Kỹ sư phần mềm là gì? Tất tần tật về ngành kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là một ngành học đang rất “hot hit” trong thời điểm hiện tại. Đặc biệt, đây là nghề nghiệp được biết tới có thu nhập cao, lên tới cả nghìn đô cho sinh viên mới ra trường. Do đó, có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành học này. Vậy kỹ sư phần mềm là gì? Chương trình học và cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Kỹ sư phần mềm là gì?
Hiểu một cách đơn giản, kỹ sư phần mềm (Tên tiếng Anh: Software Engineer) là những người có khả năng tạo ra phần mềm hoặc hệ thống máy tính. Họ có chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành máy tính hay phát triển phần mềm.
Kỹ sư phần mềm sẽ ứng dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm nhằm tham gia vào từng giai đoạn trong quá trình phát triển sản phẩm phần mềm (Gồm: Thiết kế, phát triển, bảo trì, kiểm thử và cuối cùng là đánh giá phần mềm).
Có thể nói, kỹ sư phần mềm có đặc điểm là họ sở hữu cái nhìn rất tổng quát và tham gia nhiều khâu trong phát triển phần mềm.
Phân biệt kỹ sư phần mềm với lập trình viên
Thoạt nghe qua hai từ “kỹ sư phần mềm” và “lập trình viên”, chúng ta sẽ dễ nhầm lẫn hai nghề nghiệp này với nhau. Vì chúng cùng thuộc ngành công nghệ thông tin và đều “hot” cả. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì chúng ta sẽ thấy chúng vốn khác nhau rất nhiều.
Kỹ sư phần mềm có gì đặc biệt?
Kỹ sư phần mềm thường có tầm nhìn rộng về cả nguồn lực của công ty, nhân sự hay khách hàng. Nhiệm vụ của họ là tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và so sánh, cân đối với nguồn lực của công ty để làm sao thiết kế ra được những phần mềm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó.
Vì vậy, kỹ sư phần mềm phải làm việc với khách hàng, với nhà quản lý và nhân sự có liên quan một cách thường xuyên để trao đổi, thảo luận về các phương án. Từ đó, họ sẽ xây dựng nên kế hoạch, cách triển khai hệ thống phần mềm, rồi sau đó đưa hướng dẫn cho lập trình viên thực hiện công việc cụ thể.
Lập trình viên là ai?
Lập trình viên là những người có chuyên môn về ngôn ngữ lập trình như: C++, Java, Python, PHP,… Họ là người viết nên mã code cho phần mềm.
Thay vì tham gia vào tất cả quá trình phát triển phần mềm như kỹ sư phần mềm, lập trình viên chỉ tập trung vào làm việc ở một khâu cụ thể (thiết kế, xây dựng phần mềm).
Lập trình viên thường xuyên làm việc với máy móc, thiết bị mà ít cần phải tiếp xúc với khách hàng. Họ sẽ nhận nhiệm vụ được giao từ kỹ sư phần mềm rồi tập trung thực hiện nhiệm vụ đó mà thôi.
So sánh điểm khác nhau giữa kỹ sư phần mềm và lập trình viên
Tóm tắt lại các nội dung nêu trên, sự khác nhau giữa kỹ sư phần mềm và lập trình viên được thể hiện qua bảng sau:
Đặc điểm
Kỹ sư phần mềm
Lập trình viên
Phạm vi công việc
Tạo nên một phần của cả hệ thống
Tạo nên một chương trình/phần mềm hoàn thiện
Công việc
Thực hiện một chuỗi các công việc kỹ thuật phần mềm
Chỉ thực hiện hoạt động lập trình
Tầm quan trọng của công việc
Phát triển hệ thống phần mềm theo nhu cầu khách hàng
Công việc lập trình là một phần nhỏ của hệ thống phần mềm
Thu nhập/Mức lương
Cao hơn lập trình viên
Thấp hơn kỹ sư phần mềm
Tính thực tế/chuyên môn của sản phẩm phần mềm
Phải cân đối tính chuyên môn của sản phẩm phần mềm với tính thực tế và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
Chương trình mang tính ý nghĩa và chuyên môn cao
Sự tương tác với con người
Tương tác thường xuyên với khách hàng, quản lý, người có trách nhiệm liên quan
Ít cần đến sự tương tác, làm việc có tính độc lập cao
Sự tương tác với máy móc
Làm việc với thiết bị, quy trình kỹ thuật
Chủ yếu làm việc với máy tính
Sản phẩm chủ yếu
Thiết kế hệ thống phần mềm
Viết chương trình phần mềm
Như vậy, có thể đưa ra nhận xét chung: Công việc của kỹ sư phần mềm có tính bao quát, tổng thể của cả một quá trình. Còn công việc của lập trình viên thì lại đi sâu vào lập trình chi tiết.
Mô tả công việc của kỹ sư phần mềm
“Kỹ sư phần mềm làm những gì?” là câu hỏi mà nhiều bạn đặt ra. Một kỹ sư phần mềm thường thực hiện các công việc như sau:
Tìm hiểu và xác định nhu cầu khách hàng
Đây là công việc quan trọng, bởi sản phẩm phần mềm được làm ra cuối cùng vẫn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vì thế, nếu xác định chính xác nhu cầu người dùng thì công ty đã có cho mình một chiếc la bàn hữu ích.
Trong công việc này, kỹ sư phần mềm sẽ tìm hiểu, khám phá ra những điều mà khách hàng thật sự cần, những thứ giải quyết được vấn đề họ gặp phải.
Thiết kế chương trình mới
Sau khi xác định rõ nhu cầu của khách hàng, kỹ sư phần mềm sẽ vận dụng hiểu biết, chuyên môn của mình lên ý tưởng thiết kế ra hệ thống phần mềm vừa đáp ứng được nhu cầu đó, lại vừa phù hợp với nguồn lực hiện có của công ty.
Phối hợp, hướng dẫn lập trình viên để tạo ra chương trình
Khi đã có trong tay bản kế hoạch hệ thống phần mềm, kỹ sư phần mềm sẽ phối hợp, hướng dẫn và giải thích cho lập trình viên về các yêu cầu mà khách hàng mong muốn ở chương trình. Từ đó, giúp chương trình được viết ra đi “đúng đích” hơn, có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng cao hơn.
Thực hiện việc kiểm tra, cài đặt chương trình cho khách hàng
Công việc của kỹ sư phần mềm không chỉ dừng lại sau khi sản phẩm được hoàn thành mà họ sẽ phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống xem có gặp lỗi hay trục trặc gì hay không. Sau đó, đưa ra hướng dẫn sử dụng đồng thời cài đặt chương trình cho khách hàng.
Tham gia vào hoạt động bảo trì, nâng cấp hệ thống
Đặc điểm chung của các phần mềm là thường hay được bảo trì, nâng cấp để hoạt động tốt hơn. Vì vậy, cứ sau một khoảng thời gian sử dụng, kỹ sư phần mềm sẽ theo dõi, kiểm tra, thực hiện nâng cấp hoặc khắc phục sự cố cho phần mềm khi cần thiết.
Các kỹ năng cần có của kỹ sư phần mềm
Nếu sở hữu cho mình các kỹ năng dưới đây, bạn sẽ có tố chất để trở thành một kỹ sư phần mềm tài năng:
Trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn bao giờ cũng quan trọng đối với tất cả các ngành nghề, đặc biệt là một ngành mang nặng tính kỹ thuật như công nghệ thông tin. Bạn cần đảm bảo kiến thức chuyên môn sau để làm tốt công việc của kỹ sư phần mềm: Viết mã code, kiến thức về các ngôn ngữ máy tính (ngôn ngữ lập trình), kiến thức khoa học máy tính, cấu trúc dữ liệu, sửa lỗi phần mềm,…
Trình độ ngoại ngữ
Phần lớn tài liệu chuyên ngành về ngành học kỹ sư phần mềm và các phần mềm hỗ trợ công việc đều được viết bằng tiếng Anh.
Đó là còn chưa kể, nếu bạn muốn theo đuổi một ngành có tốc độ tăng trưởng và thay đổi nhanh như công nghệ thông tin (Tính theo từng ngày, từng giờ) thì cần đọc được thông tin cập nhật nhanh nhất để tránh bị “lỗi thời” hay “lạc hậu”. Mà các thông tin này cũng sử dụng tiếng Anh để truyền tải tới người đọc.
Do đó, trình độ ngoại ngữ cũng như vốn từ vựng của bạn phải ở mức phong phú để làm tốt công việc của một kỹ sư phần mềm.
Kỹ năng phân tích, tư duy logic
Bạn cần sử dụng kỹ năng phân tích, tư duy logic để thấu hiểu nhu cầu của khách hàng cũng như nguồn lực của công ty. Sau đó làm sao “cân đo đong đếm” để hai yếu tố này được kết nối với nhau một cách phù hợp nhất.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Việc phát sinh vấn đề trong công việc là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối với nghề liên quan tới công nghệ, máy móc như kỹ sư phần mềm. Đó có thể là vấn đề về lỗi phát sinh do máy móc, thiết bị hay vấn đề giữa con người với con người. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để trở thành kỹ sư phần mềm thành công.
Khả năng quản lý rủi ro
Sau khi hoàn thành sản phẩm, rủi ro vẫn có thể xảy ra. Cho nên bạn cần dự đoán được rủi ro qua các con số báo cáo xu hướng và tìm ra phương hướng thích hợp để giải quyết rủi ro đó.
Kỹ năng giao tiếp, trình bày
Như đã nói ở trên, kỹ sư phần mềm không chỉ phải làm việc với máy móc, thiết bị mà còn phải thường xuyên trao đổi, làm việc với khách hàng, đối tác, quản lý cấp trên hay những đồng nghiệp cùng cấp để phối hợp tạo ra sản phẩm.
Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt, trình bày dễ hiểu, lưu loát để dễ dàng diễn đạt ý tưởng là thứ mà bạn cần trên con đường trở thành kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp.
Kỹ năng làm việc nhóm
Nếu bạn áp dụng tốt kỹ năng làm việc nhóm thì sẽ có thể tận dụng tối đa lợi ích từ hình thức làm việc này. Ví dụ: Bạn có thể nhận được nhiều ý kiến từ góc nhìn khác nhau của mọi người thay vì chỉ làm việc độc lập một mình. Nhờ vậy, mà sản phẩm bạn tạo ra cũng sẽ có chất lượng tốt hơn.
Kỹ năng quản lý dự án
Kỹ sư phần mềm là người tham gia vào hệ thống phần mềm, gồm nhiều bước và quy trình khác nhau. Nếu bạn sở hữu kỹ năng quản lý dự án tốt thì việc phân chia, phân công, giám sát dự án sẽ có hiệu quả tốt hơn nhiều. Nhờ vậy đảm bảo được đúng tiến độ công việc.
Khả năng tự học
“Tự học là vua của mọi loại kỹ năng”. Nếu bạn có kỹ năng tự học thì hoàn toàn có thể học thêm các kỹ năng khác một cách dễ dàng. Để có bước tiến xa và tạo ra sự khác biệt trong nghề kỹ sư phần mềm thì bạn cần thường xuyên cập nhật, không ngừng học hỏi kiến thức từ tài liệu tiếng Anh hoặc từ chuyên gia đầu ngành.
Tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì
Đặc thù công việc kỹ sư phần mềm là có liên quan tới các chương trình phần mềm và các mã code. Do đó, bạn cần có đức tính tỉ mỉ, cẩn thận để tránh gặp lỗi sai từ bước lên kế hoạch, thực thi cho đến đánh giá kết quả của toàn bộ quá trình. Đồng thời, bạn cũng cần kiên trì để theo đuổi dự án, chương trình từ đầu tới cuối.
Những thách thức đối với một kỹ sư phần mềm
Bất kể ngành nghề, vị trí công việc nào cũng gặp ít nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình làm việc. Với kỹ sư phần mềm, bạn thường phải gặp phải những thách thức chính sau:
Khó khăn trong vấn đề giao tiếp
Kỹ sư phần mềm đảm bảo các dự án luôn hoàn thành đúng hạn và đảm bảo các yêu cầu của những bên liên quan. Do đó, họ sẽ phải làm việc, tương tác với rất nhiều đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra là phải giao tiếp, tương tác như thế nào để các bên đều có lợi? Phải làm sao để mọi việc được suôn sẻ? Điều này đã trở thành bài toán khó đối với những kỹ sư phần mềm ít kinh nghiệm và cả những kỹ sư có nhiều kinh nghiệm.
Những khó khăn về kỹ thuật
Kỹ sư phần mềm luôn là những người có năng lực lập trình xuất sắc. Tuy nhiên, với sự thay đổi liên tục của ngành công nghệ, các kiến thức về lập trình, code hay tính logic trước đó đã không còn phù hợp. Điều này khiến họ gặp nhiều trở ngại trong việc phát triển phần mềm mới và các ứng dụng trong tương lai.
Làm việc nhóm
Thông thường, kỹ sư phần mềm sẽ phải làm việc cùng một nhóm để xử lý thông tin, đề xuất ý tưởng, xử lý các vấn đề, gặp gỡ khách hàng,… Khi đó, họ cần có khả năng làm việc nhóm tốt để giải quyết tất cả công việc phát sinh.
Tuy nhiên, làm việc nhóm sao cho hiệu quả, linh hoạt lại không hề dễ dàng. Họ rất dễ đặt cái tôi quá lớn và khó chấp nhận ý kiến của người khác. Điều này gây ra không ít khó khăn cho quá trình thực hiện các dự án.
Ngoại ngữ yếu
Đối với các công việc trong ngành công nghệ thông tin thì kỹ năng ngoại ngữ rất quan trọng. Thế nhưng, thực tế cho thấy các kỹ sư phần mềm còn khá yếu kỹ năng này. Dường như việc theo học một ngành nặng về khoa học, logic như IT đã làm hạn chế khả năng học ngôn ngữ của họ. Hệ quả là nhiều người có xu hướng né tránh học ngoại ngữ dù biết rõ tầm quan trọng của nó với công việc.
Cơ hội phát triển và mức lương của kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là một ngành học rất hot và có mức lương “khủng” nếu bạn có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt.
Cơ hội phát triển của kỹ sư phần mềm ra sao?
Sức nóng của ngành học công nghệ thông tin nói chung và kỹ sư phần mềm nói riêng chưa bao giờ dừng lại. Nhu cầu về nhân lực kỹ sư phần mềm tại các công ty hiện nay là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra rất nhiều công sức và phúc lợi để tìm kiếm, thu hút và đãi ngộ kỹ sư phần mềm tài năng.
Nếu học ngành kỹ sư phần mềm, sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại: Các công ty phát triển về game, công ty tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ,…
Khi tích lũy được nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể làm việc với vai trò quản lý, nhân viên quản lý dự án,… Còn nếu muốn theo đuổi con đường học thuật, hàn lâm thì bạn nên tiếp tục nghiên cứu để giành học vị thạc sĩ, tiến sĩ, sau đó giảng dạy tại trường đại học.
Kỹ sư phần mềm lương bao nhiêu?
Kỹ sư phần mềm thường được săn đón rất nồng nhiệt và có mức lương khá cao so với các nghề nghiệp khác. Theo thông tin từ các trang tuyển dụng trực tuyến thì kỹ sư phần mềm là vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất của những “ông lớn” như: FPT, Viettel, VNPT, BKAV,…
Về mức lương, trung bình mức lương mà các doanh nghiệp đưa ra để tuyển dụng kỹ sư phần mềm là khoảng 1.527 USD/tháng, tức là khoảng hơn 35 triệu đồng/tháng (Giai đoạn 2010 – 2020). Mức lương cụ thể sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm, thành tích nổi bật hay năng lực chuyên môn của mỗi ứng viên.
Còn lương kỹ sư phần mềm mới ra trường thường nằm trong khoảng từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Sau đó, mức lương sẽ tăng dần theo trình độ và kinh nghiệm của từng người.
Tầm quan trọng của việc phát triển phần mềm
Phát triển phần mềm có tầm quan trọng rất lớn trong doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các phòng ban hay bộ phận trong công ty thực hiện công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn. Việc phát triển phần mềm cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian quản lý, giám sát.
Phát triển phần mềm còn giúp người quản lý dễ dàng nắm bắt tiến độ, tình hình thực hiện công việc của nhân viên. Nhờ đó mà công việc diễn ra hiệu quả hơn và sự phối hợp giữa các cấp bậc trong công ty chặt chẽ hơn.
Một số trường đào tạo ngành kỹ sư phần mềm và điều cần lưu ý
Dưới đây là một số trường Đại học có chất lượng đào tạo tốt của Mua Bán muốn chia sẻ đến bạn:
Trường đào tạo ngành kỹ sư phần mềm tại Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo kỹ sư phần mềm
Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) là ngôi trường danh giá tại Việt Nam đào tạo về ngành công nghệ thông tin, trong đó có kỹ sư phần mềm. Trường thuộc Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương nên bạn có thể an tâm về chất lượng đào tạo của HUST.
Để trở thành kỹ sư phần mềm, bạn nên đăng ký vào những ngành như: Hệ thống thông tin, quản lý thông tin hay khoa học máy tính của trường. Đây đều là ngành xét tuyển theo khối A00 và A01.
Trường Đại học công nghệ – ĐHQGHN
Đây là trường trực thuộc trường Đại học quốc gia Hà Nội. Với 18 năm kinh nghiệm, trường đại học công nghệ là một trong những trường có chất lượng giảng dạy về công nghệ thông tin tốt nhất khu vực phía Bắc.
Các ngành học mà bạn có thể xem xét để theo đuổi công việc kỹ sư phần mềm là: Công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông,… Để được xét tuyển vào trường, bạn cần làm bài thi đánh giá năng lực mà trường đề ra.
Trường đào tạo ngành kỹ sư phần mềm tại TPHCM
Trường đại học công nghệ thông tin – ĐHQG TP HCM
Trường Đại học công nghệ thông tin trực thuộc đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ uy tín để đào tạo về ngành công nghệ thông tin.
Để theo học ngành kỹ sư phần mềm, bạn hãy xem xét ứng tuyển vào những ngành học sau: Khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật máy tính, khoa học dữ liệu,…
Giống như trường đại học công nghệ – ĐHQG Hà Nội, trường đại học công nghệ thông tin cũng sử dụng bài thi đánh giá năng lực được thiết kế riêng biệt để đánh giá thí sinh. Do đó, nếu muốn ứng tuyển thì bạn hãy tìm hiểu kỹ về bài thi này.
>>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin khối nào? Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin mới nhất
Trường đại học FPT và ngành kỹ sư phần mềm
Trường Đại học FPT cũng khá nổi tiếng về chất lượng và danh tiếng trong lĩnh vực đào tạo ngành học công nghệ thông tin nói chung và kỹ sư phần mềm nói riêng.
Để theo học kỹ sư phần mềm, bạn nên chọn ngành: Kỹ thuật phần mềm ở Đại học FPT. Các khối thi được áp dụng để xét tuyển là: A00, A01, D00, D90.
Lời kết
Trên đây là nội dung chia sẻ của Muaban.net về ngành học kỹ sư phần mềm. Hy vọng, qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này và có thể đưa ra cho mình quyết định sáng suốt khi lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai. Đừng quên theo dõi website Muaban.net để tìm việc làm mới nhất, uy tín nhất tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: