LMS là gì? Cấu trúc và chức năng của LMS

Bạn đang quan tâm và tìm hiểu về E-learning và xuất hiện thuật ngữ LMS mà bạn chưa hiểu rõ, hãy cùng Nettop tìm hiểu về LMS qua bài viết này nhé!

LMS là chữ viết tắt của Learning Management System, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Hệ thống quản lý học trực tuyến. Về bản chất đây là một phần mềm ứng dụng cho phép việc quản lý, vận hành hệ thống các tài liệu, hướng dẫn, theo dõi, báo cáo và cung cấp các công nghệ giáo dục điện tử cho các khóa học hay chương trình đào tạo.

Theo Wikipedia, LMS có thể được định nghĩa là một tập hợp các công cụ phần mềm vi tính được thiết kế chuyên biệt để quản lý quá trình giảng dạy và học tập. Hệ thống này có thể cho phép tổ chức, quản lý, theo dõi, phân công nội dung – hoạt động giảng dạy – học tập, lượng giá, báo cáo tổng kết… hướng đến quản lý tổng thể các hoạt động của một chương trình đào tạo. Giá trị của hệ thống LMS chính là ở khả năng tạo một môi trường đào tạo trực tuyến, vận dụng các ứng dụng – công cụ trực tuyến (Web 2.0) đa dạng – phong phú để phục vụ vào mục đích giảng dạy và học tập của một tổ chức (bao gồm trường học, công ty). Hệ thống này thường được triển khai trên mạng vi tính (LAN: mạng máy tính quy mô của đơn vị hoặc Internet: mạng máy tính quy mô toàn cầu), cho phép nhiều người tham gia sử dụng cùng lúc mà không bị các rào cản về địa lý và thời gian.

Trên thế giới hiện tại có rất nhiều hệ thống LMS đến từ nhiều nhà cung cấp, nhưng cốt lõi, các hệ thống LMS này đều nhằm mục đích giải quyết các nhu cầu tương tác của các chủ thể chính trong hệ thống học trực tuyến, đó là người cung cấp nội dung học trực tuyến, người sử dụng nội dung học trực tuyến và người điều hành, quản lý tương tác học trực tuyến.

Xem thêm: Top 5 nền tảng LMS tốt nhất 2022 theo Forbes

Theo cấu trúc, một LMS được cấu thành từ 2 thành phần chính:

► Thành phần công nghệ nền gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lý và cung cấp các khóa học, chứng thực người dùng, cung cấp các dữ liệu hay thực hiện các thông báo,…Thành phần này được quản lý và điều khiển bởi người lập trình, người quản lý hệ thống.

► Thành phần thứ hai liên quan đến giao diện người dùng chạy trên nền các trình duyệt web (tương tự như Gmail/ Facebook). Thành phần này được dùng bởi các chủ thể trong hệ thống học trực tuyến như người quản lý, giảng viên và học viên.

Theo chức năng, LMS là một tổ hợp gồm một số chức năng cốt lõi sau:

 

► Chức năng quản lý lưu trữ dữ liệu số:
Chức năng này cho phép các chủ thể trên hệ thống E-Learning có thể đăng tải các khóa học cũng như các tài liệu số liên quan hỗ trợ người học. Các dữ liệu số được đăng tải có hệ thống phân loại theo định dạng tập tin, dung lượng, theo thời gian đăng tải,…và được kiểm soát nội dung.

 

► Chức năng bảo mật:
Đây là chức năng rất quan trọng trong hệ thống LMS, nó bảo vệ hệ thống dữ liệu của các chủ thể một cách an toàn. Hơn thế nữa, các thông tin cá nhân liên quan các chủ thể hoặc các dữ liệu liên quan đến tài chính cũng được bảo vệ.

 

► Chức năng đáp ứng:
– Tương thích đa chủng loại thiết bị truy cập: Chức năng này hỗ trợ nhiều thiết bị công nghệ truy cập hệ thống LMS như máy tính bàn, laptop, thiết bị di động, hay máy tính bảng,…
– Băng thông đảm bảo lưu lượng người dùng truy cập vào hệ thống học trực tuyến.

 

► Chức năng đa chủ thể:
Tính năng này hỗ trợ một lớp học/ một chương trình đào tạo trực tuyến có sự tham gia tương tác cùng lúc bởi nhiều giáo viên và nhiều học viên, họ đến từ nhiều nơi trên toàn thế giới.

 

► Chức năng đa ngôn ngữ:
Một LMS dùng làm mục đích kinh doanh, vận hành trên môi trường Internet có thể tiếp cận một cá nhân bất kỳ tại một quốc gia nào đó trên thế giới. Cho nên, việc cho phép chuyển đổi các ngôn ngữ qua lại hoặc ít nhất là một ngôn ngữ quốc tế cần được tích hợp vào hệ thống LMS.

 

► Kiểm soát đăng ký:
Khả năng kiểm soát và tùy chỉnh quá trình đăng ký học trực tuyến.

 

► Lịch:
Chức năng này thiết lập lịch cho các chương trình học tập trực tuyến như lịch học, thời hạn khóa học, lịch thi,…

 

► Chức năng quản lý giao dịch:
Chức năng này cho phép hệ thống LMS kiểm soát được các giao dịch phát sinh khi tương tác với các khóa học trực tuyến của các chủ thể: giao dịch giữa học viên với người cung cấp dịch vụ E-Learning (học phí); Giao dịch giữa người cung cấp dịch vụ E-Learning với tác giả khóa học (thù lao giảng viên/ tiền phân chia lợi nhuận khóa học) hay các giao dịch tiền ký gửi học theo hình thức ví điện tử,…

 

► Chức năng quản lý tương tác, hỗ trợ:
– Tương tác giữa các học viên: Chức năng này cho phép các học viên có thể trao đổi thông tin, trao đổi tài liệu qua hệ thống chat, email hoặc SMS,…nhằm tương tác hỗ trợ học tập.
– Tương tác giữa học viên với tác giả: Chức năng cho phép giữa học viên và tác giả khóa học/ chương trình đào tạo có thể trao đổi thông tin hoặc đánh giá, nhận xét lẫn nhau.
– Tương tác giữa học viên, giảng viên với quản trị hệ thống: Chức năng cho phép 2 chủ thể là người cung cấp kiến thức khóa học và người nhận khóa học tương tác trao đổi với quản trị hệ thống. Các vấn đề tương tác liên quan như các quy định, chế độ,…

 

► Chức năng thi, kiểm tra:
Chức năng này cho phép các học viên tham gia kiểm tra năng lực học tập hoặc xếp loại sau khai trải qua quá trình học. Các hình thức thi và kiểm tra phổ biến trên hệ thống LMS như trắc nghiệm, nhiệm vụ tương tác thông qua game,…

 

► Chức năng theo dõi, kiểm soát:
Chức năng này cho phép người học hoặc chủ thể trung gian quản lý người học có thể kiểm soát tiến trình học tập cũng như năng lực người học qua từng giai đoạn.

 

LMSLMS

TalentLMS 

Trong thời kỳ chuyển đổi số, việc áp dụng công nghệ trở thành một yêu cầu tất yếu để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường kinh doanh hiện đại. Với những tính năng vượt trội của hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS), nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng hệ thống này để nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên.

TalentLMS là nền tảng LMS hàng đầu tại Mỹ của tập đoàn Epignosis và được đánh giá là một trong 5 nền tảng tốt nhất hiện nay theo trang Forbes. Với TalentLMS, các doanh nghiệp có thể xây dựng các khóa học trực tuyến, đào tạo nhân viên một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Một điểm cộng của TalentLMS là nền tảng này rất dễ sử dụng. TalentLMS là một trong số ít các công cụ hỗ trợ ngôn ngữ tiếng việt với giao diện thân thiện, trực quan. Hơn nữa, TalentLMS cũng tích hợp với các ứng dụng và công nghệ khác, bao gồm các nền tảng video học tập, hệ thống quản lý nhân sự, và các công cụ tương tác trực tiếp với nhân viên.

Như vậy bạn đã có cái nhìn bao quát và hiểu hơn về LMS và các tính năng của LMS rồi chứ? Hiện nay Nettop đang là nhà phân phối của TalenLMS, một LMS phổ biến hàng đầu thế giới, nếu bạn đang quan tâm đến E-learning và LMS thì Nettop rất hân hạnh tư vấn và hỗ trợ, liên hệ Nettop qua [email protected] hoặc hotline: 0966360360.

5/5 – (2 bình chọn)

Mục lục bài viết

Share this post

Author

Nam Do

Anh Nam Do hiện đang là Founder & CEO của Nettop. Anh có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực triển khai các giải pháp đào tạo từ xa, đào tạo e-learning. Hi vọng các bài viết chia sẻ trên blog này có thể giúp mọi người thêm kiến thức hữu ích về e-learning, từ việc xây dựng kế hoạch đào tạo đến thiết kế khóa học tương tác và cách vận hành các hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp và trường học.