Kinh nghiệm lái xe ô tô, kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn
Trang bị nhiều kinh nghiệm lái xe không chỉ giúp tự tin hơn mà quan trọng là có thể lái xe an toàn, xử lý tốt trong mọi tình huống.
Mục lục bài viết
Cách sử dụng xe ô tô
Vị trí ngồi an toàn và nguy hiểm nhất
Nếu ô tô xảy ra va chạm, tai nạn, mức độ thương tổn ở những vị trí ngồi trên xe không như nhau mà sẽ có sự khác biệt. Thông qua tính toán, nghiên cứu và thử nghiệm, các chuyên gia đã tìm ra được một số vị trí an toàn và nguy hiểm nhất trên ô tô. Nắm được kiến thức này, người dùng xe có thể đưa ra sự sắp xếp và lựa chọn phù hợp.
Xem chi tiết: Vị trí ngồi trên xe ô tô nào an toàn và nguy hiểm nhất?
Cách chỉnh ghế lái xe ô tô
Ghế xe ô tô, nhất là ghế lái được thiết kế có thể điều chỉnh nhiều hướng như: cao/thấp, tiến/lùi, độ ngả tựa lưng, độ cao tựa đầu, đệm đỡ thắt lưng… Chỉnh ghế đúng cách không chỉ giúp có được tư thế ngồi lái chuẩn, điều khiển xe dễ dàng mà còn đem đến sự thoải mái, hạn chế tình trạng đau lưng mỏi cổ khi lái xe đường dài.
Xem chi tiết: Cách chỉnh ghế lái xe ô tô, tư thế ngồi lái xe chuẩn
Cách chỉnh gương chiếu hậu ô tô
Khi chỉnh gương chiếu hậu ô tô đúng cách, người lái sẽ có được tầm quan sát tốt nhất về hai bên hông và phía sau xe. Điều này giúp việc chuyển hướng, chuyển làn, lùi đậu đỗ… nhanh chóng và an toàn hơn cũng như kịp thời phát hiện nếu có xe phía sau đang định vượt.
Xem chi tiết: Cách chỉnh gương chiếu hậu ô tô đúng cách
Cách xử lý kính ô tô bị mờ
Khi lái xe ô tô dưới trời mưa, sương mù hay trời lạnh vào sáng sớm hoặc ban đêm, kính lái thường có hiện tượng bị đọng sương khiến kính bị mờ. Điều này rất nguy hiểm vì dễ làm hạn chế, thậm chí cản trở tầm nhìn của người lái. Tuy nhiên vấn đề này hoàn toàn có thể xử lý một cách dễ dàng.
Xem chi tiết: Cách xử lý kính ô tô bị mờ khi lái xe trời mưa, sương mù
Cách sử dụng điều hoà ô tô
Cách sử dụng điều hoà ô tô khá đơn giản. Tuy nhiên để tiết kiệm xăng, tránh ảnh hưởng đến hệ thống điện, tránh hệ thống bị ẩm thấp… khi dùng điều hoà nên lưu ý: chỉ bật điều hoà khi máy xe đã nổ, tắt điều hoà trước khi tắt máy xe, linh hoạt chọn chế độ lấy gió trong và ngoài xe phù hợp…
Xem chi tiết: Cách sử dụng điều hoà ô tô đúng cách
Cách sử dụng Apple CarPlay và Android Auto
Apple CarPlay và Android Auto là những chức năng giúp kết nối và đồng bộ hoá điện thoại thông minh với màn hình giải trí trên xe. Qua đó người dùng có thể thao tác nghe/gọi, nhắn tin, nghe nhạc, truy cập vào các ứng dụng… trên màn hình xe giống như điện thoại.
Xem chi tiết:
Cách sử dụng chức năng khác
Trên ô tô có rất nhiều nút chức năng như: nút mở cốp xe, mở nắp capo, mở nắp bình xăng, sấy kính, bật/tắt đèn, bật/tắt gạt mưa và phun nước rửa kính xe, khoá/mở cửa, bật/tắt kính chỉnh điện…
Xem chi tiết: Cách sử dụng các nút chức năng trên ô tô
Cách sử dụng các tính năng an toàn
Xe ô tô hiện nay được trang bị rất nhiều tính năng an toàn, hỗ trợ lái hiện đại như: kiểm soát hành trình Cruise Control, cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, hệ thống khởi hành ngang dốc, hệ thống cảnh báo lệch làn đường…
Xem chi tiết:
Cách sử dụng tất cả chức năng, nút bấm trên ô tô đều được đề cập và hướng dẫn rất rõ trong Sổ tay hướng dẫn sử dụng xe. Nếu thắc mắc cách sử dụng của bất kỳ chức năng, nút bấm nào, người dùng đều có thể tham khảo trong cuốn sổ tay này.
Xem chi tiết: Những thông tin quan trọng có thể tìm trong Sổ tay hướng dẫn sử dụng xe ô tô
Cách lái xe ô tô
Cách cầm vô lăng và đánh lái
Cầm vô lăng đúng cách sẽ đem đến sự thoải mái, giúp người lái điều khiển vô lăng dễ dàng và xử lý chính xác trong mọi tình huống. Đồng thời còn tránh gây chấn thương tay trong trường hợp túi khí bung ra nếu xe xảy ra va chạm.
Xem chi tiết: Cách cầm vô lăng chuẩn nhất
Có nhiều kỹ thuật xoay vô lăng khác nhau. Mỗi kỹ thuật mang ưu nhược điểm riêng. Để đánh lái mượt mà, xử lý nhanh chóng, người lái nên linh hoạt lựa chọn kỹ thuật phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
Xem chi tiết: Các cách đánh vô lăng ô tô chuẩn xác
Cách phanh xe
Sử dụng phanh xe không đơn giản chỉ là đạp chân phanh. Có nhiều kỹ thuật phanh xe. Mỗi kỹ thuật phù hợp dùng trong một số tình huống nhất định. Phanh đúng kỹ thuật sẽ giúp giảm tốc độ hay dừng xe một cách an toàn. Trái lại, phanh sai kỹ thuật có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Xem chi tiết: Các kỹ thuật phanh xe ô tô đúng cách
Cách lái xe số sàn
Cách lái xe số sàn có phần phức tạp hơn các dòng xe số tự động. Bởi việc chuyển số sẽ do người lái tự thực hiện. Khi chạy xe số sàn cần phải biết cách phối hợp nhuần nhuyễn giữa chân ga – chân phanh – chân côn, chọn số phù hợp, ra/vào số đúng lúc…
Xem chi tiết: Hướng dẫn chi tiết cách chạy xe số sàn
Cách lái xe số tự động
Cách lái xe số tự động đơn giản và dễ dàng hơn so với xe số sàn vì thao tác chuyển số đã được tự động hoá. Tuy nhiên người lái cũng cần lưu ý nắm rõ những ký hiệu trên xe số tự động để lựa chọn phù hợp và biết cách sử dụng lẫy chuyển số hay chế độ số tay để dùng trong một số trường hợp cần thiết.
Xem chi tiết: Hướng dẫn chi tiết cách lái xe số tự động
Cách nổ máy
Nổ máy ô tô đúng cách sẽ giúp xe được khởi động êm ái, hạn chế các hao mòn không đáng cós. Cách nổ máy xe số sàn và số tự động khác nhau. Và không phải xe nào cũng cần nổ máy làm nóng trước khi chạy.
Xem chi tiết: Cách nổ máy xe ô tô đúng cách
Cách căn xe ô tô
Khi lái ô tô, căn xe rất quan trọng. Bởi nếu căn xe không đúng rất dễ dẫn đến va quẹt, va chạm với những phương tiện khác đang cùng lưu thông trên đường. Căn xe gồm có các phần: xác định vị trí xe và hướng xe di chuyển, căn đầu xe, căn xe bên phải, căn khoảng cách với xe chạy làn ngược chiều…
Xem chi tiết: Cách căn xe ô tô
Cách tính khoảng cách an toàn giữa 2 xe
Duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước sẽ giúp người lái có đủ thời gian để xử lý nếu xảy ra tình huống bất ngờ. Luật Giao thông đường bộ cũng đã quy định rất rõ về điều này. Để tính khoảng cách an toàn giữa 2 xe, người lái có thể áp dụng quy tắc 2 giây hay 4 giây.
Xem chi tiết: Cách tính khoảng cách an toàn giữa 2 xe
Khi dừng đèn đỏ nên về N hay P?
Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc khi dừng đèn đỏ nên về N hay P. Bởi dù giữ nguyên D, về N hay về P đều có những ưu nhược điểm riêng. Theo các chuyên gia, lựa chọn tối ưu nhất là lựa chọn phù hợp với từng tình huống thực tế.
Xem chi tiết: Khi dừng đèn đỏ nên về N hay P?
Cách vượt xe cùng chiều
Vượt xe cùng chiều không quá khó nhưng chỉ cần thiếu quan sát, tính toán sai là rất dễ gánh chịu hậu quả nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn, khi vượt xe cùng chiều phải tuân thủ theo các quy tắc trong Luật Giao thông, không nên đi quá sát với xe chuẩn bị vượt, không nên vượt ngay sau khi vừa phát tín hiệu…
Xem chi tiết: Cách vượt xe cùng chiều
Cách vào cua
Cho ô tô vào cua không đúng cách có thể bị hiện tượng thừa lái hoặc thiếu lái rất nguy hiểm. Khi lái xe vào cua, thời điểm đánh lái, tốc độ xe và số vòng quay vô lăng là 3 yếu tố quan trọng nhất.
Xem chi tiết: Kỹ thuật vào cua ô tô đúng cách
Cách lên/xuống dốc
Nếu áp dụng đúng kỹ thuật, người lái có thể cho xe lên/xuống dốc một cách an toàn, ngay cả với những xe không được trang bị hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Nhưng trái lại nếu lên/xuống dốc sai cách thì rất dễ khiến xe bị mất đà, tụt dốc hoặc lao nhanh xuống dốc một cách mất kiểm soát.
Xem chi tiết: Cách cho xe lên dốc – xuống dốc, đề pa ngang dốc, đỗ xe đường dốc
Cách tấp xe vào lề
Tấp xe vào lề không hề dễ dàng, nhất là khi xe đang chạy trên đường phố đông đúc hoặc cao tốc. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng dễ gây va chạm, thậm chí tai nạn nghiêm trọng. Khi tấp xe vào lề, điều quan trọng nhất là quan sát và chọn đúng thời điểm.
Xem chi tiết: Cách tấp xe vào lề phải nhanh chóng
Cách lùi đỗ xe vào chuồng
Có 2 kiểu lùi đỗ xe là lùi xe vào chuồng dọc và đỗ xe song song (chuồng ngang/ghép ngang). Dù kiểu nào thì hướng đánh lái, nguyên tắc tiến lùi, thời điểm đánh lái… đều rất quan trọng.
Xem chi tiết: Cách lùi đỗ xe nhanh chóng
Cách khắc phục điểm mù ô tô
Điểm mù chính là một trong các nguyên nhân gây tai nạn giao thông có tỷ lệ cao nhất. Ô tô có nhiều loại điểm mù như: điểm mù trước đầu xe, sau đuôi xe, gương chiếu hậu và cột A. Tuy nhiên hiện nay người lái hoàn toàn có thể khắc phục điểm mù, mở rộng tầm nhìn bằng nhiều cách.
Xem chi tiết: Các cách khắc phục điểm mù ô tô
Kinh nghiệm lái xe an toàn
Cách kiểm tra xe ô tô trước khi đi xa
Kiểm tra ô tô trước khi đi xa rất quan trọng vì có thể hạn chế được những hư hỏng, sự cố xảy ra trên đường, giúp hành trình an toàn và thuận lợi hơn. Theo các bác tài giàu kinh nghiệm, trước khi đi xa nên kiểm tra: lốp xe, dầu nhớt động cơ, nước làm mát động cơ…
Xem chi tiết: Cách kiểm tra xe ô tô trước khi đi xa
Kinh nghiệm lái xe cho tài mới
Kinh nghiệm lái xe cho tài mới được nhiều bác tài già truyền dạy qua những câu khẩu quyết dí dỏm, dễ thuộc, dễ nhớ. Nhờ đó mà việc lái xe trở nên đơn giản, dễ dàng và an toàn hơn ngay cả với người chưa có hay có rất ít kinh nghiệm.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe cho tài mới
Kinh nghiệm lái xe cho phụ nữ
Chưa có một số liệu cụ thể nào chứng minh khả năng lái xe của phụ nữ kém hơn đàn ông. Tuy nhiên từ các dữ kiện thực tế có thể thấy phụ nữ lái xe dễ gặp các “sự cố” hơn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là vì sự khác biệt trong não bộ của phụ nữ và đàn ông.
Điều này khiến nữ giới dễ bị mất bình tĩnh, dễ mất tập trung, thiếu quyết đoán khi xử lý tình huống khẩn cấp, khả năng cảm nhận không gian yếu hơn… phái mạnh. Tuy vậy chị em phụ nữ vẫn có thể cải thiện bằng việc rèn luyện các thói quen lái xe tốt mỗi ngày.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm giúp phụ nữ lái xe ô tô an toàn
Kinh nghiệm lái xe trong thành phố
Các thành phố, nhất là những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh thường có hệ thống giao thông phức tạp, phương tiện đông đúc, nhiều quy định về đường một chiều hay đường cấm ô tô, cấm ô tô rẽ theo giờ… Điều này thường khiến người lái, nhất là người ít kinh nghiệm bị lúng túng, lo sợ hay e ngại khi chạy trong thành phố.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe ô tô trong thành phố
Kinh nghiệm lái xe đường đèo
Đường đèo thường nhỏ hẹp, một bên là vách cao một bên là vực thẳm, có nhiều đoạn uốn lượn quanh co, đặc biệt là các khúc cua “cùi chỏ” cực kỳ nguy hiểm. Nhưng đây không hẳn là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn trên đường đèo mà thay vào đó chủ yếu là sự thiếu ý thức, thiếu kinh nghiệm, vượt ẩu, phóng nhanh, lấn làn…
Xem chi tiết: Kinh nghiệm đi đèo an toàn
Kinh nghiệm lái xe trên đường cao tốc
Đường cao tốc là loại xa lộ được thiết kế để các loại phương tiện có thể lưu thông với tốc độ cao trên tất cả các chiều. Loại đường này được kiểm soát bởi một số lối ra và vào nhất định. Do tính đặc thù này nên có nhiều quy định nghiêm ngặt về tốc độ, chuyển làn, khoảng cách với xe chạy phía trước, quay đầu, cách ra/vào, dừng đỗ trên cao tốc… khi lái xe trên đường cao tốc.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái đường cao tốc
Kinh nghiệm lái xe qua hầm đường bộ
Hầm đường bộ là một loại công trình xây ngầm nhằm mục đích tạo đường đi bằng cách chui qua các địa hình phức tạp như hầm chui sông, hầm xuyên núi… Do tính đặc thù nên có nhiều quy định dành cho ô tô khi lái xe qua hầm đường bộ. Người lái cần nắm rõ và tuân thủ các quy định này để đảm bảo an toàn.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe qua hầm đường bộ
Kinh nghiệm lái xe qua đường sắt
Ở những nơi giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, phương tiện đường sắt luôn được ưu tiên đi trước. Vì thế khi đi qua những nơi giao nhau này, người lái cần chú ý quan sát, tuân thủ đúng các quy định.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe ô tô qua đường sắt
Kinh nghiệm lái xe qua phà
Lái xe ô tô qua phà không quá khó nhưng cũng không hề đơn giản. Đặc biệt khi lái xe lên hay xuống phà, nếu xử lý không tốt dễ gặp một số rắc rối như: cạ gầm, sạt gầm, mất đà tụt dốc…
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe qua phà dễ dàng
Kinh nghiệm lái xe đường dài, đường trường
So với lái xe trong phố hay các tuyến đường quen thuộc, lái xe đường dài, đường trường tiềm ẩn rủi ro gấp nhiều lần. Bởi người lái thường bị lạ lẫm về đường sá, mệt mỏi khi phải điều khiển xe hàng giờ liền, đặc biệt dễ gặp nhiều tình huống bất ngờ…
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe đường dài
Kinh nghiệm lái xe trời mưa
Khi lái xe dưới trời mưa, tầm nhìn sẽ rất hạn chế, đường sá ẩm ướt dễ gây trơn trượt… Tuy nhiên vẫn có nhiều kinh nghiệm giúp lái xe an toàn khi trời mưa, hạn chế tối đa các rủi ro sự cố.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe trời mưa bão
Kinh nghiệm lái xe đường trơn
Khi lái xe trên đường trơn, độ bám của lốp xe sẽ rất thấp nên nếu xử lý không kéo dễ bị trượt, thậm chí dẫn đến mất kiểm soát. Do đó nên chú ý giảm tốc độ, cần biết cách phanh đúng kỹ thuật, chọn chế độ lái phù hợp…
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe đường trơn
Kinh nghiệm đi xe đường lầy lội
Với những đoạn đường lầy lội, bùn sình… nếu không chạy đúng cách sẽ rất dễ bị lún bùn, sa lầy, mắc kẹt hay trượt… Trong trường hợp bị trượt hay bị lún cần áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời để nhanh chóng khắc phục, tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem chi tiết: Cách đi xe đường lầy lội, xử lý khi xe bị lún
Kinh nghiệm lái xe đường ngập
Khi chạy xe qua đường ngập nước, nếu lái không khéo nước rất dễ tràn vào động cơ làm xe chết máy. Trường hợp tệ nhất xe có thể bị thuỷ kích, động cơ tổn hại nặng nề. Do đó lái xe đường ngập phải thật cẩn thận, áp dụng các kỹ thuật, kinh nghiệm để tránh nước lọt vào trong xe.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe đường ngập, xử lý xe bị ngập nước chết máy
Kinh nghiệm lái xe ban đêm
Lái xe ban đêm thường có không khí mát mẻ và dễ chịu, đường sá cũng thông thoáng hơn ban ngày. Tuy nhiên lái xe ban đêm cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn như: tầm nhìn hạn chế, bị chói mắt bởi đèn pha xe chạy ngược chiều, người/xe đột ngột băng ngang đường, buồn ngủ – mất tập trung…
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe ban đêm an toàn
Kinh nghiệm lái xe đường sương mù
Trời sương mù dễ gây cản trở nghiêm trọng tầm nhìn. Nếu gặp gương mù dày đặc người lái chỉ có thể nhìn xa tầm 5 – 7 m, thậm chí dưới mức này. Sương mù cũng làm đường sá ẩm ướt, trơn trượt hơn. Đây chính là lý do vì sao sương mù thường được ví như “tử thần giấu mặt”, nhất là trên những cung đường đèo hiểm trở.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe đường sương mù
Kinh nghiệm lái xe cạnh xe lớn
Đã từng có rất nhiều vụ va chạm, tai nạn nghiêm trọng giữa ô tô con và các xe lớn, nhất là đầu kéo container, xe ben, xe tải… Bởi xe càng lớn khả năng ứng biến càng chậm. Xe lớn có điểm mù lớn hơn, quãng đường phanh dài hơn hay luôn cần không gian rộng hơn để vào cua khi rẽ. Vì thế chạy cạnh xe lớn rất nguy hiểm. Tuyệt đối không chạy bám đuôi, cắt mặt hay chạy song song cạnh xe lớn.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm lái xe cạnh xe lớn
Kinh nghiệm tránh ô tô bị lật
Tuy ô tô ngày nay được trang bị nhiều công nghệ an toàn và hỗ trợ lái hiện đại nhưng vẫn khó đảm bảo xe không bị lật. Có nhiều nguyên nhân khiến xe bị lật như: chạy tốc độ cao, điều kiện đường sá, người lái chủ quan thiếu tập trung quan sát…
Xem chi tiết: Kinh nghiệm giúp tránh xe ô tô bị lật
Kinh nghiệm lái xe tiết kiệm xăng
Cách lái xe và bảo dưỡng xe ảnh hưởng rất lớn đến mức tiêu thụ nhiên liệu của xe. Tạo thói quen lái xe đúng cách đồng thời kiểm tra, bảo dưỡng xe định kỳ đúng hạn là cách tiết kiệm xăng hiệu quả.
Xem chi tiết: Các cách tiết kiệm xăng ô tô
Kinh nghiệm đổ xăng
Đổ xăng xe tưởng chừng là việc vô cùng đơn giản nhưng thực tế lại không. Có rất nhiều sai lầm khi đổ xăng mà nếu vô tình mắc phải sẽ gây lãng phí và tốn kém vô cùng. Nắm được chính xác thời điểm khi nào xe cần đổ xăng, các mẹo khi đổ xăng, lựa chọn xăng phù hợp… không chỉ tiết kiệm chi phí xăng dầu mà còn giúp xe vận hành tốt hơn, tránh được những tổn hại không đáng có.
Xem chi tiết: Cách đổ xăng xe ô tô tránh phí tiền
Kinh nghiệm xử lý khi gặp tình huống rắc rối, nguy hiểm
Xe bị khoá vô lăng
Xe bị khoá vô lăng là tình huống rắc rối thường gặp với những người mới biết lái xe hay mới mua xe. Lúc này vô lăng sẽ rơi vào trạng thái khoá cứng, không thể xoay chuyển được. Tuy nhiên cách mở khoá vô lăng lại rất dễ dàng, chỉ cần một thao tác đơn giản.
Xem chi tiết: Cách mở khi xe bị khoá vô lăng
Xe thủng/nổ lốp
Xe bị thủng hay nổ lốp khi đang chạy tốc độ cao cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi lốp đột ngột tụt áp suất sẽ khiến xe bị mất cân bằng, dẫn đến chao đảo. Nếu xử lý không đúng cách có thể bị mất lái, va chạm với các xe khác…
Xem chi tiết:
- Cách xử lý khi xe bị nổ lốp và kinh nghiệm phòng tránh
- Cách xử lý xe thủng lốp
- Hướng dẫn thay lốp dự phòng đúng cách
Xe bị thừa lái hoặc thiếu lái
Xe bị thừa lái hoặc thiếu lái là hiện tượng ô tô vào cua bị trượt bánh trước hoặc bánh sau khiến xe bị mất độ bám, dẫn đến mất kiểm soát, không di chuyển đúng hướng theo ý muốn người lái. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh hay khắc phục.
Xem chi tiết: Cách phòng tránh, xử lý xe bị thừa lái và thiếu lái
Xe bị mất lái
Xe bị mất lái là hiện tượng người lái mất hoàn toàn khả năng kiểm soát xe. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xe bị mất lái như: xe bị thừa lái hoặc thiếu lái, bị thủng/nổ lốp khi chạy tốc độ cao, không làm chủ tốc độ, đạp nhầm chân ga với chân phanh… Khi xe bị mất lái, tuy rất khó nhưng nếu biết cách xử lý kịp thời người lái vẫn có thể nhanh chóng lấy lại được quyền kiểm soát xe.
Xem chi tiết: Cách xử lý khi xe mất lái
Xe bị kẹt chân ga
Xe bị kẹt chân ga là một lỗi hiếm gặp. Nguyên nhân thường do trục trặc ở bướm ga hay lò xo hồi vị bàn đạp ga. Xe kẹt chân ga rất nguy hiểm vì người lái sẽ không thể tăng hay giảm ga như bình thường. Nhưng trong tình huống này vẫn có cách kiểm soát, giảm tốc độ và đưa xe tấp vào lề an toàn.
Xem chi tiết: Cách xử lý khi xe bị kẹt chân ga
Xe bị kẹt chân côn
Khi cơ cấu dẫn động bàn đạp ly hợp gặp vấn đề hay các lá côn, đĩa ép, bánh đà mòn có thể khiến xe bị kẹt chân côn. Lúc này người lái sẽ không thể điều khiển ly hợp như bình thường. Song dù ô tô đang bị kẹt chân côn vẫn có cách để khởi động xe, lên số, giảm số hay dừng xe…
Xem chi tiết: Cách xử lý khi xe bị kẹt chân côn
Xe bị mất phanh
Xe bị mất phanh không phải là lỗi quá hiếm gặp. Nguyên nhân có thể do xe bị mất áp suất dầu phanh, đường ống dẫn dầu có không khí lọt vào, xi lanh phanh bị hỏng, phanh ABS bị lỗi… Khi xe bị mất phanh, người lái sẽ không thể dùng phanh như bình thường nhưng vẫn có thể giảm tốc độ và dừng xe an toàn nếu biết cách xử lý.
Xem chi tiết: Cách xử lý khi xe mất phanh
Một số kinh nghiệm khác
Cách lắp biển số
Có nhiều loại khung biển số ô tô. Hiện nay chỉ cần mua khung là chủ xe hoàn toàn có thể tự lắp biển số tại nhà. Cách lắp rất đơn giản.
Xem chi tiết: Cách lắp biển số xe ô tô
Cách tránh mất tập trung khi lái xe
Gần như các vụ va chạm, tai nạn xảy ra đều bắt nguồn từ nguyên nhân mất tập trung khi lái xe. Có 3 kiểu xao nhãng nguy hiểm nhất là: xao nhãng tâm lý, xao nhãng thị giác và xao nhãng thao tác tay. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều cách giúp người lái khắc phục, tránh mất tập trung khi lái xe.
Xem chi tiết: Cách tránh mất tập trung khi lái xe
Cách chống buồn ngủ khi lái xe
Tỷ lệ vụ tai nạn do lái xe buồn ngủ gây ra cao đến mức chỉ đứng sau sử dụng bia rượu. Khi buồn ngủ, tinh thần của người lái sẽ không còn tỉnh táo, thiếu tập trung, khả năng xử lý trở nên chậm và kém chính xác hơn… Theo các bác tài giàu kinh nghiệm chia sẻ, có nhiều cách chống buồn ngủ khi lái xe rất hiệu quả.
Xem chi tiết: Các cách chống buồn ngủ khi lái xe
Cách chống say xe
Say xe là nỗi ám ảnh của nhiều người, thậm chí tạo ra sự sợ hãi khi đi xe ô tô. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều cách chống say xe, thậm chí chữa trị vĩnh viễn say xe, đặc biệt phù hợp với cả trẻ em và bà bầu.
Xem chi tiết: Các cách chống say xe
Cách khử mùi xe mới
Mùi ô tô mới là hỗn hợp hợp chất hữu cơ do các vật liệu bên trong xe, tạp chất trong hệ thống thoát khí giải phóng tạo nên. Mùi xe ô tô mới thường nồng hắc rất khó chịu, dễ gây say xe. Có nhiều cách khử mùi ô tô mới hiệu quả. Những cách này không chỉ khử mùi nội thất xe mới mà còn khử được cả mùi ẩm mốc, mùi hải sản, mùi nôn ói, mùi rượu/thuốc lá… bám trong xe.
Xem chi tiết: Các cách khử mùi ô tô
Cách phòng tránh các bệnh nghề nghiệp của tài xế
Do ngồi liên tục sau vô lăng trong thời gian dài, ít vận động, tiếp xúc nhiều với khói bụi, ăn uống thiếu khoa học, giờ giấc ngủ rối loạn… nên các bác tài thường gặp một số bệnh nghề nhiệp như: đau lưng, mỏi cổ, trĩ, béo phì, đau dạ dày… Tuy chủ yếu do đặc thù nghề nghiệp nhưng vẫn có nhiều cách phòng tránh, khắc phục những chứng bệnh này.
Xem chi tiết: Cách phòng tránh các bệnh nghề nghiệp của tài xế
Những đồ vật cấm kỵ trên ô tô khi đậu lâu dưới trời nắng
Khi đậu xe lâu dưới trời nắng không có bóng râm, không có vật che chắn, nhiệt độ cabin có thể lên đến 50 – 60 độ C, khu vực gần kính xe thậm chí tăng lên 80 độ C. Lúc này nếu để các đồ vật “nhạy cảm” trong xe sẽ dễ gây biến tính hoặc cháy nổ.
Xem chi tiết: Những đồ vật cấm kỹ trên ô tô khi đậu lâu dưới trời nắng