Kinh nghiệm bơm lốp ô tô luôn ‘chuẩn áp suất’
Theo một nghiên cứu thì khoảng 5% tai nạn ô tô là do lốp xe và đa phần trong số đó là do lốp xe không đủ áp suất. Nghiên cứu này cũng thống kê trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn hoặc đường trơn trượt, lốp xe non sẽ khiến nguy cơ tai nạn tăng cao gấp 3 lần so với lốp xe đủ áp suất. Được biết, nếu lốp ô tô không đủ áp suất hơi sẽ khiến độ bám đường bị kém đi dẫn đến phản ứng bị chậm lại khi cần xử lý nhanh. Những người có kinh nghiệm về chăm sóc và bảo dưỡng ô tô khuyến cáo lốp xe không đủ áp suất trong thời gian dài khi vận hành sẽ khiến bánh xe bị nóng nhanh lên dẫn đến lốp bị giảm tuổi thọ.
Mục lục bài viết
I. Những điều cần biết về áp suất lốp ô tô
1. Áp suất lốp ô tô là gì?
Áp suất lốp ô tô có thể hiểu là một phép đo áp suất không khí trong lốp xe
Áp suất lốp ô tô có thể hiểu là một phép đo áp suất không khí trong lốp xe, nói đơn giản là mật độ khí có trong lốp ô tô. Để đảm bảo an toàn khi vận hành, áp suất lốp xe không nên quá thấp hoặc quá cao.
Nếu lốp xe có áp suất quá lớn (quá căng) sẽ khiến giảm độ bám đường của lốp, giảm hiệu quả phanh, làm xe xóc hơn, ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe, khiến lốp mòn không đều mà chỉ tập trung ở phần giữa.
Nếu lốp xe có áp suất quá thấp (lốp non) cũng không tốt. Điều này sẽ khiến lực cản lăn lớn, lốp nhanh nóng, xe tiêu hao nhiên liệu nhanh hơn, tuổi thọ lốp giảm, mòn không đều, tập trung ở 2 bên.
2. Áp suất lốp ô tô có tầm quan trọng như thế nào?
Bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể nếu đảm bảo áp suất lốp xe luôn ở mức chuẩn. Ngoài việc tiết kiệm được một khoản từ việc không bị hư hao nhiên liệu thì bạn có thể tiết kiệm chi phí sửa chữa thay thế lốp trong quá trình sử dụng.
• Ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu
Áp suất không khí trong lốp xe cần được giữ ở mức chính xác để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Ngoài ra, điều này cũng giúp đảm bảo hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Nếu lốp quá non sẽ khiến lực cản lăn cao hơn, xe sẽ phải làm việc nhiều hơn để duy trì tốc độ. Ngược lại nếu lốp quá căng cũng khiến bề mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường ít đi, gây khó khăn trong các trường hợp cần xử lý gấp.
• Ảnh hưởng đến độ bền của lốp ô tô
Khi mang xe đi bảo dưỡng định kỳ hãy đảm bảo đưa việc kiểm tra áp suất lốp vào danh sách các công việc cần thực hiện. Điều này sẽ giúp xe vận hành tốt hơn, tuổi thọ của lốp được đảm bảo hơn. Bởi vì nếu xe quá non (áp suất lốp thấp)/ quá căng (áp suất lốp cao) sẽ khiến lốp mòn không đều. Những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của lốp xe.
• Xem thêm: Vai trò của áp suất lốp đối với sự vận hành của xe
3. Những quan niệm sai lầm về áp suất lốp ô tô
Nhiều người có quan niệm sai lầm về các chỉ số áp suất ghi trên lốp xe
• Hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS) trên các dòng xe mới sẽ đảm bảo lốp luôn đủ áp suất
Chỉ khi áp suất lốp thấp hơn 25% thì hệ thống TPMS mới cảnh báo. Đây là mức quy định của các nhà sản xuất xe hơi. Tổ chức AAA (American Automobile Association) cho rằng chỉ số đó dưới mức áp lực cần thiết để lái xe an toàn. Bên cạnh đó, Hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm cao su cũng cho rằng đó là mức áp lực không đủ để chịu tải của xe. Thực chất, hệ thống TPMS không giúp lốp xe luôn đảm bảo áp suất tiêu chuẩn mà chỉ đóng vai trò như một cảnh báo viên cảnh báo lốp sắp bị phá hủy do áp suất quá thấp.
Lời khuyên dành cho bạn là nên mua dụng cụ đo áp suất lốp chất lượng đảm bảo, sao cho áp suất lốp luôn đạt được mức mà nhà sản xuất khuyến cáo như trên biểu đồ thường dán trên khung cửa của lái xe.
• Nếu áp lực vượt quá “áp suất tối đa” được ghi thì lốp có thể nổ
“Áp suất tối đa” và “Tải tối đa” là những mức chỉ số mà lốp sẽ hoạt động tốt nhất nếu dưới con số đó chứ không phải là mức áp suất có thể gây nổ lốp. Lốp xe mới có khả năng chịu được áp suất lớn hơn nhiều mà chỉ số quy định được ghi trên lốp. Con số áp suất gây nổ lốp không được đề cập đến nhưng các chuyên gia đánh giá con số đó có thể gấp đôi “áp suất tối đa”. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan vì nếu áp suất quá căng và xe bất ngờ gặp va chạm hay ổ gà lớn sẽ khiến áp lực tăng bất thường, tiềm ẩn nguy cơ lớn.
• Khi xe vào cua, “áp suất tối đa” là điều kiện để lốp cung cấp lực bám tốt nhất
Giống như bên trên đã đề cập, chỉ số tối đa của áp suất chỉ là chỉ số tương đối để các nhà chức trách có thể dễ quản lý. Có thể điều này đã bị hiểu lầm thành điều kiện tối đa để duy trì lực kéo.
• Lốp bơm càng căng càng tốt cho xe
Theo quan niệm của một số người thì bơm lốp xe càng căng sẽ càng tốt cho xe. Tuy nhiên, nếu bạn làm vậy thì lực ma sát giữa lốp và mặt đường sẽ giảm xuống. Trong trường hợp bạn thắng gấp sẽ rất dễ bị trượt, khiến hại nhiều hơn lợi.
Nếu lốp xe quá căng và bạn phải di chuyển đường dài trong những ngày nắng nóng thì sẽ ảnh hưởng rất xấu đến lốp. Do ma sát cao lúc di chuyển sẽ nhanh chóng làm lốp nóng lên, áp suất trong lốp tăng cao, nếu lốp mới bạn vẫn có thể di chuyển nhưng một bộ lốp cũ thì chuyện bị nổ lốp cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Nổ lốp khi di chuyển rất nguy hiểm, nhất là khi di chuyển trên đường cao tốc, do đó bạn nên bơm lốp vừa phải, không để quá non hay quá căng.
• Xem thêm: Lưu ý về áp suất lốp xe khi di chuyển đường đồi núi và cát
II. Các cách nhận biết tình trạng áp suất của lốp xe
1. Kiểm tra thường xuyên bằng quan sát trực quan (áp suất lốp thay đổi, hình dạng lốp cũng thay đổi)
Áp suất lốp ô tô thay đổi, hình dạng lốp cũng thay đổi
Với điều kiện giao thông như tại Việt Nam thì phần hông lốp thường hư hại nhiều hơn so với thiết kế dự kiến. Lốp xe bị hư hỏng trong phần lớn trường hợp sẽ được thay thế vì sửa chữa cũng không thể đảm bảo chất lượng lốp còn như ban đầu. Lốp khi xe vận hành thường bị giảm áp suất do thoát hơi hay bị vật sắc trên đường đi đâm xì hơi. Hoặc, lốp non cũng có thể do bạn không có kinh nghiệm bơm lốp dẫn đến không chuẩn mức áp suất. Do đó bạn nên thường xuyên kiểm tra trực quan lốp bằng cách xem sự thay đổi hình dạng của lốp.
– Khi lốp quá căng thường có hình tròn, hình dáng giống lốp xe đạp, bề mặt tiếp xúc với mặt đường hẹp.
– Khi lốp quá non thường có hình hơi lõm, phần giữa lốp sẽ không tiếp xúc hiệu quả với mặt di chuyển khiến hông lốp bị mòn nhiều hơn.
2. Sử dụng đồng hồ kiểm tra chuyên nghiệp để đo mức áp suất lốp xe
Bạn có thể kiểm tra tương đối mức áp suất lốp xe bằng ngón tay. Hãy búng mạnh bên cạnh hông lốp, nếu phát ra âm thanh “bong bong” thì điều này tương đương với lốp xe căng. Trong trường hợp lốp phát ra âm thanh “bịch bịch” thì đó là dấu hiệu lốp xe ô tô bị non, hay áp suất lốp thấp.
Nếu lốp xe quá căng thì biện pháp đơn giản chỉ cần xì bớt hơi, còn ngược lại lốp bị non và bạn không có kinh nghiệm bơm thì có thể đưa xe đến gara để những người có chuyên môn bơm thêm hơi đúng áp suất chuẩn giúp tăng tuổi thọ của lốp cũng như vận hành xe được an toàn hơn.
Bạn có thể sử dụng đồng hồ đo chuyên nghiệp để kiểm tra áp suất. Đây cũng là một biện pháp tốt để kiểm tra áp suất lốp và đảm bảo nhất. Thông thường áp suất tiêu chuẩn của lốp thường được in bên phía cửa của lái xe.
III. Cách bơm lốp ô tô luôn “chuẩn áp suất”
Nên sử dụng đồng hồ đo chuyên nghiệp để đo áp suất lốp
Nhà sản xuất luôn khuyến cáo người sử dụng nên mang xe đi kiểm tra áp suất 14 ngày/lần, cả 4 bánh và bánh dự phòng. Bên cạnh đó, trước và sau mỗi chuyến đi dài, chủ xe cũng nên kiểm tra áp suất lốp xe có đúng tiêu chuẩn hay không.
Để có con số kiểm tra áp suất chính xác nhất thì luôn phải nhớ kiểm tra khi lốp đã nguội hẳn vì khi lốp nóng, không khí trong lốp sẽ nở ra cho kết quả kiểm tra không chính xác. Thông thường, áp suất lốp sẽ tăng/giảm từ 1-2 psi cho mỗi 5-6 độ C nếu thời tiết thay đổi nóng/lạnh. Nên nhớ không được xì hơi lốp khi lốp vẫn còn nóng.
Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên là một trong những điều đơn giản nhưng rất quan trọng. Bởi áp suất không đúng chuẩn quy định của nhà sản xuất có thể gây nhiều tác hại, có tới 90% các lỗi hỏng lốp xuất phát từ lý do áp suất lốp không đúng chuẩn quy định.
• Xem thêm: 5 điều cần lưu ý về áp suất lốp
Dưới đây là mức áp suất lốp ô tô chuẩn của một số mẫu xe tại Việt Nam:
Kg/cm2
Bar
KPa
Kia Morning
2,2
2,2
221
Toyota Innova
2,3
2,3
228
Mazda CX-5
2,5
2,5
250
Kia Carens
2,2
2,2
221
1. Nhà sản xuất kiến nghị mức áp suất
Mức áp suất được nhà sản xuất khuyến nghị thường xuất hiện trên bảng chỉ dẫn dán ở cửa hoặc trong hướng dẫn sử dụng xe. Đơn vị của áp suất lốp thường là KPa, PSI hoặc Bar và thường là mức áp suất tối đa. Các đơn vị này cũng là đơn vị phổ biến của đồng hồ đo áp suất lốp hoặc được ghi trong sách hướng dẫn.
1 Kg/cm2 = 14,2 PSI (Pound per square inch)
1 PSI = 6,895 KPa
1 KPa = 0,01 Bar
Bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn và điều chỉnh áp suất lốp sao cho phù hợp vì mỗi xe đều có mức áp suất được khuyến nghị khác nhau.
2. Áp suất lốp được ghi trên thành lốp
Bạn có thể bơm lốp theo chỉ số ghi trên thành lốp. Nhưng nhớ rằng đây là mức áp suất tối đa mà loại lốp bạn đang sử dụng có thể chịu được, không phải là chỉ số tối ưu cho vận hành.
3. Áp suất lốp ô tô lý tưởng
Mức áp suất được các nhà sản xuất khuyến nghị cũng được ghi trên bệ cửa xe. Thực tế, áp suất của lốp cần được bù trừ với phần áp suất do khối lượng người/hàng hóa trên xe nữa, do đó bạn nên giảm mức áp suất khuyến nghị đi 10 – 15%. Đây sẽ là mức áp suất lốp lý tưởng cho chiếc xe của bạn.
Một điểm cần lưu ý khác bạn nên nhớ là mức áp suất lốp khuyến nghị là mức áp suất khi lốp ở trạng thái lạnh, nghĩa là khi xe đã dừng vận hành được một khoảng thời gian đủ dài để bề mặt lốp không còn nóng.