Kiểm tra mọi thông tin về card màn hình bằng phần mềm GPU-Z

Phần mềm GPU-Z là một phần mềm cực kỳ nổi tiếng để bạn kiểm tra chính xác các thông số của card đồ họa. Vậy tải về và sử dụng phần mềm này như thế nào? Hãy cùng Phúc Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tải xuống phần mềm GPU-Z ở đâu?

Để tải xuống GPU-Z thì bạn có thể truy cập vào đây, Bạn yên tâm phần mềm này tương thích với mọi phiên bản windows từ XP đến hiện tại

Bạn nhấn vào nút “Download” và trang TechPowerUp sẽ điều hướng bạn đến với các server của họ. Bạn có thể chọn bất kỳ server nào để tải xuống.

phần mềm gpu-z

Sau khi tải xong thì bạn cài đặt phần mềm này như bình thường, và Sau khi cài đặt thành công, hãy nhấp đúp vào biểu tượng GPU-Z để khởi chạy phần mềm. Vào lần khởi chạy đầu tiên, bạn cần nhấp vào Yes để cho phép tiện ích thay đổi cài đặt theo thiết bị của bạn.

Và trong lần chạy đầu tiên thì ứng dụng này sẽ hỏi bạn là có cài GPU-Z làm ứng dụng chính trên hệ thống của bạn. Tùy chọn này sẽ thêm một mục của GPU-Z trong menu Start và một shortcut cho GPU-Z trên desktop.

Phân tích các thông số card đồ họa với GPU-Z

Theo mặc định hì khi bạn chạy GPU-Z thì nó sẽ chạy với tap Graphics Card. Đây là tap tổng quan cho bạn những thông số cụ thể của chiếc card màn hình. Những thông tin mà bạn có thể nhận được trong tap này là:

Name: Tên của card đồ họa, mà máy bạn đang sử dụng. Bên cạnh đó thì bạn sẽ thấy một nút “lookup”. Khi nhấn vào đây thì bạn sẽ chuyển sang trang thông tin của TechPowerUp với những thông tin chi tiết hơn về chiếc card đồ họa của bạn.

Technology: thông số này sẽ cho biết con chip trên card của bạn được sản xuất trên tiến trình bao nhiêu nanomet, còn mục Die Size sẽ cho bạn biết kích thước của chip tính bằng milimét vuông.

Release date: Đây là ngày mà con chip GPU được công bố với thị trường toàn cầu

Transistor: số bóng bán dẫn có trong con chip GPU của bạn, số lượng bóng bán dẫn càng nhiều thì GPU càng khỏe

BIOS Version: Thông số này sẽ cho biết phiên bản BIOS của chiếc card màn hình, bạn có thể sao lưu phiên bản BIOS chiếc card với GPU-Z nếu muốn “vọc vạch” card đồ họa

Subvendor và ID thiết bị: Các thông số này sẽ cho bạn biết nhà sản xuất card màn hình của bạn là ai

Shader và DirectX Support: Chỉ số đầu tiên sẽ cho biết có bao nhiêu Bộ xử lý Shader trên chip và chiếc card đồ họa này sẽ hỗ trợ bộ thư viện DirectX nào

Pixel Fillrate và Texture Fillrate: Các thông số lý thuyết về việc card đồ họa có thể xử lý được bao nhiêu Pixel/giây

Memory Size/type và bus/band With: Thông số này sẽ cho bạn biết được chiếc card màn hình có bao nhiêu RAM, sử dụng công nghệ gì, có thông số bộ nhớ truyền tải được dữ liệu là bao nhiêu

Driver: Thông số này cho bạn biết card đang chạy với trình điều khiển ở phiên bản bao nhiêu thuộc dạng nào (Beta hay WQHL)

GPU/Memory Clock: thông số chỉ xung nhịp của bộ nhớ và con chip GPU

Các công nghệ khác: những thông số này sẽ giúp bạn biết được chiếc card đồ họa của bạn có hỗ trợ những công nghệ như OpenCL, CUDA Vulkan, Ray Tracing, PhysX… hay không.

phần mềm gpu-z

Biết được nhiệt độ card màn hình thông qua tap Sensors trên GPU-Z

Với các thông tin mà trong tap Graphics Card đưa ra cho bạn thì bạn đã biết được tương đối về chiếc card đồ họa trong máy, thế nhưng nếu bạn muốn biết nhiệt độ hiện tại, điện áp đang sử dụng hoặc mức độ làm việc của card thì bạn hãy sử dụng tap Sensors

Tap Sensors này có các mục như GPU/Memory Clock, GPU Temperature và Fan Speed, GPU Power… Những mục này sẽ cho biết chiếc card đồ họa của bạn đang làm việc như thế nào, có như bình thường hay đang gặp sự cố như nhiệt độ quá cao hoặc xung GPU không giống như nhà sản xuất đưa ra.

Nếu bạn muốn phân tích kỹ hơn dữ liệu GPU của mình thì GPU-Z có thể lưu các dữ liệu vào Log file. Những tệp Log file sẽ có có định dạng TXT và được phân tách bằng dấu phẩy – tức là bạn có thể mở nó để phân tích trực quan bằng các ứng dụng trang tính như Excel.

phần mềm gpu-z

Tap tính năng nâng cao (Advanced)

Những phiên bản mới nhất của ứng dụng GPU-Z có thêm một tab Advanced để cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết hơn về card đồ họa của họ. khi sử dụng tap này thì bạn sẽ thấy một menu hiển thị thông tin về phiên bản trình điều khiển. Ngoài ra nếu bạn là một người đào tiền ảo thì mục ASIC Quality sẽ rất hữu ích. Mục này sẽ  liệt kê chất lượng ASIC của card đồ họa dưới dạng phần trăm và xác định xem đó là cao hay thấp.

chất lượng card đồ họa

Trên đây là những tính năng hữu ích của phần mềm GPU-Z để bạn biết được chiếc card màn hình của bạn đang hoạt động ra sao. Hãy tiếp tục theo dõi  và đón đọc các bài viết khác của Phúc Anh nhé.