Lang thang Tri Tôn – An Giang: Những địa điểm nên đến một lần trong đời

Mục lục bài viết

Lang thang Tri Tôn – An Giang: Những địa điểm nên đến một lần trong đời

Chủ nhật, 19/02/2023, 12:26 PM

(NSMT) – Tri Tôn là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh An Giang, Việt Nam. Nơi đây có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút các chân phượt bởi cảnh đẹp hoang sơ, kì bí, hùng vĩ của núi rừng. Hãy cùng tìm hiểu về những nét hấp dẫn tại nơi được gọi là “vùng du lịch tâm linh” của An Giang.

Hồ Tà Pạ

Hồ Tà Pạ nằm ở Tri Tôn, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Từ lâu, nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch biểu trưng cho vùng đất Tri Tôn, được người dân ưu ái gọi là “Tuyệt Tình Cốc” thu nhỏ tuyệt đẹp ở An Giang. Đây là sản phẩm do quá trình khai thác đá để lại, sau gần 10 năm, nhờ những nét đẹp thiên nhiên kì vĩ, hoang sơ và độc đáo, nơi đây đã nhanh chóng được đông đảo du khách chú ý và tìm đến để check-in, chụp ảnh.

Hồ Tà Pạ nhìn từ trên cao. Nguồn: Hồ Tà Pạ An Giang.

Hồ Tà Pạ nhìn từ trên cao. Nguồn: Hồ Tà Pạ An Giang.

Ban đầu, đường dẫn vào hồ chỉ là vùng hoang sơ, từ khi có dấu chân con người tìm đến, nơi đây đã được đầu tư để phát triển du lịch nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp thiên nhiên vốn có. Hồ Tà Pạ có độ sâu khoảng 17 mét, ngự trị giữa vùng trời đầy hoang sơ, phong cảnh lãng mạn, hữu tình, bao quanh là những vách đá vôi, nước trong hồ còn do mạch nước ngầm cùng nước mưa bồi đắp nên trong vắt đến lạ thường.

13909330_942299765892465_9118030441894235484_o Nơi đây thu hút các bạn trẻ bởi quang cảnh trong lành của thiên nhiên cùng con nước trong veo trên mặt hồ phẳng lặng.

Nơi đây thu hút các bạn trẻ bởi quang cảnh trong lành của thiên nhiên cùng con nước trong veo trên mặt hồ phẳng lặng.

Nơi đây đã sớm trở thành địa điểm check-in đặc trưng mỗi khi du khách có dịp ghé đến Tri Tôn – An Giang. Ngoài phong cảnh độc đáo, xung quanh hồ Tà Pạ còn là một vùng trời núi rừng, mang lại bầu không trí trong lành, tươi mát và thoải mái.

Chùa Tà Pạ (Chùa Núi)

Chùa Tà Pạ còn có tên gọi khác là Chùa Núi (Chùa Chưn-Num theo tiếng Khmer) thuộc xã Núi Tô – huyện Tri Tôn. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của miệt thứ An Giang.

Lơ lững giữa núi rừng, ngôi chùa Khmer này đã trở thành địa điểm tâm linh được du khách thường xuyên ghé đến tham quan, cầu phúc. Nguồn: Mekong Delta

Lơ lững giữa núi rừng, ngôi chùa Khmer này đã trở thành địa điểm tâm linh được du khách thường xuyên ghé đến tham quan, cầu phúc. Nguồn: Mekong Delta

Ngôi chùa theo Phật giáo Nam Tông nên có kiến trúc Khmer đặc trưng, đặc biệt, nếu đứng trên khu vực tần thượng của chùa, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát cả một vùng trời An Giang rộng lớn. 

Công trình đồ sộ uy nghi, được trạm trổ điêu khắc tinh xảo, đắp nối nhiều tranh tượng phù điêu hình chim thần Garuda, rắn thần Naga, tượng Cây No…. mang tính nghệ thuật cao.

Công trình đồ sộ uy nghi, được trạm trổ điêu khắc tinh xảo, đắp nối nhiều tranh tượng phù điêu hình chim thần Garuda, rắn thần Naga, tượng Cây No…. mang tính nghệ thuật cao.

Để đến được nơi đây, bạn phải đi bộ lên con đường cổng chùa dài gần 100m dẫn lên chính điện. Tuy nhiên, cung đường đã được xây cất rộng hơn, du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc thuê xe điện để di chuyển lên chùa.

Thốt nốt trái tim

Quanh co trên con đường làng dẫn ra những cánh đồng bạt ngàn lộng gió, có một cung đường sẽ dẫn bạn vào khu vực hàng cây Thốt nốt có hình dạng như một trái tim khổng lồ. Rẽ ngang UBND An Tức, chúng ta sẽ nhìn thấy trạm phát sóng điện thoại, đi thẳng vào đường hẻm ra đồng sẽ đến được vị trí của cây Thốt nốt trái tim.

Phóng tầm mắt ra xa để quan sát, bạn sẽ nhìn thấy sự ngẫu nhiên của các hàng cây thốt nốt vô tình tạo nên hình thù của một trái tim khổng lồ.

Phóng tầm mắt ra xa để quan sát, bạn sẽ nhìn thấy sự ngẫu nhiên của các hàng cây thốt nốt vô tình tạo nên hình thù của một trái tim khổng lồ.

Sở dĩ được gọi là Thốt nốt trái tim là vì trái tim được tạo thành từ 7 cây thốt nốt mọc san sát nhau. Canh đúng góc độ và vị trí, bạn sẽ có ngay một góc trái tim nguyên vẹn để check-in khi đến Tri Tôn – An Giang. 

Núi Tô (Đá Đầu Voi)

Tảng đá đầu voi được thiên nhiên tạo hóa một cách thần kì, có đầy đủ mắt, vòi, tai không chênh lệch tỉ lệ thật.

Tảng đá đầu voi được thiên nhiên tạo hóa một cách thần kì, có đầy đủ mắt, vòi, tai không chênh lệch tỉ lệ thật.

Để đến được tảng đá đầu voi, du khách phải di chuyển vào sâu trong rừng, cụ thể đi từ ngã tư Út My đến hồ Soay Chek, đi thẳng vào hồ Soay Chek sẽ thấy một tảng đá trông giống đầu con voi có vòi và hai tai. Cạnh đầu voi sẽ có một đoạn dốc thoải dẫn lên ngọn đồi, tại đây thường diễn ra nhiều cuộc tracking của các phượt thủ, thi leo núi, đi bộ lên núi… rất hấp dẫn.

Dóc thoải, bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lên check-in, chụp ảnh cùng đầu đá voi.

Dóc thoải, bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lên check-in, chụp ảnh cùng đầu đá voi.

Nơi đây đã sớm trở thành địa điểm check-in không thể bỏ lỡ bởi sự kì vĩ mà thiên nhiên ban tặng. Giữa núi rừng hoang sơ, rộng lớn lại có những tảng đá có hình thù là những con vật, tạo sự thú vị, tò mò cho du khách gần xa. Bên cạnh đó, điều này còn góp phần tạo nên nét đẹp linh thiên cho vùng đất An Giang tâm linh, trù phú.

Khu vực dưới chân núi trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết bởi các hàng quán do người dân địa phương kinh doanh tự túc, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của du khách gần xa.

Khu vực dưới chân núi trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết bởi các hàng quán do người dân địa phương kinh doanh tự túc, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của du khách gần xa.

Do được truyền thông rộng rãi nên giờ đây, địa điểm này đã được địa phương rào chắn cẩn thận, có khu bãi đậu xe cho du khách đến tham quan và dĩ nhiên là hoàn toàn miễn phí. Phía dưới chân núi còn có người bản địa bán nước, đồ ăn và có cả chỗ ngồi để khu khách dừng chân nghỉ ngơi, phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh bạt ngàn của núi rừng An Giang.

Trên đây là một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tri Tôn – An Giang được du khách quan tâm ghé đến. Ngoài ra, nơi đây còn rất nhiều địa điểm du lịch thú vị tạo nên nét riêng của du lịch vùng bảy núi.

Phùng Thảo