Làm Dốc Cho Xe Ô Tô Vào Nhà – Cách Tính Độ Dốc Chính Xác Nhất
Chắc hẳn có rất nhiều người đã và đang có chung một thắc mắc về việc làm dốc cho xe ô tô vào nhà như nào cho hợp lý. Khi bạn sở hữu một chiếc xe ô tô thì chắc chắn việc bạn cần làm là một cái dốc hay cầu để cho ô tô có thể vào nhà một cách dễ dàng. Nếu bạn vẫn chưa viết làm dốc cho xe ô tô vào nhà như nào cho hợp lý thì bạn hãy yên tâm. Bởi ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm thực tế nhất để bạn có thể làm một phát là ăn ngay, giúp ô tô của bạn có thể ra vào nhà dễ dàng hơn bao giờ hết.
Vì sao phải tính toán làm dốc cho xe ô tô vào nhà
Nhiều người mới mua xe vẫn chưa thể hiểu được tầm quan trọng của việc tính toán độ dốc thích hợp để xe ô tô có thể lên xuống và di chuyển xe ra vào nhà dễ dàng. Nếu nhà bạn nằm trong khu có diện tích lớn, đường ra vào gara xe bằng phẳng thì đương nhiên không có gì để nói. Tuy nhiên, nếu bạn cần tối ưu diện tích ngôi nhà và gara để xe nằm phía dưới tầng hầm thì việc tính toán đường dốc cho xe ô tô vào nhà là vô cùng cần thiết.
Làm dốc cho xe ô tô vào nhà vừa để giúp xe di chuyển một cách dễ dàng, không bị va chạm, lại vừa có thể giúp tiết kiệm diện tích, tiền của. Việc bạn thiết kế và tính toán độ dốc lên xuống và ra vào cho xe ô tô theo cảm tính sẽ có thể khiến xảy ra một số những vấn đề sau:
-
Xe rất dễ bị đụng vào gầm khi xe lên dốc
-
Dễ bị đụng đầu mũi xe với mặt đường khi đi xuống dốc
-
Gầm xe bị va chạm với đỉnh dốc khi xe đang ở giữa dốc
Chính vì vậy, bạn cần phải biết cách tính toán cẩn thận khi làm dốc cho xe lên xuống vào nhà cho chính xác và phù hợp. Đừng nên làm bừa bãi để đến lúc làm xong lại phải đập đi xây nhé, như vậy sẽ vừa tốn công lại vừa tốn sức.
Những lưu ý cần biết khi làm dốc cho xe ô tô vào nhà
Trong quá trình thiết kế và xây gara để xe ở tầng hầm hay làm dốc cho xe ô tô vào nhà thì bạn cần phải nắm một số lưu ý quan trọng như sau:
Độ dốc cho xe ô tô lên xuống
Theo tiêu chuẩn xây dựng, độ dốc cần thiết kế đối với hầm gara hay nền nhà là không được dốc quá 15 – 20% so với chiều sâu của hầm và chiều cao cần lên.
Ví dụ: Nếu hầm gara sâu khoảng 1m thì chiều dài của dốc hầm phải lớn hơn hoặc bằng 5m. Chiều cao dốc được tính từ mép cửa tầng hầm và vuông góc với mặt đường dốc. Điều này để đảm bảo xe ô tô có gầm thấp sẽ không bị chạm gầm khi lên xuống.
Chống trơn trượt
Việc làm dốc cho xe ô tô vào nhà cũng cần đảm bảo độ an toàn và chống trợn trượt hiệu quả. Để giải quyết được vấn đề này, người ta sẽ thiết kế những rãnh xẻ để chống trơn cùng vật liệu hoàn thiện bề mặt. Thêm vào đó, ở đầu và cuối dốc cũng cần phải cắt nước để nước sẽ không thấm được xuống dưới hầm.
Đảm bảo an toàn
Những khu nhà phố thường có khoảng cách rất gần với đường. Chính vì vậy, cần phải thiết kế dốc cho xe ô tô vào nhà không được quá gần so với đường giao thông. Bởi vì nếu đi từ dốc xuống nếu gặp ngay đường giao thông đột ngột thì sẽ rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Cách làm dốc cho xe ô tô vào nhà
Như vậy, có thể thấy việc làm dốc cho xe vào nhà hay lên xuống là vô cùng quan trọng với những gia đình để ô tô dưới hầm, hoặc để xe cao hơn so với mặt đường. Vậy cách tính toán để làm đường dốc cho xe lên xuống cụ thể là như thế nào? Ngay dưới đây chúng tôi sẽ tiếp tục giúp bạn giải quyết thắc mắc này.
Đầu tiên, có 2 thông số kỹ thuật của xe ô tô mà bạn cần phải nắm được khi muốn tính toán để làm dốc cho xe ô tô vào nhà. Hai thông số kỹ thuật đó bao gồm:
-
Khoảng sáng gầm xe: đây là khoảng cách nhỏ nhất tình từ gầm xe đến mặt đường. Khoảng sáng gầm xe được ký hiệu là: H
-
Chiều dài cơ sở của xe: đây là khoảng cách giữa 2 trục của bánh xe), được kí hiệu là: L.
Bước 1:
Sau khi đã nắm được hai thông số ở trên, việc bạn cần làm là tính góc tối đa của đường dốc. Để tính được góc tối đa của đường dốc, bạn hãy áp dụng công thức: αmax = 2ARCTAN(2H/L)
Trong đó:
-
αmax: Là góc dốc lớn nhất (đơn vị đo là Radian)
-
ARCTAN: Là TAN nghịch đảo của 1 số
Ví dụ:
Bạn đang sở hữu chiếc xe Hyundai Elantra và muốn làm dốc cho xe ô tô vào nhà. Các thông số của chiếc xe này như sau:
Hyundai ElantraThông số
Dài x Rộng x Cao (mm)
4,620 x 1,800 x 1,450
Chiều dài cơ sở (mm)
2700
Khoảng sáng (mm)
150
Như vậy, khoảng sáng gầm xe là H=150mm và chiều dài cơ sở là L=2700mm.
Áp dụng công thức chúng tôi đã đề cập ở trên, ta tính được góc tối đa của đường dốc như sau: αmax = 2ARCTAN(2H/L) = 2ARCTAN(2×150/2.700) =0,22 Radian = 0,22 x 180 độ /3.14 = 12,68 độ
Góc dốc tính được ở trên sẽ là lớn nhất. Vậy khi chọn góc dốc thì bạn nên chọn góc dốc αmax nhỏ hơn 12.68 độ. Như vậy thì xe Hyundai Elantra sẽ không bị chạm gầm khi lên xuống dốc.
Bước 2:
Sau khi đã tính được góc tối đa của đường dốc, bạn cần tính chiều dài tối thiểu của đường dốc nếu biết chiều cao hoặc ngược lại. Cụ thể:
-
Trường hợp 1: Nếu nền nhà của bạn cao hơn so với mặt đường một khoảng là h. Vậy thì chiều dài tối thiểu của đường dốc cần tính sẽ là: lmin = h/TAN(αmax)
-
Trường hợp 2: Nếu đã biết chiều dài của đường dốc là l. Để biết được chiều cao tối đa hmax của nền nhà, ta sẽ sử dụng công thức như sau: hmax = l x TAN(αmax)
Lúc này, để xe ô tô có thể lên xuống dốc mà không bị chạm gầm, bạn cần phải chọn chiều dài của đường dốc sao cho lớn hơn chiều dài tối thiểu. Hoặc cần chọn sao cho độ cao của nền thấp hơn so với độ cao tối đa là được.
Như vậy, qua bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn cách làm dốc cho xe ô tô vào nhà theo tiêu chuẩn xây dựng với các công thức tính toán chuẩn xác nhất. Hy vọng điều này sẽ có thể giúp bạn làm được dốc để cho ô tô vào nhà dễ dàng và an toàn nhất nhé.
5/5 – (1 đánh giá sao)