Kinh nghiệm trải nghiệm Làng Văn hoá Các Dân Tộc Việt Nam
Với 2 ngày cuối tuần loanh quanh mãi ở Hà Nội thì thật chán. Nhưng để nghỉ dưỡng tại địa điểm du lịch nổi tiếng khác thì lại không có nhiều thời gian. Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam (làng văn hoá 54 dân tộc) chính là cái tên cần được nhắc đến. Nếu đã ‘set kèo’ rồi thì hãy chuẩn bị trước những điều cơ bản mà Digiticket đã lưu ý cho bạn dưới đây nhé. Nó sẽ khiến chuyến đi ngắn của bạn trọn vẹn hơn đấy.
1. Địa chỉ Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở đâu?
- Địa chỉ: Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội
- Giờ mở cửa tham quan: Thứ 3 – Chủ nhật hàng tuần, kể cả ngày Lễ & Tết.
- Thời gian mở cửa: sáng 8:00 – 11:00, chiều 13:00 – 16:30
Khu du lịch làng văn hoá các dân tộc Việt Nam cách Hà Nội chỉ 40 km về phía Tây. Khu du lịch toạ lạc trên ngọn đồi cao, nơi có nhiều hồ nước và cây xanh. Không khí và khung cảnh tại đây vô cùng đẹp và thoáng đãng, đặc biệt khi đi từ dưới lên cao. Tuy là một địa điểm khám phá văn hoá nhưng đây cũng được chọn là địa điểm du lịch nổi tiếng gần Hà Nội. Nếu bạn chỉ có 2 ngày nghỉ mà chưa biết đi đâu, đây sẽ là lựa chọn hợp lý vào cuối tuần.
Tại đây, bạn được khám phá văn hóa, lịch sử thú vị về đặc trưng các phong tục, tập quán khác nhau của các dân tộc anh em. Đồng thời, chiêm ngưỡng không gian rộng rãi, thoáng mát và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Bạn cũng có thể hòa mình vào đất trời, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí tập thể. Làng du lịch sẽ là nơi bạn xả stress, tạm quên những mệt mỏi và lo lắng trong công việc, cuộc sống.
Ảnh: @lyly_trannnn
2. Có nên đi Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam không?
Để trải nghiệm được những điều hấp dẫn nhất, bạn nên đến thăm làng văn hoá các dân tộc Việt Nam vào khoảng tháng 4, 5. Hoặc bạn cũng có thể đến sớm hơn vào những dịp đầu xuân. Vào những ngày đầu năm, các “ngôi làng” thường tổ chức các sự kiện, hoạt động để quảng bá hình ảnh và nét đặc sắc của đồng bào mình cho bạn bè quốc tế và đồng bào của những dân tộc anh em khác. Đặc biệt trong các ngày đại lễ như:
- 30/4 và 1/ 5: các ngày đại lễ lớn của đất nước
- 19/4: ngày kỷ niệm văn hóa các dân tộc Việt Nam
- 19/5: ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh
Vào những ngày bình thường khác trong năm, bạn cũng có thể đến thăm nơi đây để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, thư giãn nghỉ ngơi. Tuy không có nhiều lễ hội, hoạt động trải nghiệm văn hóa như dịp tháng 4, 5 nhưng chắc chắn đây cũng sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ dành cho bạn.
Khám phá thêm:
- Bỏ túi kinh nghiệm
du lịch Đồng Mô
, địa điểm dã ngoại ngay gần Hà Nội
3. Giá vé vào Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
Dưới đây là giá vé tham khảo khi đến thăm làng văn hoá cho bạn tham khảo:
- Người lớn: 30.000 VND/ người
- Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng (xuất trình thẻ sinh viên): 10.000 VND/ người
- Học sinh (xuất trình thẻ học sinh): 5.000 VND/ người
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí vé
Ảnh: @trangg_kitty
4. Đường đi Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam cách Hà Nội khoảng 40 km nên di chuyển đến đây khá dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn đi bằng phương tiện cá nhân hoặc đi xe bus. Nếu bạn thích phượt và trải nghiệm cùng bạn bè thì đây là lựa chọn khá thú vị. Nếu bạn đi cùng gia đình và mang theo nhiều vật dụng thì nên đi bằng ô tô.
4.1 Đi Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam bằng phương tiện cá nhân
- Cách 1: đi theo hướng Đại lộ Thăng Long.
Bạn đi theo hướng đại lộ Thăng Long tầm khoảng 36 km sẽ thấy biển chỉ dẫn vào làng văn hoá các dân tộc Việt Nam. Đến vòng xuyến, bạn rẽ theo lối ra thứ 1 là đến nơi. Cung đường này rất dễ đi nên các bạn mới đi lần đầu nên chọn cung đường này.
- Cách 2: Xuất phát từ cầu Trung Hà – Trung tâm hội nghị Quốc Gia hoặc ra bến xe Mỹ Đình.
Khi đến Trung tâm hội nghị Quốc Gia, rẽ vào đường đi Láng Hòa Lạc, di chuyển khoảng 30 km sẽ đến Hòa Lạc. Đến ngã tư Hòa Lạc, rẽ phải đi Sơn Tây và Đường Lâm. Di chuyển khoảng 4.5 km là đến làng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
4.2 Xe bus đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam Đồng Mô Sơn Tây
Bạn có thể lựa chọn 1 trong các tuyến sau đây để đến địa điểm này:
- Tuyến xe 75: BX Yên Nghĩa – BX Hương Sơn (Giá vé: 25.000 VND/ lượt)
- Tuyến 71B: BX Mỹ Đình – Xuân Mai (Giá vé: 20.000 VND/ lượt)
- Tuyến 71: BX Mỹ Đình – Sơn Tây (Giá vé: 20.000 VND/ lượt)
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân chỉ mất khoảng 30 phút nhưng đi bằng xe bus có thể mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, di chuyển bằng xe bus an toàn, thích hợp nếu bạn không có xe máy và không phải mất công tìm đường. Còn nếu bạn đi xe máy, bạn hãy đi với tốc độ vừa phải và nên tìm hiểu về tuyến đường trước cuộc hành trình để không mất nhiều thời gian nhé.
Ảnh: @huongkun98
5. Phương tiện di chuyển bên trong Làng Văn hoá Đồng Mô Sơn Tây
Việc di chuyển bên trong địa điểm này như thế nào cũng là điều bạn nên chuẩn bị trước. Bởi vì không gian bên trong khá rộng nên việc di chuyển nhiều dễ làm bạn thấy mệt. Nếu bạn có phương tiện cá nhân thì đây là điều rất tuyệt vời. Hoặc nếu muốn, bạn vẫn có thể vừa đi dạo bộ vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Nên nhớ là hãy xem xét tình trạng sức khoẻ trước khi quyết định bạn nhé.
Thêm một lựa chọn khác cho những cô nàng thể lực yếu, làng văn hoá cung cấp dịch vụ xe điện khám phá toàn bộ không gian rộng lớn nơi đây. Lựa chọn xe điện cũng là một cách hay, vừa hiện đại lại thân thiện với môi trường.
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 17:00. Mỗi xe có từ 10-12 chỗ.
- Giá vé: 20.000 – 35.000 VND/ chuyến/ người. Trẻ em miễn phí.
Ảnh: @dinhthjmailan
6. Review Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam có gì chơi?
Như Digiticket đã nói, làng văn hoá 54 dân tộc có diện tích khá rộng và các khu vực dân tộc cũng gần kề nhau. Vì vậy, bạn sẽ khá thấm mệt nếu tham quan hết tất cả khu vực ở đây đấy.
6.1 Các khu làng dân tộc
Đây là điểm dừng chân đầu tiên mà bạn nên ghé đến khi đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Khu làng dân tộc có diện tích lên đến 198.61 ha được chia làm 4 cụm làng tương ứng theo 4 vùng miền của Việt Nam. Khu vực tái hiện lại cấu trúc làng, bản của từng dân tộc thật đặc sắc. Cùng với đó, kiến trúc dân gian hiện lên cũng thật sắc nét trong mắt của khách du lịch.
Đặc biệt vào dịp đầu năm, khu các làng dân tộc diễn ra không ít các lễ hội văn hóa truyền thống. Ví dụ như chợ Phiên Tây Bắc, lễ hội cầu mưa dân tộc Cor, lễ hội đua bùa Bảy Núi, chợ nổi Cái Răng,… Những lễ hội này sẽ giúp bạn tận hưởng không khí lễ hội đặc trưng của từng vùng miền.
Ảnh: @ran_bate
6.2 Khu trung tâm văn hoá và vui chơi giải trí
Ai nói đến làng văn hoá các dân tộc Việt Nam thì không được vui chơi giải trí?! Khu trung tâm vui chơi rộng 125ha và nằm ở địa hình đẹp. Các hạng mục trong khu trung tâm văn hóa, vui chơi, giải trí bao gồm:
- Khu công viên (vườn thượng uyển, vườn chim, vườn bướm, thủy cung…)
- Khu ẩm thực
- Khu trung tâm hoạt động thể dục, thể thao
- Khu sân khấu, nhà hát
- Khu vui chơi các hoạt động giải trí
Bên cạnh khám phá văn hoá, bạn có thể tham gia một số các hoạt động, trò chơi dân gian, trải nghiệm văn hóa từng vùng miền. Chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm thú vị cho bạn với một số trò chơi dân gian được nhiều bạn trẻ yêu thích như:
-
Mục lục bài viết
Ném còn
Đây là một mỹ tục truyền thống của người Thái trong nhiều năm qua. Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam thường tổ chức trò chơi này vào dịp đầu năm. Mục đích của việc này là cầu mong mùa màng bội thu, giao hòa âm dương.
Cách chơi khá đơn giản, người chơi sẽ cầm sợi dây vải đã buộc quả rồi quay nhiều vòng, sau đó tung lên ném làm sao cho quả cầu bay qua vòng tròn ở trên cây nêu cao 15 m được dựng ở giữa bãi sân. Theo quan niệm của người dân, người ném được qua vòng tròn là người chiến thắng và sẽ nhận được nhiều may mắn trong cuộc sống.
-
Đánh đu
Đánh đu là trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc của dân tộc Việt Nam. Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp năm mới hay các lễ hội đầu xuân. Bạn có thể đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam vào dịp đầu xuân để trải nghiệm trò chơi này nhé.
-
Đi cầu Kiều
Đây cũng là một trò chơi được rất nhiều người lựa chọn khi đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đi cầu kiều đòi hỏi sự cân bằng, khéo léo của người chơi. Độ khó của trò chơi kích thích tính chinh phục của rất nhiều người khi đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
-
Nhảy sạp
Trò chơi nhảy sạp mang đậm văn hoá truyền thống của người Tây Bắc. Ban sẽ được tham gia hoạt động này cùng người dân bản địa với những giai điệu độc đáo. Âm nhạc và không khí náo nhiệt khiến trò chơi này ‘hút khách’ không kém những trò khác đâu nhé.
6.3 Khu di sản thế giới
Bạn không cần đi đâu xa mà vẫn có thể khám phá thế giới ngay tại làng văn hoá các dân tộc Việt Nam. Đồng thời khám phá hết nền văn minh thế giới khi chỉ mất 2 giờ đồng hồ. Khu di sản thế giới tái hiện các công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như Vạn Lý Trường Thành, Eiffel, Kim Tự Tháp. Thật là điều không tưởng phải không? Nhưng bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm được ngay tại làng văn hoá 54 dân tộc đấy.
Ảnh: @lyly_trannnn
6.4 Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô
Khu mặt nước hồ Đồng Mô gắn liền với khu công viên bến thuyền của làng văn hoá các dân tộc Việt Nam. Với diện tích lên đến 341ha bao gồm 310.04 ha dành cho phần lớn diện tích mặt hồ nước hồ Đồng Mô và 31ha mặt nước, đây là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan, thể thao, du lịch và dịch vụ.
Khu vui chơi tại đây, bạn được tham gia vào các hoạt động sinh thái phù hợp đảm bảo sự an toàn và không gây hại đến môi trường tự nhiên.
Ảnh: @leyen0602
7. Các dịch vụ tại làng văn hoá các dân tộc Đồng Mô
7.1 Thưởng thức ẩm thực tại Làng Văn hoá 54 dân tộc
Những món ăn ở đây không chỉ ngon mà còn rất độc đáo với hương vị đặc trưng vùng miền. Và đây cũng là cơ hội để bạn biết thêm về ẩm thực các dân tộc đồng bào cũng như tham gia trải nghiệm chế tạo ra các món ăn tại khu làng của các dân tộc đó.
Một số các món ăn đặc sắc của làng văn hoá các dân tộc Việt Nam mà bạn phải thử một lần trong đời:
- Cỗ mẹt bản Mường phong phú thơm ngon cho bạn ăn ‘ngập mặt’
Ảnh: Sưu tầm
- Gà đồi nướng hương vị núi rừng ăn cùng cơm lam ngon hết sẩy
Ảnh: Sưu tầm
- Thịt trâu hun khói với hương vị truyền thống dân tộc Thái
Ảnh: Sưu tầm
- Mâm cỗ truyền thống dân tộc Tày
Ảnh: Sưu tầm
Ngoài ra, bạn cũng có thể mang đồ ăn từ bên ngoài đã được chuẩn bị sẵn vào. Tuy nhiên, hãy đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung tại khu vực này nhé. Nếu bạn muốn thưởng thức tại nhà hàng, bạn nên ăn ở khu ẩm thực ven hồ nằm ở trong khuôn viên của làng. Không gian ở đây xanh – sạch – bình dị và rộng rãi, thoáng mát. Thực đơn hấp dẫn với những món ngon như và có cả thực đơn dành cho buffet.
7.2 Lưu trú, nghỉ ngơi tại Làng Văn hoá các dân tộc Sơn Tây
Nếu bạn ngại di chuyển xa vì thời gian vui chơi ít, bạn có thể lựa chọn nghỉ trưa hoặc qua đêm tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ở đây có hình thức nghỉ dưỡng duy nhất là nhà sàn. Mỗi một khu nhà sàn có thể ở được 40 – 80 người, được trang bị đầy đủ và nhà tắm riêng. Nơi này sẽ rất thích hợp cho những đoàn nhóm đi đông, muốn tổ chức các hoạt động xuyên đêm.
Giá thuê nhà sàn ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tính theo đầu người như sau:
- Người lớn: 100.000 VND/ người/ đêm
- Người già trên 60 tuổi, sinh viên: 70.000VND/ người/ đêm
- Học sinh (từ 06 – 18 tuổi): 50.000VND/ người/ đêm
Nếu bạn đi theo gia đình hoặc nhóm ít người, thì bạn có thể lựa chọn thuê nhà nghỉ – thuộc khu nhà dịch vụ khép kín, có 2 phòng lớn chứa khoảng 200 người và 12 phòng nhỏ cho 4 – 5 người. Các phòng đều khép kín, có đầy đủ điều hòa, bình nóng lạnh.
Tham khảo một số địa điểm lưu trú ở Sơn Tây:
- Top 5
resort Sơn Tây
sang chảnh được review tốt nhất
Ảnh: @linhlinhnguyen1291
7.3 Dịch vụ thuê xe đạp tại Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
Nếu muốn thoải mái di chuyển cũng như có những trải nghiệm thú vị hơn, bạn có thể thuê xe đạp ở làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.
Giá thuê xe đạp cập nhật mới nhất:
- Xe đạp đơn: 30.000 VND/ buổi/ xe (50.000 VND/ xe nếu thuê cả ngày)
- Xe đạp đôi: 50.000 VND/ buổi/ xe (70.000 VND/ xe nếu thuê cả ngày)
Lúc thuê xe thì cần đặt cọc 200.000 đồng/xe, và lúc trả xe không có hỏng hóc gì thì sẽ được hoàn lại tiền cọc.
7.4 ‘Sập sình’ checkin tại các địa điểm sống ảo nổi tiếng
Đến một nơi như thế này chắc chắn không nên bỏ qua ‘phim trường’ sống ảo ‘xịn xò’ này rồi. Hãy để Digiticket giúp bạn khám phá một vài nơi bạn không thể ngước mắt làm ngơ đâu nhé.
- Sống ảo cùng tháp Chăm cùng những ‘outfit’ thật sang chảnh
Ảnh: @hanale886
- Đã có ai checkin ngay tại cổng chùa với background ‘đỉnh’ như thế này chưa?
Ảnh: @anxa0606
- Hoá thân thành cô gái dân tộc làm bao chàng ngất ngây
Ảnh: @halotravel.vn
8. Lưu ý khi tham quan Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam là địa điểm du lịch ngày càng trở nên nổi tiếng và có nhiều hoạt động đặc sắc liên tiếp. Trước khi đi tham quan, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo để biết thêm về những hoạt động tại đây.
Những nơi chụp ảnh sống ảo ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam phổ biến nhất là chùa Khmer và tháp Chăm, 2 nơi này ở cạnh nhau nên bạn chỉ cần gửi xe 1 lần và vào chụp ảnh thỏa thích.
Ngoài 2 nơi chụp phổ biển trên cũng có rất nhiều background ‘siêu hịn’ khác nữa. Bạn có thể đem theo nhiều bộ quần áo để thay đổi cho phù hợp. Mỗi khu vực đều có nhà vệ sinh miễn phí nên bạn không cần phải quá lo lắng nhé.
Nếu có thể bạn nên đi sớm để tránh nắng và hạn chế đông người. Buổi sáng thời tiết đẹp nên chụp ảnh cũng sẽ đẹp hơn. Càng về trưa, khu du lịch càng đông người.
Bạn cũng có thể tự chuẩn bị đồ ăn cho mình và người thân. Bạn sẽ phải tham quan lộ trình khá dày đặc nên có thể mang theo nước uống. Hoặc nếu lỡ quên thì vẫn có những quầy bán thức uống và đồ ăn nhẹ. Bạn sẽ không lo bị đói đâu nhé.
Có thể thuê quần áo dân tộc để chụp ảnh. Tuy nhiên không có phụ kiện cho thuê nên bạn hãy chuẩn bị trước từ ở nhà.
Ảnh: @shadow_vanessa
Thay vì ở nhà tìm hiểu về lịch sử, văn hoá thì bạn hãy dành 2 ngày khám phá làng văn hoá các dân tộc Việt Nam nhé. Không những được tích luỹ kiến thức mà còn được vui chơi, sống ảo thoả thích để có hình đăng cả năm trời. Còn gì tuyệt vời bằng phải không nào? Ngoài Làng Văn hoá 54 dân tộc, ở khu vực Sơn Tây Ba Vì còn rất nhiều địa điểm vui chơi hấp dẫn khác, bạn có thể tham khảo thêm:
- Các địa điểm du lịch Ba Vì
- Rủ nhau đi trốn Hà Nội 1 ngày tại
Làng Cổ Đường Lâm
đậm chất xưa