Kiểm thử phần mềm là gì? Những điều cần biết về kiểm thử phần mềm
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi công nghệ thông tin lên ngôi và phát triển liên tục mạnh mẽ, sinh hoạt chúng ta hằng ngày đều gắn liền với việc sử dụng các thiết bị điện tử nhằm hỗ trợ cho công việc, sinh hoạt hay cả các hoạt động vui chơi giải trí. Hầu như bất kì thiết bị hay ứng dụng nào đều cũng phải trải qua một quá trình lập trình và được kiểm thử bởi tester trước khi sản phẩm đến tay người dùng. Đó là một trong những công đoạn mà không một đội ngũ kỹ thuật, lập trình viên nào có thể bỏ qua. Để hiểu rõ hơn về kiểm thử phần mềm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Tester là gì?
Tester là những người đảm nhận nhiệm vụ thực hiện các công việc kiểm tra trong dây chuyền tạo ra sản phẩm như kiểm tra các lỗi, đảm bảo chất lượng phần mềm đi vào hoạt động trơn tru nhất trước khi phân phối đến tay khách hàng, nhằm mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của tester cũng tuỳ thuộc vào tầm quan trọng cũng như quy mô của dự án.
Có thể hiểu theo cách khác đơn giản hơn, tester hính là những người có vai trò trách nhiệm trong việc kiểm tra phần mềm cũng như các dự án tìm kiếm bugs, errors,…hoặc bất kì vấn đề nào có khả năng xảy ra với phần mềm. Hiểu một cách nôm na tóm gọn nhất thì họ chính là người sẽ kiểm tra các lỗi phát sinh hoặc những nguy cơ tiềm ẩn với rồi báo cáo lại cho các nhóm phát triển để cải thiện sản phẩm được hoàn hảo nhất trước khi đến tay người sử dụng.
Hiện nay, có 2 hướng chính mà các tester có thể chọn lựa cho con đường sự nghiệp tương lai của mình, đó là Manual testing và Automation testing.
Các loại tester phổ biến hiện nay?
Manual testing
Theo khảo sát của của nhiều doanh nghiệp, thì đây chính là sự lựa chọn hàng đầu chiếm phần đông đa số của các bạn sinh viên trong ngành công nghệ thông tin khi sắp tốt nghiệp. Bởi khi đi theo con đường này, nó không đòi hỏi cần biết quá nhiều hay có kiến thức chuyên môn “cao siêu” về kỹ năng lập trình.
Trong quá trình thực hành làm việc, bạn cũng sẽ ít khi gặp phải code, tuy nhiên, mặt khác bù lại thì nó yêu cầu người lập trình viên cần có tư duy logic tốt, nắm bắt vững chắc về khái niệm và các định nghĩa, các kỹ thuật hỗ trợ test, để có thể phát hiện ra lỗi một cách nhanh nhất.
Automation testing
Sự lựa chọn còn lại đó chính là Automation testing. Công việc chính của vị trí này có phần hơi khác so với kiểu test phía trên, nó buộc bạn phải tự dùng chính những dòng code của mình tạo ra để kiểm định phần mềm, dò tìm ra các lỗi bug của nó, bên cạnh đó cũng cần phải hiểu rõ về các tools và các frameworks nào có giá trị hỗ trợ tốt nhất cho công việc của mình. Ngoài ra, nó cũng yêu cầu bạn cần nắm rõ khá nhiều các ngôn ngữ lập trình phổ biến như : Java, Ruby, PHP, C#, AutoIT, Python,…để có thể thực hiện testing các dự án, phần mềm khác nhau dễ dàng hơn.
Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta đề cao Automation, mà hạ thấp bên Manual , bởi mỗi công việc đều có những mặt khó khăn nhất định của nó, đòi hỏi người hành nghề phải có sự tự giác tìm hiểu để phổ cập, nâng cao kiến thức của mình.
Kiểm thử phần mềm là gì?
Kiểm thử phần mềm là một quá trình kiểm tra để đưa ra những đánh giá về chức năng của một ứng dụng phần mềm với mục đích xem xét liệu phần mềm đó đã được phát triển theo đúng tiêu chuẩn hay không, có đáp ứng được các yêu cầu cụ thể không. Bên cạnh đó, việc xác định được chi tiết lỗi đảm bảo rằng sản phẩm khi cho ra đời sẽ không có khuyết điểm, hướng đến mục tiêu tạo ra một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh và chất lượng cao.
Tại sao lại cần phải sử dụng kiểm thử phần mềm
Dù đối với bất kì dự án lập trình phần mềm thì kiểm thử phần mềm là khâu đóng một vai trò quan trọng không thể bỏ qua bởi việc phát hiện lỗi sớm và tìm hướng khắc phục nó chính là cách nhanh nhất và hiệu quả để hoàn thiện sản phẩm trước khi đến tay người dùng.
Việc kiểm thử phần mềm sẽ giúp đánh giác được hiệu quả chức năng của một ứng dụng phần mềm nhằm mục đích phát hiện những lỗi sai, hay rủi ro, nguy cơ tìm ẩn, ảnh hưởng đến danh tiếng thường, giúp phần mềm đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu cụ thể để bảo toàn chất lượng sản phẩm
Một sản phẩm sau khi trải qua quá trình kiểm thử sẽ đảm bảo được độ tin cậy, uy tín, tính bảo mật, hiệu suất cao cũng như giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng và người sử dụng. Nếu như sơ sài trong quá trình kiểm thử để xảy ra một lỗi nhỏ hay một thiếu sót cũng có thể gây ra các thiệt hại lớn về kinh tế cũng như con người,…
Điều gì sẽ xảy ra nếu phần mềm không được kiểm thử
Với tốc độ phát triển không ngừng về mặt công nghệ kỹ thuật, số hoá, cuộc sống của con người ngày càng có nhiều sự thay đổi tân tiến, được nâng cao và cải thiện trong mọi lĩnh vực. Vì thế theo xu hướng hiện nay, cách làm việc của chúng ta cũng phải linh hoạt và có sự thay đổi hiện đại hơn.
Ví dụ như ngày nay chúng ta đã có thể dựa và các phần mềm và hệ thống để truy cập vào ngân hàng trực tuyến, mua sắm, shopping online trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki,.., có thể ngồi tại nhà mà đặt thức ăn trực tuyến trên hệ thống của Now Food, Baemin,…mà không cần phải tốn thời gian, tốn sức để đi xa, và còn nhiều khía cạnh khác nữa.
Vậy hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi các hệ thống phần mềm này bị lỗi. Chúng ta đều biết rằng, bất kì lỗi nào xảy ra, dù nhỏ đến mấy cũng sẽ tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, gây tổn thất về mặt tài chính và lợi thế thương mại. Và trong thực tế, đã có rất nhiều các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ phải trả giá bằng những hậu quả nặng nề.
Thế nên, để ra mắt một sản phẩm chất lượng đến người dùng , chúng ta buộc phải triển khai việc kiểm thử trong quá trình sản xuất phần mềm, ứng dụng.
Những lợi ích của việc kiểm thử phần mềm
Hiệu quả về chi phí
Trên thực tế cho thấy các lỗi thiết kế thường sẽ không thể loại trừ được hết hoàn toàn đối với bất kì hệ thống phức tạp nào. Đó không hẳn là lỗi bất cẩn thuộc về phía nhà phát triển mà đôi khi đó còn là do sự phức tạp của hệ thống. Nếu như các các vấn đề trong thiết kế không được phát hiện kịp thời thì việc tìm kiếm ra những khiếm khuyết để sửa chữa và khắc phục nó sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
Trong quá trình sửa lỗi, có lúc chúng ta sẽ gặp trường hợp như vô tình phát hiện ra một số lỗi nằm ở các module khác . Việc xác định chính xác được các lỗi trong giai đoạn đầu sẽ giúp cho quá trình sửa chữa đỡ tốn kém, tiết kiệm được chi phí hơn.
Sự hài lòng của khách hàng
Dù trong bất kì hoạt động kinh doanh nào, mục tiêu hướng đến cuối cùng là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm sản phẩm tốt nhất. Đối với doanh nghiệp nào cũng vậy, sự hài lòng của khách hàng luôn là tiêu chí quan trọng hơn hết vì nó sẽ có lợi rất nhiều trong quá trình hợp tác về sau.
Kiểm thử phần mềm chính là phương pháp tối ưu nhất của một ứng dụng để mang lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt vời nhất. Khi khách hàng hài lòng thì doanh nghiệp sẽ thêm được “danh thơm tiếng tốt” đồng nghĩa cũng sẽ gia tăng thêm doanh thu, lợi nhuận.
Bảo mật
Đây được xem là phần “nhạy cảm” và dễ bị xâm nhập, tấn công nhất của phần mềm kiểm thử. Việc kiểm tra ( kiểm tra bảo mật và kiểm tra sự thâm nhập) sẽ giúp đảm bảo sự bảo mật toàn diện cho sản phẩm để tránh bị rơi vào tầm kiểm soát của hacker hay những tin tắc chuyên đánh cắp thông tin của người dùng, truy cập trái phép vào dữ liệu .
Nếu như phần mềm bạn không có độ bảo mật cao thì người dùng chắc chắn sẽ không thể tin tưởng để sử dụng sản phẩm của bạn. Không chỉ khách hàng mà ai cũng vậy, tâm lý họ sẽ luôn tìm kiếm và chọn những sản phẩm đáng tin cậy và an toàn. Quá trình kiểm thử phần mềm sẽ giúp loại bỏ được các lỗ hỏng sai sót trong sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm
Kiểm thử phần mềm là việc giúp củng cố danh tiếng của một công ty trên thị trường bằng cách cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Vì những lý do trên đây, chúng ta có thể hiểu vì sao mà kiểm thử phần mềm là phần không thể thiếu trong quy trình để phát triển phần mềm.
Các loại và phương pháp kiểm thử phần mềm phổ biến
Các loại kiểm thử
Thông thường, kiểm thử phần mềm được phân chia thành 3 loại.
- Thử nghiệm chức năng
- Kiểm tra phi chức năng hoặc Kiểm tra hiệu suất
- Bảo trì (Hồi quy và Bảo trì)
Các phương pháp kiểm thử
- Kiểm tra tĩnh
- Kiểm tra động
Kết luận
Theo như nghiên cứu cho thấy, nhu cầu tuyển dụng tester của các công ty hiện nay ngày càng nhiều, bởi đây là vị trí mà buộc các công ty lập trình phần mềm đều không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Sử dụng các phần mềm đã trải qua quy trình kiểm thử sẽ hỗ trợ hiệu quả cho cả người dùng và nguồn cung cấp dịch vụ. Do vậy dù ở bất kì giai đoạn nào, phần mềm cũng nên được kiểm tra chặt chẽ. Hy vọng bài viết trên đây chúng tôi đã giúp các bạn hiểu được những khái niệm tổng quan về kiểm thử phần mềm cũng như những người làm công việc tester. Chúc các bạn thành công !