Kinh nghiệm tham quan, du lịch chùa Hương đầy đủ và chi tiết nhất
Kinh nghiệm tham quan, du lịch chùa Hương đầy đủ và chi tiết nhất. Chùa Hương là một trong những di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng nổi tiếng ở Hà Nội bao gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, cùng rất nhiều ngôi đình, đền như: đền Trình, động Hương Tích, chùa Thiên Trù,… Không chỉ được biết đến là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, chùa Hương còn là một trong những danh thắng hấp dẫn của quốc gia, một vẻ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh chắc chắn sẽ khiến bạn say đắm ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến.
Chính vì thế, chùa Hương luôn là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn trong chuyến hành hương của mình, nhất là vào dịp Tết đến xuân về. Để có chuyến tham quan và lễ chùa thật ý nghĩa, hãy tham khảo ngay bài chia sẻ kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết được Tìm Chuyến Bay gửi gắm đến bạn ngay dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Chùa Hương ở đâu?
Trung tâm chùa Hương (khu di tích Hương Sơn) là một quần thể chùa toạ lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 57 – 65 km về phía Nam tùy theo tuyến đường bạn chọn. Đây là ngôi chùa có sức hút đặc biệt đối với khách du lịch trên khắp mọi miền đất nước bởi sự linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, non nước hữu tình.
Điều quan trọng, khi được hỏi “chùa Hương ở đâu?”, sự trùng hợp ở tên gọi khiến nhiều du khách thắc mắc giữa hai địa danh: chùa Hương ở Hà Nội và chùa Hương ở Hà Tĩnh (hay còn được gọi là chùa Hương Tích). Tuy nhiên, chúng ta không nên so sánh ở đâu nổi tiếng hơn khi nhắc về những nơi tâm linh, thờ cúng. Trong bài viết này, Tìm Chuyến Bay chia sẻ về kinh nghiệm tham quan, du lịch chùa Hương ở Hà Nội dành cho những bạn du lịch tự túc.
Thời điểm du lịch chùa Hương lý tưởng nhất
Từ tháng 1 – tháng 4: vào những tháng đầu năm thì nơi đây trở nên đông đúc hơn hẳn. Vì là giai đoạn cao điểm của mùa hành hương, các Phật tử và du khách khắp nơi đổ xô về đi lễ, dâng hương và tham quan vãn cảnh chùa.
Từ tháng 5 – tháng 9: đây là thời điểm suối Yến đẹp nhất trong năm khi hoa gạo đã nở đỏ rực hai bên bờ. Nếu bạn là tín đồ săn ảnh thì có thể lựa chọn khoảng thời gian này, vừa lễ chùa, vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của thảm thực vật nơi đây thì còn gì tuyệt hơn.
Từ tháng 10 – 12: để cảm nhận khung cảnh bình yên của chùa, bạn nên đi vào những tháng cuối năm. Thời điểm mà hoa súng đang bắt đầu đua nở, khung cảnh trở nên thơ mộng và lãng mạn hơn bao giờ hết.
Di chuyển đến chùa Hương
Taxi
Nếu bạn đi du lịch theo nhóm có người già và trẻ nhỏ, taxi chính là phương tiện ưu tiên hàng đầu mà bạn cần quan tâm. Với hình thức di chuyển này, bạn sẽ được đưa đón tận nơi, di chuyển nhanh chóng, tiện nghi, không mất quá nhiều thời gian và đặc biệt không sợ lạc đường.
Xe máy
Hình thức di chuyển này phù hợp với những bạn đam mê phượt, thích tự do khám phá mà không lệ thuộc vào bất cứ ai. Nếu đi xe máy, bạn có thể tham khảo tuyến đường: xuất phát từ đường Nguyễn Trãi – Hà Đông, đến đoạn Ngã 3 Ba La rẽ trái đi Vân Đình, sau đó di chuyển thêm khoảng 40km để đến Tế Tiêu, tiếp tục rẽ trái đi Chùa Hương. Đừng quên mở Google Maps hoặc hỏi đường người dân địa phương xung quanh.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho chính bạn, hãy kiểm tra gương chiếu hậu, còi xe đã đầy đủ chưa? Đội mũ bảo hiểm, lái xe chú ý tốc độ, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân vì đoạn đường có thể gặp cảnh sát giao thông kiểm tra.
Xe bus
Hiện nay có một số tuyến xe bus từ trung tâm Hà Nội đến chùa Hương vô cùng thuận tiện. Bạn có thể đón một số tuyến tại bến xe Mỹ Đình như: tuyến bus 211 và tuyến bus 78. Hoặc tuyến bus 75 đón tại bến xe Yên Nghĩa.
Giá vé tham quan chùa Hương
Vé thắng cảnh: 80.000đ/khách, vé đò: 50.000đ/khách đi tuyến chính và 35.000đ/khách đi tuyến phụ. Giá vé cáp treo khứ hồi: 180.000đ/người lớn, 120.000đ/trẻ em. Giá vé cáp treo một chiều: 120.000đ/người lớn, 90.000đ/trẻ em.
Những địa điểm tham quan đầy ấn tượng ở chùa Hương
Suối Yến
Suối Yến là điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến du lịch chùa Hương của bất cứ ai. Ngồi lênh đênh trên chiếc thuyền xuôi dòng suối Yến, ngắm nhìn khung cảnh nên thơ, núi non hùng vĩ, những áng mây bảng lảng trôi sẽ giúp bạn rũ bỏ hết mọi buồn phiền, áp lực trong cuộc sống. Chạm tay xuống nước, bạn còn cảm nhận được sự mát lạnh của dòng sông, thanh tịnh, không chen chúc, không xô bồ. Suối Yến dài khoảng 4km, đây chính là con đường duy nhất dẫn đến động Hương Tích.
Động Hương Tích
Động Hương Tích là một trong những động đẹp và được xem là trọng tâm của khu thắng cảnh chùa Hương. Nơi đây trông giống như một cái hầm rộng lớn, thênh thang, sâu hun hút. Bước chân vào động bạn sẽ ngỡ như mình đang lạc giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Mặc dù con đường dẫn đến động khá quanh co, nhưng du khách vẫn có thể di chuyển dễ dàng vì đã được người dân địa phương mở ra và sắp xếp các bậc đá rất ngăn nắp.
Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù còn có tên gọi khác là chùa Trò, chùa Ngoài, là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng được đông đảo du khách quan tâm. Ngoài là chốn linh thiêng thu hút nhiều du khách và Phật tử khắp nơi đổ về, chùa còn là công trình kiến trúc văn hoá nghệ thuật đặc sắc cùng sự bố cục rất hài hoà: tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu,… Chùa có khuôn viên rộng lớn tạo không gian thoải mái, mát mẻ cho du khách thập phương đến trẩy hội và có thể nghỉ chân, ăn uống tại đây để dưỡng sức.
Suối Giải Oan – Chùa Giải Oan
Du lịch chùa Hương, bạn đừng quên ghé qua ngôi chùa Giải Oan nổi tiếng bởi sự linh thiêng và linh khí của đất trời hội tụ. Chùa còn gắn liền với câu chuyện Phật Bà Quan Âm thờ trong động Hương Tích. Suối Giải Oan – Chùa Giải Oan được nhắc đến như một địa danh huyền bí nhất trong khu quần thể chùa Hương. Ngoài ra, khung cảnh nơi đây khoác lên mình vẻ uy nghi, trầm mặc, tiếng suối chảy róc rách, êm đềm trên nền đá cuội, sỏi trắng tạo nên giai điệu trầm buồn như tiếng thì thầm của rừng thiêng. Mọi cảnh vật hoà quyện vào nhau càng khiến du khách tò mò và muốn dừng chân khám phá trong chuyến hành hương của mình.
Du khách cũng đừng quên ghé qua các địa danh nổi tiếng và không kém phần linh thiêng khác trong khu quần thể di tích thắng cảnh chùa Hương như: đền Trình, chùa Tiên Sơn, động Long Vân, chùa Hương Đài, chùa Thanh Sơn, chùa Bảo Đài, chùa Hinh Bồng,…
Ăn gì khi du lịch chùa Hương?
Đoạn đường đi lên chùa Hương có rất nhiều hàng quán bán các món đặc sản hấp dẫn như: mơ rừng, chè lam, rau sắng, bánh củ mài, hạt dẻ,… Tuy nhiên, trước khi mua bất cứ món gì, bạn nên hỏi giá trước để tránh trường hợp bị “chặt chém”. Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Việt Nam thì đi chùa nên ăn chay, nếu bạn không quan trọng điều này vẫn có thể thưởng thức các món mặn dọc đường đi như: dê núi, ngựa, nhím,…
Một số lưu ý khi tham quan, du lịch chùa Hương
Trang phục
Khi tham quan chùa, đền, đình,… hay tham quan thắng cảnh nên mặc đồ kín đáo, hãy chọn cho mình những bộ trang phục lịch sự. Bạn có thể chọn quần áo tối màu, có cổ và tuyệt đối không được ăn mặc phản cảm hay xuề xoà như: áo ngắn hở hang, váy ngắn, quần đùi,… Vì đây là những nơi linh thiêng, di tích lịch sử, di sản,…
Ngoài ra, khi du lịch chùa Hương, bạn sẽ phải đi bộ và leo khá nhiều bậc thang, không mang giày cao gót, thay vào đó là đôi giày bệt hoặc giày thể thao để có thể thoải mái nhất khi di chuyển.
Chuẩn bị lễ tại nhà
Trước khi đi lễ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ hương, bánh, trái cây,… Mặc dù dọc cửa chùa có rất nhiều gian hàng bán đồ lễ, tuy nhiên bạn nên chuẩn bị trước khi đến để tránh trường hợp ép giá, nhất là vào dịp đầu năm, mùa lễ hội.
Lễ chùa chủ yếu là ở tâm bạn nên chỉ cần sắm theo điều kiện và quan điểm của mỗi người. Một số đồ thiết yếu bạn có thể tham khảo như: bánh, trái cây, nước, hương, văn khấn chùa Hương, văn khấn đền Trình, sớ,…
Bảo quản đồ cá nhân khi tham quan nơi đông người
Hãy bảo quản cẩn thận các tư trang cá nhân, ví tiền, điện thoại nên đeo trước ngực, không đeo vàng để hạn chế những rủi ro không mong muốn. Thời điểm đông người rất dễ xảy ra tình trạng móc túi, cướp giật.
Lưu ý khi mua đặc sản, quà lưu niệm
Tại khu di tích Hương Sơn được bày bán rất nhiều quà lưu niệm và đặc sản (đây không phải là đặc sản của chùa mà do người dân địa phương bày bán), bạn nên trả giá để tránh trường hợp bị ép giá. Đối với một số loại đồ ăn đóng hộp bạn cần xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó, hai bên đường có rất nhiều cửa hàng bán thuốc nam với quảng cáo là thần dược chữa bách bệnh, hãy cân nhắc trước khi mua vì nguồn gốc của chúng thường không rõ ràng.
Ngoài ra, không nên mua về làm quà các loại thịt thú rừng, vì có thể bạn sẽ mua phải động vật hàng cấm. Hơn thế nữa, chùa là nơi linh thiêng, không nên sát sinh, không ăn mặn khi đi lễ chùa để bày tỏ lòng thành tâm của bạn.
Xem trước thời tiết
Khi tham quan, du lịch ở chùa Hương, bạn nên xem dự báo thời tiết trước khoảng 1 tuần để kịp chuẩn bị. Nếu trời nắng bạn hãy mang theo ô, mũ, áo khoác mỏng, bổ sung nước uống. Nếu trời mưa đừng quên mang áo mưa, ô để sử dụng. Ngoài ra, kiểm tra thời tiết còn giúp bạn lựa chọn được một bộ trang phục phù hợp với mình.
Trên là những kinh nghiệm du lịch chùa Hương cần thiết mà bạn nên note lại cho chuyến hành hương sắp tới. Chúc bạn có một chuyến tham quan thật ý nghĩa và trọn vẹn! Đừng quên săn vé máy bay giá rẻ tại Tìm Chuyến Bay để tiết kiệm tối đa chi phí cho chuyến đi. Tấm vé máy bay đi Hà Nội cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn đang chờ bạn, nhanh tay lên nào!
Đặt vé máy bay đi Hà Nội giá rẻ tại Timchuyenbay.com
Tìm chuyến bay giá rẻ Vietjet Bamboo Vietnam Airlines và Pacific Airlines. TimChuyenBay.com là đại lý chính thức của các Hãng hàng không nội địa và hơn 200 Hãng hàng không quốc tế. Đội ngũ booker chuyên nghiệp hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ tận tình. Giá vé máy bay cập nhật theo thời gian thực. Săn vé máy bay giá rẻ Vietjet 0 đồng. Vé máy bay Tết giá rẻ khuyến mãi, đặt vé đoàn công ty du lịch với mức chiết khấu lên đến 30% phí DV. Tổng đài vé máy bay phục vụ 247. Cần là có, tìm là thấy!
Tìm chuyến bay theo cách của bạn
119 Nguyễn Thượng Hiền, P. 6, Q. Bình Thạnh
5/5 – (2 đánh giá)