Kỹ thuật phần mềm: Cơ hội nghề nghiệp và tương lai xán lạn

Ngành Kỹ thuật phần mềm là một ngành nghề liên quan đến việc phát triển, kiểm tra và bảo trì phần mềm, bao gồm nhiều nhiệm vụ như thiết kế, phát triển, kiểm tra và tư vấn phần mềm. Các chuyên gia trong ngành này cần phải có kiến thức về lập trình, các công nghệ phần mềm và quản lý dự án phần mềm.

Cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết về ngành Kỹ thuật phần mềm trong khuôn khổ bài viết này nhé.

nganh ky thuat phan memnganh ky thuat phan mem

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?

Ngành Kỹ thuật phần mềm (tiếng Anh là Software Engineering) là một lĩnh vực chuyên sâu trong công nghệ thông tin, chịu trách nhiệm trong việc phát triển, thiết kế, xây dựng và bảo trì các phần mềm cho các hệ thống máy tính và điện toán đám mây. Ngành bao gồm các kiến thức về lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, giải thuật và quản lý dự án phần mềm.

Học kỹ thuật phần mềm có nghĩa là bạn sẽ học về các kỹ thuật tạo ra phần mềm, ứng dụng và chương trình, nói đơn giản hơn đó là code và các kỹ thuật liên quan.

Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo ra các kỹ sư, cử nhân phần mềm, và nếu bạn học đủ giỏi, thẩm thấu kiến thức đủ tốt, mình tin bạn sẽ thành công, không chỉ với ngành học này mà bất kì ngành nào cũng vậy.

Chương trình học ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên ngành về Lập trình trực quan, công nghệ phần mềm, phương pháp phát triển phần mềm hướng đối tượng, phương pháp mô hình hóa, phát triển game, ứng dụng di động, giao tiếp người máy, kiểm chứng phần mềm, quản lý dự án phát triển phần mềm, lập trình java, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu, công nghệ web và ứng dụng, xử lý song song, công nghệ Portal, ;ập trình trên thiết bị di động…

Ngành Kỹ thuật phần mềm có mã ngành xét tuyển đại học là 7480103.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm

Vì là một ngành nổi bật nên hiện nay rất nhiều trường đào tạo ngành học này, bạn có thể lựa chọn một trong những trường dưới đây và tham khảo cả điểm chuẩn năm 2022 nhé, bạn cũng có thể nhắn hoặc để lại comment nơi bạn muốn học, mình sẽ tư vấn các trường đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm ở gần nơi bạn ở nhất nhé.

Các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật phần mềm năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

a) Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc

b) Khu vực miền Trung & Tây Nguyên

c) Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 28.05 điểm (thang điểm 30).

3. Ngành Kỹ thuật phần mềm thi khối nào?

Ngành Kỹ thuật phần mềm có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, Anh, KHTN)

4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm

Chúng ta cùng tham khảo chương trình đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TPHCM nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Triết học Mác – Lênin

Kinh tế Chính trị Mác – Lênin

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Giải tích

Đại số tuyến tính

Cấu trúc rời rạc

Xác suất thống kê

Nhập môn lập trình

Anh văn 1

Anh văn 2

Anh văn 3

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng

Kỹ năng nghề nghiệp

Pháp luật đại cương

II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1. Nhóm các môn học cơ sở nhóm ngành

Lập trình hướng đối tượng

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Cơ sở dữ liệu

Nhập môn mạng máy tính

Hệ điều hành

Giới thiệu ngành Kỹ thuật Phần mềm

Tổ chức và cấu trúc máy tính II

2. Nhóm các môn học cơ sở ngành
Học phần bắt buộc:

Lập trình trực quan

Nhập môn công nghệ phần mềm

Phương pháp phát triển phần mềm hướng đối tượng

Học phần tự chọn:

Phương pháp mô hình hóa

Nhập môn phát triển game

Nhập môn ứng dụng di động

Đặc tả hình thức

Công nghệ phần mềm chuyên sâu

Phát triển phần mềm mã nguồn mở

Giao tiếp người máy

Kiểm chứng phần mềm

Quản lý dự án phát triển phần mềm

3. Nhóm các môn học tự chọn chuyên ngành

Ngôn ngữ lập trình Java

Điện toán đám mây

Chuyên đề Cơ sở dữ liệu nâng cao

Các phương pháp lập trình

Phương pháp luận sáng tạo Khoa học – Công nghệ

Công nghệ Web và ứng dụng

Chuyên đề E-learning

Xử lý song song

Công nghệ Portal

Máy học và các công cụ

Công nghệ .NET

Lập trình trên thiết bị di động

Chuyên đề E-Government

Chuyên đề E-Commerce

Quản trị doanh nghiệp

Nhập môn ẩn thông tin và ứng dụng

Khởi nghiệp

Khai thác dữ liệu

Hệ hỗ trợ quyết định

Dữ liệu lớn

Mạng xã hội

Một số thuật toán thông minh

Phát triển ứng dụng VR

Nhóm các môn định hướng Phát triển phần mềm:

Phát triển, vận hành, bảo trì phần mềm

Chuyên đề các quy trình phát triển phần mềm hiện đại

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Kiến trúc phần mềm

Kỹ thuật phân tích yêu cầu

Chuyên đề J2EE

Nhóm các môn định hướng Môi trường ảo và game:

Lập trình game nâng cao

Thiết kế game

Lập trình đồ họa 3 chiều với Direct 3D

Phát triển và vận hành game

Lập trình TTNT trong game

Lập trình game trên các thiết bị di động

Thiết kế 3D game engine

III. KHỐI KIẾN THỨC TỐT NGHIỆP

Thực tập doanh nghiệp

Đồ án 1

Đồ án 2

Seminar các vấn đề hiện đại của Công nghệ Phần mềm

Mẫu thiết kế

Nguyên lý thiết kế thế giới ảo

Chuyên đề Mobile and Pervasive Computing

5. Học ngành kỹ thuật phần mềm ra trường làm công việc gì?

Tình hình cơ hội việc làm trong ngành kỹ thuật phần mềm rất tốt và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Do sự phát triển của công nghệ và sự cần thiết của phần mềm trong nhiều lĩnh vực, nhu cầu việc làm trong ngành này cao.

Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm các cơ hội công việc như sau:

  • Lập trình viên: Thiết kế, phát triển, thử nghiệm và bảo trì phần mềm.
  • Kỹ sư phần mềm: Thiết kế và quản lý quá trình phát triển phần mềm, giám sát các đội nhóm phát triển phần mềm.
  • Kiểm thử viên phần mềm: Thực hiện các kiểm thử phần mềm để đảm bảo tính đúng đắn, đầy đủ và đáng tin cậy của phần mềm.
  • Quản lý dự án phần mềm: Quản lý, lập kế hoạch, giám sát và đưa ra các quyết định cho các dự án phát triển phần mềm.
  • Chuyên gia phát triển ứng dụng di động: Phát triển ứng dụng di động trên các nền tảng khác nhau, bao gồm cả iOS và Android.
  • Chuyên gia bảo mật phần mềm: Thực hiện các phân tích bảo mật, đánh giá rủi ro và phát triển các giải pháp bảo mật cho phần mềm.
  • Chuyên gia dữ liệu: Thiết kế và triển khai cơ sở dữ liệu, xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu.
  • Chuyên gia truyền thông đa phương tiện: Thiết kế và phát triển các sản phẩm đa phương tiện như video, âm nhạc, trò chơi điện tử, trang web và ứng dụng.
  • Chuyên gia trí tuệ nhân tạo: Phát triển và triển khai các giải pháp trí tuệ nhân tạo cho phần mềm.

6. Mức lương ngành kỹ thuật phần mềm

Mức lương cho các chuyên gia kỹ thuật phần mềm thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm, chuyên ngành, vị trí và địa điểm làm việc.

Tại Mỹ, mức lương trung bình của lập trình viên có kinh nghiệm từ 1-3 năm có thể từ $60,000 – $85,000 một năm. Một nhà phát triển phần mềm với kinh nghiệm từ 3-5 năm có thể kiếm từ $85,000 – $120,000 một năm. Trong khi đó, một chuyên gia kỹ thuật phần mềm có kinh nghiệm trên 10 năm có thể kiếm hơn $150,000 một năm.

Tại Việt Nam, mức lương trung bình của một lập trình viên có kinh nghiệm từ 1-3 năm có thể kiếm từ 8-12 triệu đồng một tháng. Một nhà phát triển phần mềm với kinh nghiệm từ 3-5 năm có thể kiếm từ 12-20 triệu đồng một tháng. Trong khi đó, một chuyên gia kỹ thuật phần mềm có kinh nghiệm trên 10 năm có thể kiếm hơn 20 triệu đồng một tháng. Mức lương cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào địa điểm và lĩnh vực làm việc.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành kỹ thuật phần mềm và trở thành một chuyên gia kỹ thuật phần mềm, có một số phẩm chất quan trọng cần có:

  • Có sự quan tâm đến công nghệ: Người học ngành kỹ thuật phần mềm cần có sự quan tâm và đam mê đối với công nghệ và các sản phẩm phần mềm mới.
  • Khả năng tư duy logic: Khả năng suy luận logic và giải quyết vấn đề là một yếu tố quan trọng trong lập trình và phát triển phần mềm.
  • Có khả năng tự học: Ngành kỹ thuật phần mềm luôn có sự tiến bộ và thay đổi liên tục, do đó cần có khả năng tự học để cập nhật kiến thức mới.
  • Khả năng làm việc theo nhóm: Phát triển phần mềm thường là một nhiệm vụ nhóm, do đó cần có khả năng làm việc với nhóm và hợp tác.
  • Tiếng Anh: Để có thể theo dõi các công nghệ và kiến thức mới nhất, cần có khả năng đọc và hiểu tiếng Anh tốt.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về ngành Kỹ thuật phần mềm. Hi vọng sẽ có góp ích trong việc định hướng và lựa chọn ngành nghề cho các bạn học sinh trong tương lai.