Kỹ sư phần mềm là gì? Những điều bạn cần biết về ngành kỹ sư phần mềm

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, ngành kỹ sư phần mềm ngày càng cấp thiết. Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm vì thế mà trở nên rộng mở. Trong bài viết này, TopCV sẽ có những phân tích chi tiết về công việc kỹ sư phần mềm là gì để các bạn trẻ có cái nhìn khách quan nhất.

Cùng TopCV tìm hiểu kỹ sư phần mềm là gì và một số công việc của kỹ sư phần mềmCùng TopCV tìm hiểu kỹ sư phần mềm là gì và một số công việc của kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm là một trong năm chuyên ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, tên tiếng anh là Software Engineer. Đây là những người phân tích nhu cầu của người dùng, so sánh nguồn lực của công ty để kiến trúc để phát triển, triển khai một giải pháp hệ thống phần mềm giải quyết các nhu cầu đó.

Thông thường, các kỹ sư phần mềm sử dụng kĩ thuật toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế và kiểm tra, đánh giá phần mềm của mình hoặc của người khác. Sau khi kiểm tra tiêu chuẩn của chương trình, các kỹ sư có liên quan đến việc duy trì các hệ thống phần mềm để xác nhận độ tin cậy và hiệu quả.

Phân biệt kỹ sư phần mềm và lập trình viên

Công nghệ thông tin (IT) là một ngành rộng lớn bao quát nhiều vị trí công việc. Trong đó, ngành kỹ sư phần mềm và lập trình viên là 2 mảng ngành nghề thường thấy. Đây là những công việc hỗ trợ nhau để sáng tạo và phát triển hệ thống ứng dụng phần mềm. 

Kỹ sư phần mềm và lập trình viên là 2 mảng ngành nghề thường thấy của mảng Công nghệ thông tinKỹ sư phần mềm và lập trình viên là 2 mảng ngành nghề thường thấy của mảng Công nghệ thông tin

Tuy nhiên, kỹ sư phần mềm và lập trình viên vẫn thường bị nhầm lẫn do lĩnh vực  và vị trí công việc tương đồng. Trên thực tế, 2 công việc này có những điểm khác biệt và yêu cầu riêng cho từng vị trí, cụ thể:

Tính chất công việc

Lập trình viên sẽ thực thi việc làm lập trình (đây chủ yếu là một hoạt động) còn những kỹ sư phần mềm sẽ thực thi những kỹ thuật phần mềm gồm phân tích, nhìn nhận (đây là một chuỗi các hoạt động).

Khi triển khai công việc, kỹ sư phần mềm đảm nhiệm việc tăng trưởng một phần mạng lưới hệ thống. Tiếp đến, họ tích hợp với các kỹ sư khác để hoàn thành nên loại sản phẩm/mạng lưới hệ thống. Trong khi đó, phần đông lập trình viên sẽ thao tác một mình dưới sự trao đổi, hướng dẫn của kỹ sư.

Kỹ năng làm việc

Đối với lập trình viên cần thông thuộc các ngôn từ lập trình, có năng lực tư duy lập trình để tạo ra phần mềm tốt. Phần lớn họ thao tác cá thể và chỉ tích hợp khi tham gia quá trình Review Code và Test Code.

Ngược lại, kỹ sư phần mềm lại là một phần của một nhóm lớn. Để tăng trưởng mạng lưới hệ thống phần mềm, kỹ sư cần tích hợp với những bên tương quan để thực thi nhiều quy trình.

Yêu cầu công việc

Một lập trình viên được tuyển dụng để viết các chương trình, trong khi đó kỹ sư phần mềm được thuê để thiết kế một mạng lưới hệ thống phần mềm. 

Về cơ bản, các kỹ sư sẽ phác họa, nhìn nhận bức tranh tổng quan về mạng lưới hệ thống và tách chúng thành các chương trình nhỏ lẻ. Sau đó, họ sẽ triển khai lý giải, hướng dẫn lập trình viên hiện thực hóa chương trình này bằng ngôn từ lập trình.

>>> Xem thêm: Kỹ sư là gì? Một số việc làm kỹ sư HOT hiện nay

Nhìn chung, kỹ sư sẽ phác họa, nhìn nhận bức tranh tổng quan về mạng lưới hệ thống Nhìn chung, kỹ sư sẽ phác họa, nhìn nhận bức tranh tổng quan về mạng lưới hệ thống 

Bản mô tả công việc của kỹ sư phần mềm 

Một kỹ sư phần mềm sẽ đảm nhiệm những đầu mục công việc nào? Dưới đây sẽ là câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc phía trên.

Tìm hiểu và xác định nhu cầu khách hàng

Đây là nhiệm vụ quan trọng bởi sản phẩm phần mềm làm ra cuối cùng vẫn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Một khi xác định chính xác nhu cầu người dùng, doanh nghiệp đã tìm ra cho mình “la bàn” hữu ích.

Theo đó, kỹ sư phần mềm nhận nhiệm vụ khám phá những điều khách hàng thật sự cần, vấn đề họ mong muốn được giải quyết khi sử dụng sản phẩm. Cần đặt ra những câu hỏi như: “Người dùng muốn sử dụng sản phẩm để giải quyết vấn đề nào đang gặp phải?”, “Người dùng cần điều gì khi sử dụng sản phẩm?”, “Ứng dụng nào người dùng cảm thấy dễ sử dụng nhất?”,… Và nhiều câu hỏi khác nhằm tìm hiểu nhu cầu sâu xa nhất của khách hàng đối với sản phẩm.

Chịu trách nhiệm thiết kế chương trình mới

Sau khi tìm hiểu và nắm rõ nhu cầu của khách hàng, người kỹ sư phần mềm sẽ bắt đầu vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng và sự sáng tạo của mình để lên ý tưởng thiết kế ra chương trình, hệ thống phần mềm tối ưu nhất. Mục tiêu là giải quyết được nhu cầu, phù hợp với nguồn lực hiện có của người dùng.

Kỹ sư cần nắm bắt tâm lý khách hàng để thiết kế chương trình tối ưu nhấtKỹ sư cần nắm bắt tâm lý khách hàng để thiết kế chương trình tối ưu nhất

Phối hợp, hướng dẫn lập trình viên tạo ra chương trình

Khi đã có trong tay bản kế hoạch hệ thống phần mềm, công việc tiếp theo của kỹ sư phầm mềm đó là phối hợp, hướng dẫn và giải thích cho lập trình viên về những yêu cầu mà người dùng mong muốn. Qua đó, phần mềm viết ra sẽ đi “đúng đích”, có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu người dùng hơn.

Phụ trách kiểm tra và cài đặt chương trình cho khách hàng

Công việc của kỹ sư phần mềm lúc này là sẽ kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để xem có hay không gặp trục trặc và tiến hành cài đặt chương trình cho người dùng. Bên cạnh đó, họ còn đưa ra cách sử dụng, giải đáp các thắc mắc nhằm đảm bảo người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng.

Tham gia vào hoạt động bảo trì, nâng cấp hệ thống

Đặc điểm chung của các phần mềm thường đỏi hỏi phải nâng cấp, bảo trì để hoạt động trơn tru. Vì vậy theo định kỳ, các kỹ sư phần mềm sẽ theo dõi, kiểm tra, thực hiện nâng cấp hoặc khắc phục sự cố cho phần mềm khi cần thiết.

Apply IT phần mềm

Chương trình đào tạo kỹ sư phần mềm có khối lượng kiến thức gồm kiến thức đại cương và kiến thức chuyên mônChương trình đào tạo kỹ sư phần mềm có khối lượng kiến thức gồm kiến thức đại cương và kiến thức chuyên môn

Kỹ sư phần mềm học ngành gì và học trường nào?

Hiện nay, có nhiều trường Đại học nổi tiếng giảng dạy ngành kỹ sư phần mềm. Ngoài một vài cái tên nổi bật như Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Giao thông Vận tải,… còn có một số trường quốc tế và trường tư khác có mặt trong danh sách.

Kỹ sư phần mềm học ngành gì?

Nhu cầu về nhân lực kỹ sư phần mềm tại các doanh nghiệp hiện nay rất lớn. Nếu muốn theo đuổi cơ hội việc làm ngành học này, các bạn trẻ cần phải được đào tạo đại học ở những chuyên ngành Công nghệ phần mềm hoặc các lĩnh vực có liên quan khác. Ngoài ra, các bạn vẫn có thể kiếm được việc với tấm bằng cao đẳng hay thậm chí kinh nghiệm thực tế mà không cần bằng cấp. Dù vậy, mức lương và vị trí lập trình ở cấp thấp.

Chương trình đào tạo kỹ sư có khối lượng kiến thức gồm kiến thức đại cương và kiến thức chuyên môn. Người học sẽ được đào tạo các kiến thức chung về công nghệ thông tin và phần mềm. Kiến thức chuyên môn bao gồm lập trình, xây dựng và phát triển phần mềm. Ngoài ra còn học về kỹ năng vận dụng các công cụ để bảo trì phần mềm.

Chuyên ngành công nghệ thông tin được xem là cái nôi sản xuất ra các kỹ sư phần mềmChuyên ngành công nghệ thông tin được xem là cái nôi sản xuất ra các kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm học trường nào?

Ngành kỹ sư phần mềm học trường nào? Các bạn trẻ có thể tham khảo các ngành học và môi trường đào tạo để lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng của bản thân:

Khu vực miền Bắc

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST): Các chuyên ngành đào tạo gồm Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin.

Trường Đại học Công nghệ (UET): Chuyên ngành đào tạo gồm Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.

Trường Đại học FPT: Chuyên ngành đào tạo gồm Kỹ sư phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo.

Khu vực miền Trung

Đại học Duy Tân: Chuyên ngành đào tạo gồm Khoa học máy tính, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật Phần mềm, Công nghệ Phần mềm chuẩn CMU.

Đại học Quảng Bình: Chuyên ngành đào tạo gồm Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm.

Khu vực miền Nam

Đại học Công nghệ thông tin (UIT): Chuyên ngành đào tạo gồm Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu,…

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Chuyên ngành đào tạo gồm Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu.

Hiện nay có rất nhiều trường đại học giảng dạy chuyên ngành CNTT tại Việt NamHiện nay có rất nhiều trường đại học giảng dạy chuyên ngành CNTT tại Việt Nam

Tình hình tuyển dụng kỹ sư phần mềm tại Việt Nam

Tình hình tuyển dụng kỹ sư phần mềm tại Việt Nam những năm gần đây như thế nào. Và một số dự báo tương lai dành cho công việc này là gì. Cùng chúng tôi giải đáp ngay sau đây!

Thực trạng tuyển dụng và mức lương

Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Dựa trên báo cáo thị trường IT năm 2021 của TopDev, thị trường tuyển dụng cần 450.000 nhân lực CNTT. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam (tính đến Quý 1/2021) là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của ứng viên và các yêu cầu kinh doanh. 

Trong khi đó, mức lương của kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm trung bình tối thiểu trong khoảng hơn 7,000.000 triệu đồng và có rất nhiều cơ hội ở mức lương 11,000.000 – 28,000.000 triệu đồng mỗi tháng. Nếu có nhiều kinh nghiệm hơn con số này có thể lớn tới 35,000.000 triệu đồng và tối đa đến 140,000.000 triệu đồng; cũng theo Báo cáo của TopDev.

Nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao trong nhiều năm trở lại đâyNhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao trong nhiều năm trở lại đây

Đáng chú ý hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Ứng viên chưa áp ứng đủ yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thiếu hụt nhân sự. Theo sau đó là lý do ứng viên chưa áp ứng đủ yêu cầu về kỹ năng mềm và kinh nghiệm. Tỷ lệ nghỉ việc cao.

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong năm 2021 cũng rõ ràng hơn với 44,6% doanh nghiệp cho biết đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nhân sự, Báo cáo thị trường tuyển dụng năm 2021 của TopCV đã chỉ ra. Trong năm 2022, các công ty Công nghệ sẽ tiếp tục cạnh tranh gay gắt hơn nhiều để tuyển dụng vị trí kỹ sư phần mềm, cũng như lấp đầy các vị trí IT khác ngày một tăng trong thời gian ngắn hơn.

>>> Xem thêm: Kỹ sư thiết kế phần mềm là gì và thực hiện những nhiệm vụ gì?

Tìm việc làm kỹ sư phần mềm ở đâu?

Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm tại các công ty, doanh nghiệp hiện rất lớn. Các bạn trẻ hoàn toàn có nhiều cơ hội để tìm được vị trí công việc với mức lương đủ khiến nhiều người mơ ước.

TopCV là nền tảng tuyển dụng công nghệ cao luôn liên tục cập nhật những tin tức tuyển dụng việc làm kỹ sư phần mềm mới nhất đến từ các doanh nghiệp và tổ chức uy tín. Nền tảng với 30.000+ việc làm được cập nhật mỗi ngày từ 190.000+ nhà tuyển dụng uy tín, kết nối thành công trung bình 250.000+ ứng viên mỗi tháng. 

Apply việc làm IT

TopCV mang đến tin tức tuyển dụng ngành công nghệ thông tin chất lượng TopCV mang đến tin tức tuyển dụng ngành công nghệ thông tin chất lượng 

TopCV mang đến tin tức tuyển dụng ngành công nghệ thông tin chất lượng với chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhất. Ngoài các cơ hội việc làm kỹ sư phần mềm, ứng viên còn có thể tham khảo thêm nhiều việc làm khác với mức lương hấp dẫn trên nền tảng.

Kết luận

Với những chia sẻ trên hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ kỹ sư phần mềm là gì? Cũng như mô tả công việc của ngành nghề này. Đừng quên sử dụng TopCV – nền tảng tuyển dụng hàng đầu hiện nay để tìm kiếm cơ hội việc làm kỹ sư phần mềm chất lượng nhất.