội với việc phát triển văn hóa đọc cho lứa
tuổi nhi đồng
Chương 2: Thực trạng văn hóa đọc của bạn đọc nhi đồng tại Thư viện Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho bạn đọc nhi đồng
tại Thư viện Hà Nội
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Minh Nguyệt (2006), Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong
thư viện, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
2. Trần Thị Minh Nguyệt (2011), Cán bộ thư viện thiếu nhi trong tiến
trình hội nhập quốc tế, Tạp chí thư viện Việt Nam, (4), tr. 11-14.
3. Trần Thị Minh Nguyệt (2009), Văn hóa đọc trong xã hội thông tin,
Văn hóa nghệ thuật, (5), tr. 29-31.
4. Trần Thị Minh Nguyệt (2006), Giáo dục văn hóa đọc cho lứa tuổi
thiếu nhi,Văn hóa nghệ thuật, (135), tr.116-120.
5. Trần Thị Minh Nguyệt (2006), Đọc sách và sự phát triển nhân cách
của thiếu nhi, Giáo dục, (135), tr. 44-46.
6. Lê Thị Xuân (2012), Phát triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu học
trên địa bàn quận Đống Đa-Hà Nội: khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Giới, (2013), Suy nghĩ về sách, văn hóa đọc và thư viện
: Tiểu luận, báo cáo chọn lọc, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
8. Trần Thị Minh Nguyệt (2006), Nội dung và nguyên tắc hướng dẫn
thiếu nhi đọc sách trong thư viện, Thư viện Việt Nam, (2), tr. 14-19.
9. Nguyễn Hữu Giới (2006), Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ
truyền thông, Văn hóa nghệ thuật, (7), Tr.3-5.
10. Vũ Dương Thúy Ngà (2010), Phát triển văn hóa đọc ở thủ đô, Thư
viện Việt Nam, (5), Tr. 27-32.
11. Lê Văn Viết (2001), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb. Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
90
12. Trần Ngọc Thêm (2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục;
Hà Nội.
13. Trần Quốc Vượng, (2009), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
14. Cao Thanh Phước, (2010), Phát triển văn hóa đọc của thiếu nhi
trong xã hội hiện nay, Văn hóa Nghệ thuật, (326) :
15. Phạm Văn Tình, (2006), Đọc và văn hóa đọc trước ngưỡng cửa
thông tin, Tạp chí Thư viện:
cua-thong-tin.html
16. Văn hóa đọc: Không chỉ là Ngày Sách (19/04/2014):
17. Trà Giang. Sách thiếu nhi: Nhiều, đẹp nhưng lắm “sạn”.
398747.htm
18. Thư viện Quốc gia Việt Nam:
dan-thieu-nhi-doc-sach-trong-thu-vien.html
19. Văn hoá đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Viêm:
o-viet-nam.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbui_thi_anh_tom_tat_6468_2065815.pdf

Xổ số miền Bắc