Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn cần lưu ý những gì? Cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Việc lắp đặt mạch điện trong nhà cần đảm bảo an toàn cao nhất vì nó liên quan trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Vậy cần lựa chọn sơ đồ mạch điện nào phù hợp để vừa an toàn, tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng tốt nhất. Khi lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn cần lưu ý những gì?
Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết được câu trả lời nhé!
Sơ đồ nguyên lý mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
Mục lục bài viết
Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
Quy trình lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn gồm 5 bước sau:
Bước 1. Vạch dấu
- Lỗ để luồn dây, lỗ bắt vít, thiết bị điện, bảng điện, hệ thống dây điện, đèn chiếu sáng …
- Các ký hiệu riêng biệt cho lỗ luồn dây và lỗ bắt vít.
Bước 2. Khoan lỗ
- Chọn mũi khoan, lắp mũi khoan vào bầu máy khoan.
- Khoan: Khoan lỗ bắt vít trước (∅2), khoan lỗ luồn dây sau (∅5).
Bước 3. Lắp các thiết bị điện vào bảng điện
- Cắt 5 đoạn dây dài 15 – 20cm, tiến hành nội dung nối dây.
- Xác định cực của công tắc.
- Đấu dây của công tắc đóng cắt và bảo vệ của bảng điện.
- Thực hiện lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện.
Bước 4. Kết nối các dây mạch
- Nối dây từ các thiết bị điện trên bảng điện vào đèn, đấu dây vào đui đèn.
- Cho dây điện vào ống luồn dây và đậy nắp lại,…
Bước 5. Kiểm tra
- Kiểm tra sản phẩm đạt tiêu chuẩn và hiệu quả.
- Được lắp đặt đúng theo sơ đồ.
- Các đầu nối đảm bảo an toàn điện, chắc chắn và đẹp mắt.
- Mạch đảm bảo tính liên tục.
- Kết nối mạch với nguồn điện và chạy thử nghiệm.
Sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
Dụng cụ, vật liệu và thiết bị cần chuẩn bị để lắp mạch điện.
Công cụ
- Kìm điện tử
- Kìm dây
- Máy khoan điện (hoặc dùng máy khoan cầm tay)
- Tua vít
- Bút chì điện
- Dao nhỏ
- Cái thước
- Bút chì
Vật liệu và thiết bị
Lưu ý khi lắp đặt mạch điện
Khi lắp đặt mạch điện theo một quy trình khoa học sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên thông thoáng, không bị vướng víu bởi các đường dây điện và giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, nhất là đối với những nhà hàng, khách sạn,… có diện tích rộng.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt mạch điện cũng như sử dụng điện trong toàn hệ thống, khi lắp đặt mạch điện, người lắp đặt cần lưu ý những điều sau:
- Khi lắp đặt đường dây điện nổi: Kiểu lắp đặt mạch điện này không còn được phổ biến rộng rãi, hạn chế của kiểu lắp đặt mạch điện này là không được đẹp mắt và dẫn đến mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, việc lắp đặt mạch điện nổi có ưu điểm là dễ dàng kiểm tra và sửa chữa, chi phí lắp đặt thấp.
- Khi lắp đặt đường dây điện chìm: Hiện nay khi thi công nhà các kiến trúc sư thường thiết kế sơ đồ mạch điện nhà theo đường dây điện chìm. Lắp đặt mạch điện theo cách này có ưu điểm là đẹp, sang trọng, gọn gàng nhưng chi phí lắp đặt cao, cần tính toán kỹ lưỡng.
- Khi lắp đặt mạch điện cho ngôi nhà, không được đặt dây dẫn hoặc dây cáp không có vỏ bọc bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới lớp vữa trát của tường và trần.
- Đối với các thiết bị chiếu sáng trong nhà: Tùy theo nhu cầu sử dụng và diện tích sử dụng mà chủ đầu tư sẽ xác định cần bao nhiêu thiết bị chiếu sáng để chiếu sáng. Một số nhà có diện tích lớn sẽ cần lượng thiết bị chiếu sáng lớn, còn một số nhà có diện tích nhỏ thì chỉ cần một lượng thiết bị chiếu sáng phù hợp.
- Khi thiết kế sơ đồ mạch điện cần chú ý đến việc lắp đặt mạch điện đảm bảo, phù hợp, thuận tiện khi sử dụng.
- Dây dẫn điện phải là dây lõi đồng, tiết diện dây dẫn phải đủ tai cấp điện cho thiết bị sử dụng điện.
- Dây dẫn điện xuyên tường và qua mái phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không để nước mưa đọng trong đường ống hoặc chảy qua đường ống vào nhà. Khoảng cách từ vật cách điện đỡ dây dẫn của nhà đến mái không được nhỏ hơn 2m.
- Khi nối dây dẫn điện phải có các mối nối so le và quấn băng cách điện bên ngoài mối nối (đặc biệt là dây đôi).
Một số mối nối dây dẫn điện
- Đường dây chính trong nhà và từng đường dây phụ cũng như từng thiết bị điện gia dụng phải có cầu chì bảo vệ có vỏ bọc. Công suất của cầu chì bảo vệ phải đúng với công suất sử dụng để đảm bảo khi có sự cố chập điện, đường dây cầu chì phải cắt mạch điện (lưu ý: Cầu chì không dùng để bảo vệ người khỏi bị điện giật).
- Cầu dao, công tắc nguồn phải đặt ở vị trí dễ thao tác, không có vật cản phía dưới, rộng rãi, đủ sáng để đảm bảo đóng điện nhanh chóng, kịp thời khi cần thiết.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chủ đề: “Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn”. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu được cách lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn. Từ đó giúp bạn lắp đặt được mạch điện đúng theo quy trình sao cho đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo được an toàn về điện.