Kích thước, hướng bố trí cổng và cửa nhà theo phong thủy

Trong giải pháp thiết kế nhà tổng thể, cổng nhà và cửa nhà có vai trò quan trọng không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng cả phong thủy ngôi nhà. Đây là những vị trí được xem là nơi dẫn khí vào nhà, đồng thời bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác nhân xấu bên ngoài. Do vậy, việc chọn lựa kỹ càng về số đo, kích thước cửa chính và cổng nhà về mặt kỹ thuật và về mặt phong thủy đều là điều cần thiết.

Mời bạn cùng đến với các nội dung cơ bản nhất về kích thước, hướng bố trí cổng và cửa nhà theo phong thủy được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây.

TỔNG HỢP NHẤT VỀ PHONG THỦY CỔNG NHÀ GIA CHỦ NÊN NẮM RÕ

Theo các chuyên gia phong thủy, nếu phong thủy cổng chính không tốt sẽ khiến gia chủ mất lộc hoặc chịu những điều không hay xảy ra trong cuộc sống gia đình. Vì vậy, cần phải có kích thước cổng phong thủy đẹp, số đo cổng nhà đẹp nhất và cách bố trí cổng vào nhà hợp phong thủy kích tài lộc vào nhà.

1, Hướng và kích thước cổng nhà theo tuổi

Theo các chuyên gia, chiều rộng, chiều cao cổng nhà theo phong thủy cần căn cứ vào thước Lỗ Ban (cụ thể là thước lỗ ban cửa cổng). Kích thước chiều rộng cổng nhà hợp phong thủy phải là âm (số chẵn) còn chiều dài kích thước, số đo cửa cổng ngõ là dương (số lẻ).

Trong đó, số đo cửa cổng đẹp chuẩn xây cổng nhà theo phong thủy như sau:

  • Kích thước cửa cổng một cánh mở cổng theo thước lỗ ban: Kích thước cổng chính theo phong thuỷ là 81cm x 212cm.
  • Kích thước cửa cổng 2 cánh: Kích thước cổng nhà ở, nhà vườn theo phong thuỷ là 138cm x 216,5cm.

(Kích thước cổng này có thể áp dụng cho cả cổng nhà phố, biệt thự, cổng cơ quan,…)

Để xem, xác định hướng hợp phong thủy cổng ngõ đẹp thì vị trí cổng xét từ bên trong nhà nhìn ra, tránh thẳng với cửa chính của nhà và ngã ba đường. Cửa chính và cổng thẳng hàng theo phong thủy là có sát khí. Bạn nên làm cổng theo phong thủy hơi lệch về trái hoặc về phải một chút để cho nhà kín đáo.

Nếu hướng phong thủy cửa cổng không tốt thì cách hóa giải hướng cổng xấu đơn giản nhất đó là đừng nên làm kích thước cổng to, còn hướng cổng tốt thì kích thước cổng chính phong thủy nên cao rộng để đón khí tốt vào nhiều.

* Những lưu ý khi xây cổng theo từng mệnh:

  • Người mệnh Hỏa không nên mở cổng hướng Bắc. Theo phong thủy, hướng Bắc thuộc hành Thủy, Thủy khắc Hỏa, gây nhiều bất lợi cho người trong nhà. Những người tuổi này nên xây cổng có nhiều nét nhọn, vắt chéo sơn màu đỏ, nâu.
  • Người mệnh Kim không nên mở cổng hướng Nam. Vì phong thủy quan niệm hướng Nam thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, gây nhiều bất lợi cho người trong nhà. Những người tuổi này nên làm cổng có hình dáng vòm cong tròn màu sáng, trắng, bạc. Vật liệu làm cổng nên thiên về kim loại.
  • Người mệnh Thủy không nên mở cổng hướng Đông Bắc, Tây Nam vì hai hướng này thuộc Thổ. Thổ khắc Thủy cũng rất xấu nếu mở 2 hướng này. Những người tuổi này nên lưu ý hơn, gam màu chủ yếu của cửa cổng phong thủy là màu xanh biển và màu đen khi thiết kế cổng nhà hợp phong thủy.
  • Người mệnh Mộc không nên mở cổng về phía Tây Bắc, Tây. Hai hướng này thuộc Kim, Kim khắc Mộc cũng rất xấu nếu mở 2 hướng này. Những người tuổi này nên làm những loại cổng làm bằng sắt hoặc bằng gỗ sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song.
  • Người mệnh Thổ không nên mở cổng hướng Đông Nam, Đông. Hai hướng này thuộc Mộc, Mộc khắc Thổ cũng không nên. Những người tuổi này nên xây hình vuông vức kết hợp tường xây gạch đá có màu vàng và nâu là phù hợp.

* Chú ý kích thước phong thủy làm cổng vào nhà:

  • Kích thước cổng rào theo phong thủy cần cân đối với nhà chính. Cổng quá lớn khiến khí phân tán, còn quá nhỏ không thu đủ khí vào nhà không tốt.
  • Không làm kín cổng cao tường hay kích thước cột cổng nhà quá cao bởi theo phong thủy cổng nhà ở, thiết kế cổng nhà theo phong thủy cần chừa khoảng hở để khí lưu thông, không bị tù hãm. Cây cối trước cổng không nên quá um tùm, che lối ra vào, cản trở vận khí, tài lộc.
  • Thiết kế lối đi vào nhà không quá hẹp, lối đi từ cổng vào nhà chật hẹp thì vận khí vào nhà ít hơn. Hãy mở rộng lối đi, không trồng quá cây to che lối.
  • Cổng nhà nằm trên triền dốc, nền nhà cao hơn mặt sân bởi trường hợp này, lối đi vào nhà theo phong thủy làm cổng nhà cần có bậc tam cấp không quá dốc. Chiều cao một bậc tam cấp tối đa chỉ khoảng 17cm.

Có thể bạn quan tâm: Cổng nhà nên mở ra hay mở vào thì phong thủy tốt?

2, Phong thủy của nhà có hai cổng

Nhà có 2 cổng tức là ngôi nhà có cửa chính, cửa sau hoặc cửa bên hông cửa chính và thường có ở ngôi nhà vườn rộng. Vậy nhà có hai cổng có tốt không?

Thực tế, nhà có hai cổng chính khiến sinh hoạt thuận tiện nhưng dễ xảy ra trộm cắp nếu không bảo đảm an ninh cho ngôi nhà. Theo phong thủy, nhà có hai cổng thì hướng hai cổng cần căn cứ theo bát trạch. Gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh sẽ đặt cổng hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc, gia chủ thuộc Đông Tứ Mệnh thì nên đặt cổng ở hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam.

3, Phong thủy cổng nhà chữ L

Theo phong thủy, cổng nhà hình chữ L ngược hay còn gọi là cổng số 7 được coi là điều rất xấu trong phong thủy nhà ở bởi số 7 theo Hán tự là thất có nghĩa là mất hoặc hình chữ L giống cái máy chém mang ý nghĩa sát thương, không lành lặn. Do đó, khi làm nhà nên tránh xây dựng cổng nhà chữ L bởi nó đem đến đại hung hãy lựa chọn hình tượng đơn giản và vữa chắc để đem khí lành, tài lộc, trường cửu vào nhà.

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà bạn nên biết

4, Cổng hai nhà đối diện nhau có sao không?

Theo phong thủy, cổng đối cổng là điều không tốt. Việc này sẽ hai gia đình bị hao tiền tài, bệnh tật.

Nếu cửa đối cửa ở hai vị trí gần nhau sẽ tạo ra dòng khí xung đối không tốt đến hòa khí hai gia đình. Với một ngôi nhà, cửa chính đại diện cho miệng, vì thế nếu cửa hai nhà đối diện nhau khiến gia chủ hai bên khắc khẩu, thường xuyên lời qua tiếng lại và mâu thuẫn nhiều trong cuộc sống.

Ngoài ra, việc cửa cổng hai nhà đối diện nhau là phạm xung sát, ảnh hưởng trực tiếp đến người trong gia đình, gặp chuyện thị phi, từ chuyện nhỏ trở thành chuyện lớn trong các mối quan hệ bên ngoài, công việc.

Nếu cửa mở các hướng là Đông, Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc thì khiến trụ cột trong gia đình gặp thị phi, sức khỏe bị ảnh hưởng và tài lộc của gia đình đi xuống.

Như vậy, cửa chính đối diện với cổng nhà hàng xóm là hoàn toàn không tốt, khiến một trong hai gia đình dù có tiền tài cũng không cánh mà bay. Vậy nên khi làm nhà nên tránh đặt cổng nhà mình đối diện với nhà hàng xóm.

CÁCH XEM HƯỚNG VÀ KÍCH THƯỚC CỬA CHÍNH PHONG THỦY THEO TUỔI

Theo phong thủy, cách xác định và xem hướng cửa chính theo tuổi cần dựa vào mệnh gia chủ. Thường hướng cửa chính nhà theo phong thủy được chọn quay về đường đi bởi đây là nơi đón nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhất, sẽ giúp gia chủ có được nguồn năng lượng mới đi vào nhà.

1, Kích thước phong thủy của cửa chính 1 cánh

Bạn có thể tham khảo số đo cửa chính theo phong thủy 1 cánh như sau:

  • Kích thước chiều cao cửa cổng 1 cánh: 2,10 – 2,30 – 2,52 – 2,72 (mét)
  • Kích thước chiều rộng cửa chính 1 cánh: 0,81 – 1,07 – 1,25 – 1,46 – 1,90 – 2,12 (mét)

2, Kích thước phong thủy của cửa chính 2 cánh

Cửa đi 2 cánh là kiểu cửa được khá nhiều gia đình hiện nay sử dụng. Theo phong thủy, kích thước cửa chính phù hợp không nên quá lớn sẽ khiến luồng khi vào nhà nhanh chóng bị thất thoát ra ngoài, mang theo tài lộc, may mắn. Ngược lại, cửa chính quá bé sẽ khiến vận khí khó đi vào nhà, không khí còn bị ứ đọng khó thoát ra ngoài, gây bí bách, nhất là những ngày trời oi bức.

Kích thước cửa chính 2 cánh bằng gỗ, kích thước cổng sắt 2 cánh như sau:

  • Kích thước cửa đi 2 cánh có chiều rộng: 1,46 – 1,62 – 1,90 – 2,32 – 2,46 – 2,92 – 3,12 – 3,32 – 3,72 – 4,12 – 4,56 – 4,80 (m)
  • Kích thước cửa gỗ 2 cánh có chiều cao: 2,30 – 2,52 – 2,72 – 2,92 (m)

3, Kích thước cửa đi 4 cánh

Cửa chính 4 cánh bằng sắt hoặc bằng gỗ thường được sử dụng cho những nhà có mặt tiền rộng hoặc kinh doanh ở mặt tiền hoặc làm cửa rộng để tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên.

Sau đây là kích thước phong thủy của loại cửa này:

  • Kích thước cửa đi 4 cánh có chiều rộng: 2,45-2,64-2,71-2,91-3,50-3,69 (m)
  • Kích thước cửa cổng 4 cánh chiều cao: 2,16 (m)

Xem thêm: Cửa chính bên trái hay bên phải thì xây nhà mới phong thủy

NHỮNG KIÊNG KỴ PHONG THỦY CHO CỬA CHÍNH VÀ CỔNG BẠN NÊN BIẾT

Theo phong thủy, cổng và cửa cần phải tránh những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà phạm tam tai như cách xác định hướng cổng chính và cửa chính, vị trí hay thiết kế sao cho phù hợp nhất. Vì vậy cần phải lưu ý khi làm cổng nhà, cửa nhà theo một số điều sau đây:

  • Cửa cổng nhà nên mở ra hay mở vào: Gia chủ nên để cửa chính nhà mở rat hay vì mở vào bên trong vì hướng cửa mở ra sẽ mang đến điều may mắn, tài lộc cho gia đình.
  • Kiêng cổng và cửa chính thẳng hàng, cổng nhà đối diện cửa chính: Nếu nhà bạn trên phố không thể thay đổi được điều này thì có thể áp dụng một cách khắc phục cổng thẳng cửa chính đó là đặt các cây xanh có độ cao khác nhau trước cửa nhà, cửa nhà khép một cánh.
  • Cổng không được đối diện nhà vệ sinh: Sinh khí tốt đi vào nhà sẽ đi thẳng vào nhà vệ sinh nếu đặt cửa đối diện nhau, khiến nhà không thể hưởng được vận khí tốt, nên tránh điều này.
  • Cổng không đối được diện cửa phòng ngủ chính: Phòng ngủ cần kín đáo, yên tĩnh trong khi cổng là nơi mọi người vào ra, gây ồn ào và không tốt cho sức khỏe gia chủ.
  • Cổng nhà không được đối diện nhà bếp: Theo phong thủy nếu để cửa bếp đối diện với cổng chính thì tài lộc sẽ lọt ra ngoài hết.
  • Trước cổng nhà không đối diện cây, hồ nước: Bởi vị trí như thế này sẽ tác động đến sức khoẻ của chủ nhà.
  • Không kín cổng cao tường: Theo phong thủy cổng nhà ở, cần chừa khoảng hở để khí lưu thông, không bị tù hãm.
  • Không để cửa chính thông với cửa sau (cửa chính và cửa hậu thông nhau) cũng như đối diện với cửa sổ vì nguồn năng lượng tốt đi vào nhà sẽ không có sự luân chuyển vào nhà mà đi thẳng tuột ra ngoài. Đồng thời, cách bố trí này cũng dễ tạo gió lùa vào nhà, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gia chủ.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây: