Kinh nghiệm về thủ tục bốc mộ – Tránh ĐỘNG MỒ, ĐỘNG MẢ
Mục lục bài viết
Kinh nghiệm về thủ tục bốc mộ – Tránh ĐỘNG MỒ, ĐỘNG MẢ
16/04/2022
Bốc mộ là một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt, đây là phong tục lâu đời với quan niệm là làm cho thân thể người đã khuất được sạch. Thủ tục bốc mộ, sang cát thường được thực hiện khoảng ba năm sau khi người thân gia đi. Để việc bốc mộ, sang cát diễn ra suôn sẻ, quý bạn đọc hãy theo dõi những kinh nghiệm về thủ tục bốc mộ trong bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Khi nào nên bốc mộ?
Thủ tục bốc mộ hay cải táng là nghi thức quan trọng và thiêng liêng mà người Việt Nam dành cho người đã khuất. Gia quyến sẽ đào áo quan đã chôn lên, rửa sạch xương cốt người mất, đặt vào hộp sắt nhỏ hoặc tiểu sành và chôn lại ở khu đất khác. Đây là phong tục có từ lâu và vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Thủ tục trước khi bốc mộ
Theo kinh nghiệm, sau thời gian chôn cất người mất đủ tháng và điều kiện không trùng tang là thời điểm thích hợp để sang cát cho người đã khuất. Thời gian thực hiện cuối Thu từ cuối tháng 8 đến tháng 12 Âm lịch. Thời điểm này đã qua mưa ngâu, thời tiết mát mẻ, hanh khô nên rất thích hợp cho việc bốc mộ và xây dựng.
Ngoài ra, còn có các thời điểm thích hợp để bốc mộ đó là:
-
Trước đây, gia đình gặp nhiều khó khăn, việc an táng cha mẹ không được tốt và thuận lợi, cần bốc mộ để không ảnh hưởng tới thi hài. Mặt khác, thể hiện sự tôn kính với cha mẹ, tổ tiên.
-
Những ngôi mộ ngay chỗ đất mối kiến, nước lụt nên cải táng để bảo vệ di hài cũng nhưng không ảnh hưởng tới các vấn tâm linh.
-
Trường hợp mồ mả vô cơ bị sụt đất, cây cối khô héo hoặc trong gia đình có người bị bệnh, nội thân lục đục, gặp phải tình trạng kiện tụng thì nên cải táng để hóa giải.
-
Các gia chủ muốn thuận lợi trong đường công danh, cầu mang về đường tiền bạc nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa cải táng. Lại có người thấy nhà khác phát tài, phát lộc đem mả nhà mình an tán gần chỗ mar nhà kia để cầu được hưởng dư huệ.
-
Do phong tục tập quán của địa phương.
2. Không được bốc mộ khi nào?
Thủ tục bốc mộ sẽ không được thực hiện khi:
-
Khi đào đất thấy có con rắn vàng
-
Khi mở quan tài thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì đó là đất kết
-
Nếu thấy hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo, không có nước hoặc nước đóng giọt như sữa đều là tốt. Khi đó, cần phải lập tức lấp may.
-
Ngoài ra, nếu mả kết phát hoặc nở to, thi hài không tan hết phải đẽo gọt, con cháu đang ăn nên làm ra hoặc con cháu sắp gặp năm xung tháng hạn thì tuyệt đối không được cải táng.
3. Kinh nghiệm về thủ tục bốc mộ
3.1. Chọn ngày giờ
Chọn ngày giờ bốc mộ cần lưu ý kỹ
-
Ngày, giờ bốc mộ phải đảm bảo vượng cho chân linh và phát cho cuộc đất
-
Chọn các giờ phù
-
Giờ đào mộ
-
Giờ lật ván
-
Giờ xếp tiểu
-
Giờ cúng Thổ công mảnh đất Mộ mới xin đặt mộ cho vong linh
-
Giờ hạ quách và lấp cát
-
Giờ gắn bia
-
Giờ cúng tạ mộ
3.2. Thủ tục xin phép bốc mộ
-
Ngày hôm trước Cúng tại Ban thờ Gia đình báo cáo việc Bốc mộ (Mâm cúng tùy tâm)
-
Cúng tại nghĩa trang và tại khu đất động thổ xin động thổ xây dựng phần mộ ( mâm cúng tùy tâm)
-
Chuẩn bị đến giờ cúng thổ công thì cúng vong linh người đã mất xin được bốc mộ cải táng.
Mâm lễ cúng Thổ công (Tại nơi đào mộ):
-
1 Thịt lợn luộc, muối trắng,1 đĩa xôi trắng, 1 Đĩa ngũ quả
-
5 bộ giấy áo quần ngũ sắc
-
5 bộ giấy tiền vàng bạc, 01 khối vàng màu đỏ
-
Hương, 5 bông hoa cúc vàng, 5 lễ cau trầu
-
5 chén rượu, 5 chén nước.
Mâm lễ cúng chân linh:
-
1 Cốc gạo cắm hương
-
1 Thịt lợn luộc, 1 đĩa muối trắng, 1 đĩa xôi trắng, 1 Đĩa ngũ quả
-
Quần áo, tiền vàng, đồ mã, khối vàng cho chân linh (Tùy tâm)
-
Hương, 5 bông hoa cúc vàng, 5 lễ cau trầu
-
5 chén rượu, 5 chén nước.
Chờ hương cháy hết 2/3 thì tiến hành hóa vàng mã sau đó đợi đến giờ thì bắt đầu đào mộ.
3.3. Vị trí đặt mộ
Khi chọn vị trí đặt mộ, gia đình nên chọn nơi chôn mộ chưa từng được đào xới, đất rắn chắc. Ở những vùng đồng bằng, đất tốt thường là đất có màu vàng, tươi mịn, đào lên sẽ có 6-7 tầng đặc quánh. Không nên đặt mộ ở những nơi đất có độ tơi xốp quá cao, không tốt cho tro cốt của người đã khuất.
3.4. Lễ tạ mộ
Lưu ý vị trí đặt mộ
Khi thực thi xong thủ tục xin phép bốc mộ, người thân trong gia đình cũng cần làm lễ tạ mộ để bày tỏ sự biết ơn đối với thần linh khi đã được cho phép bốc mộ, đồng thời cầu xin thần linh phù hộ nơi mộ phần .Lễ tạ mộ sẽ gồm có những phần như : Phần kính lạy quan thần thổ địa, thần linh …phần tiết chủ, lý do tạ mộ, phần cầu và phần tạ
4. Quy trình bốc mộ như thế nào?
Trước bốc mộ, cần thực hiện kiểm tra mộ kỹ càng, từ đó quan sát những dấu hiệu nên hoặc không nên bốc mộ. Quy trình bốc mộ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng
Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ đó là một cái tiểu sành, một cái quách đặt làm sẵn, một miếng vải đỏ, một tấm ni lông, vài chai rượu nặng và nước Vang, một vài cái xô, chậu nhựa để rửa xương.
Bước 2: Xác định vị trí huyệt mộ
Trước khi đào, cần phải xác định vị trí huyệt thật chính xác, nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với ban đầu, nếu như không biết cách sẽ phải đào rất vất vả, có khi đào nhầm sang mộ bên cạnh.
Bước 3: Tẩy rửa âm khí
Quá trình sang cát
Khi ván Thiên được cậy ra, phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tẩy rửa âm Khí. Sau đó mới tiến hành lấy cốt. Khi gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết thì phải dùng xăng đổ vào mộ và đốt cháy thịt còn sót, sau đó phải dùng dao dóc từng mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước Vang.
Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ xương cốt
Sau khi nhặt hết cốt, rửa sạch, trải tấm ni lông ở dưới, tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người. Riêng sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên. Mọi thứ xương phải kiểm tra sao cho đủ, không được phép thiếu.
Có một cách mà dân gian thường áp dụng để kiểm tra đó là sau khi “đãi cốt” xong, cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên thì có nghĩa đã hết cốt. Trường hợp, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt thì có nghĩa là xương cốt của người mất chưa hết, cần phải kiểm tra lại.
5. Lưu ý quan trọng khi bốc mộ
-
Người có bệnh, trẻ em, phụ nữ có thai không nên đi bốc mộ.
-
Tuổi Nam kỵ tam hợp, tuổi Nữ kỵ tứ hành xung tránh mặt lúc mở nắp quan tài và khi hạ huyệt..
-
Mộ phần chưa đủ thời gian cải táng.
-
Không nên bốc mộ vào năm nhuận (theo quan niệm dân gian)
-
Thực hiện bốc mộ vào ban đêm, từ đêm cho đến 5 – 6h sáng, trước khi mặt trời mọc.
-
Chọn hướng tốt và xây hầm mộ, hướng mộ theo mệnh của người mất, nếu an táng chung trong khuôn viên lăng mộ của dòng họ thì bên trên theo hướng chung, bên dưới có thể dùng 24 cung sơn hướng để điều chỉnh.
-
Lễ xin Thần linh trước khi phá nấm, mở nắp và hạ huyệt. Sau khi xong lễ tạ chu đáo, chỗ huyệt mới và cũ đều rắc tiền vàng xuống đáy.
6. Sắm lễ và văn khấn bốc mộ
6.1. Các lễ vật cúng bốc mộ
-
1 vuông vải điều
-
20 tờ trang kim
-
50 lít nước Vang ( ngũ vị )
-
50 lít nước sạch
-
2 lít rượu
-
10 khăn mặt mới
-
2 bàn chải to
-
1 bàn chải đánh răng
-
3 chậu to mới
-
50 kg củi
6.2. Văn khấn bốc mộ
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.
Hôm nay là ngày….tháng…..năm…, tại tỉnh…..huyện…..xã …..thôn…..
Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền.
Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ) xưa, vắng xa trần thế.
Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.
Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.
Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.
Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.
Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.
Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.
Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Theo phong tục tập quán trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Dưới đây, là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày……tháng…..năm……………………….
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..
Ngụ tại………………………………………………………..
Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại…………………………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tấu trình.
Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Trên đây là các thông tin về kinh nghiệm về thủ tục bốc mộ, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, Bình Tùng Stone tập hợp và cập nhật sớm nhất!
- Chia sẻ: