Lật tẩy các hình thức lừa đảo p2p Binance khi giao dịch tiền điện tử – Finhay
Bên cạnh cách đào Bitcoin truyền thống, giao dịch p2p qua nền tảng trung gian Binance được nhiều người lựa chọn. Nhà đầu tư tham gia thị trường Crypto có thể gặp phải lừa đảo p2p dẫn đến các mất mát đáng tiếc. Nếu bạn là nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch p2p tại Binance, nhất định bạn sẽ không thể bỏ qua các hình thức lừa đảo P2p Binance liên quan đến giao dịch bitcoin thường gặp dưới đây
Mục lục bài viết
Lý do giao dịch P2P chứa nhiều mối nguy cơ lừa đảo
Binance là sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm 2017, thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế. Sàn Binance là bên trung gian, nhà đầu tư sẽ giao dịch trực tiếp giữa người dùng với người dùng (peer to peer). Tại đây, nhà đầu tư có thể mua bán tiền ảo, các đồng coin với người dùng trên toàn thế giới, mang lại cơ hội kiếm lợi nhuận lớn.
Sàn Binance cho phép nhà đầu tư tự do thực hiện các giao dịch ngang hàng, mua bán đồng coin linh hoạt, hiệu quả. Tuy nhiên, giao dịch p2p Binance chứa nhiều mối nguy hiểm ảnh hưởng đến túi tiền của nhà đầu tư. Lý do các giao dịch p2p tại Binancer dễ bị lừa đảo có thể kể tới như:
-
Khi tiến hành giao dịch p2p, nhà đầu tư sẽ phải chuyển và nhận tiền trực tiếp bằng tài khoản ngân hàng của mình. Do vậy, kẻ xấu có cơ hội để thực hiện các thủ thuật, khiến bạn mất tiền hoặc mất coin.
-
Tất cả các giao dịch p2p là thỏa thuận cá nhân giữa 2 bên. Do vậy, khi tiền chuyển đi và giao dịch nhà đầu tư có thể mất trắng, không thể kiện tụng. Sự hỗ trợ từ sàn Binance là rất ít trong các sự cố lừa đảo.
-
Việc giao dịch tiền ảo chưa được pháp luật bảo hộ quyền lợi hay chưa có một tổ chức quốc tế uy tín đảm bảo. Do vậy, việc giao dịch p2p trên sàn Binance vẫn chưa chịu sự quản lý của pháp luật nước ta. Nhà đầu tư sẽ không được bảo vệ quyền lợi khi gặp phải lừa đảo p2p trên Binance.
-
Nhà đầu tư giao dịch coin thường vấp phải các vấn đề về tâm lý, không xem xét kỹ đối tượng giao dịch. Tâm lý đám đông, kiến thức về thị trường coin thiếu hụt tạo điều kiện cho kẻ xấu thực hiện các hình thức lừa đảo p2p Binance.
Các hình thức lừa đảo P2P Binance thường gặp nhất
Số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị giao dịch trường tiền ảo crypto ngày càng tăng. Sàn Binance được nhiều người lựa chọn để giao dịch mua bán coin nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tham gia thị trường, người chơi có thể gặp các hình thức lừa đảo p2p Binance.
Giả mạo website giao dịch P2P
Hình thức tạo trang web giả mạo Binance khiến người chơi mới dễ bị nhầm lẫn. Đây là cách thức lừa đảo p2p Binance phổ biến nhiều năm trở lại đây, khi sàn Binance trở nên lớn mạnh, thu hút nhiều người đăng ký giao dịch. Người mới chưa có kinh nghiệm, không tìm hiểu kỹ về thông tin sàn Binance sẽ dễ bị lừa đảo bởi các website giả mạo.
-
Đối tượng xấu sẽ tạo dựng các website có tên miền gần giống, chỉ thay đổi một số chữ cái nhỏ bên trong, với đuôi khác nhau (.com, .vn, .edu. .net…). Các chi tiết nhỏ thường không được nhà đầu tư chú ý đến, dẫn đến nhầm lẫn website giao dịch p2p.
-
Đối tượng xấu đầu tư chạy quảng cáo trên Google hay Facebook. Thông tin website giao dịch p2p giả mạo được đưa lên đầu, khiến nhiều người nhầm đây là website chính thức.
-
Ngoài ra, kẻ xấu còn làm quen với khách hàng trên sàn giao dịch, các hội nhóm và gửi link để giao dịch. Tuy nhiên, các link này sẽ dẫn đến website p2p giả và giao dịch lừa đảo.
Lúc này, người chơi đăng nhập link website p2p giả mạo, tạo tài khoản và nạp tiền giao dịch. Nhưng thực tế, tiền đang được nạp vào ví của kẻ lừa đảo, khiến người chơi mất tiền của nhưng không được sàn Binance bảo vệ.
Giả mạo nhân viên sàn giao dịch P2P
Tinh vi hơn so với hình thức tạo website giả, các đối tượng lừa đảo còn giả mạo nhân viên hỗ trợ, tư vấn của sàn giao dịch p2p. Đây cũng là một trong các hình thức lừa đảo P2P Binance phổ biến nhất hiện nay.
Binance là sàn giao dịch quốc tế, số điện thoại tư vấn, chăm sóc khách hàng thường đặt ở nước ngoài. Đối tượng lừa đảo sẽ dùng số điện thoại quốc tế để gọi cho người chơi, giả mạo là nhân viên hỗ trợ khách hàng (CS) của Binance.
Lúc này, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu hỗ trợ giao dịch p2p, kiểm tra tài khoản cho người chơi, và yêu cầu kết bạn thông qua tài khoản mạng xã hội ảo như: zalo, viber…
Với khả năng thuyết phục, tư vấn thông tin giả để người chơi tin tưởng, kẻ lừa đảo khiến nhiều người cung cấp mã OTP, mã bảo mật tài khoản… dẫn đến mất thông tin tài khoản giao dịch, bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt và sử dụng. Lúc này, tiền và crypto của nhà đầu tư sẽ được chuyển qua chuyển lại các tài khoản khác nhau, khó điều tra, xác minh được đối tượng.
Một số nguyên nhân khiến nhà đầu tư bị các đối tượng giả mạo nhân viên sàn giao dịch Binance lừa đảo khi giao dịch p2p trên các sàn quốc tế có thể kể tới như:
-
Người chơi thiếu kinh nghiệm giao dịch, mới tham gia thị trường.
-
Thông tin cá nhân bị lộ, bị đánh cắp do thiết lập bảo mật không hiệu quả.
-
Người chơi nhẹ dạ cả tin, không xác thực lại thông tin số điện thoại hỗ trợ, tình trạng tài khoản trước.
Giả mạo biên nhận thanh toán trong quy trình giao dịch P2P
Giả mạo biên lai chuyển tiền thanh toán là một trong các hình thức lừa đảo p2p Binance phổ biến. Thông thường, giao dịch p2p trên sàn Binance sẽ khóa tài khoản khi giao dịch đang diễn ra. Khi 2 bên mua – bán xác nhận chuyển và nhận tiền thành công tài khoản mới được giải phóng. Tuy nhiên, kẻ xấu lợi dụng lòng tin, sự nhẹ dạ của một số người chơi để chuộc lợi.
Một số trường hợp giả mạo biên nhận giao dịch P2p lừa đảo khách hàng:
-
Kẻ xấu tạo biên nhận giả, mua coin của người chơi nhưng không thực sự thanh toán như quy định. Đồng thời hối thúc người bán xác nhận đã nhận tiền, tiền về chậm để kết thúc giao dịch. Lúc này, người chơi xác nhận đã nhận tiền khi tiền chưa về sẽ bị mất coin mà không được thanh toán.
-
Hình thức khác như cố tính chuyển thiếu tiền, với số tiền tương đối giống, khiến người bán coin nhầm lẫn, xác nhận thành công. Nhưng thực tế, người bán chỉ nhận được số tiền nhỏ như 29.999 USD, trong khi số tiền bán thực tế là 29.999.999 USD.
-
Trường hợp kẻ lừa đảo bán coin nhưng khi bạn đã thanh toán tiền lại đổi ý và yêu cầu hủy giao dịch. Lúc này, người mua sẽ không nhận được đồng coin thực tế vào ví của mình mà đã mất tiền thanh toán.
Giả mạo p2p hệ thống thanh toán tự động Binance
Kẻ lừa đảo giả mạo thanh toán tự động giao dịch p2p, yêu cầu người chơi giải phóng tiền mã hóa để nhận được khoản thanh toán. Tuy nhiên, sàn Binance lại không có hình thức thanh toán tự động, người chơi xác định giải phóng tiền mã hóa trước và mất số coin của mình mà không nhận được thanh toán như cam kết.
Phương thức lừa đảo giả mạo thanh toán tự động chỉ thành công khi khách hàng tin tưởng đối tượng là bộ phận chăm sóc khách hàng. Đồng thời không có kiến thức hay thông tin chính thức về các hình thức thanh toán giao dịch p2p trên Binance. Hiện nay, sàn Binance chỉ hỗ trợ giao dịch peer to peer, giữa người dùng với người dùng, hoàn toàn không có hoạt động ký quỹ ủy thác hay thanh toán tự động.
Lừa đảo p2p liên quan nền tảng thanh toán quốc tế
Với các giao dịch quốc tế, người dùng sẽ sử dụng ứng dụng thanh toán quốc tế để giao dịch coin. Kẻ xấu sẽ lợi dụng kẽ hở trên các nền tảng thanh toán quốc tế để trục lợi giao dịch p2p.
Đối tượng sẽ giả mạo bill thanh toán của các giao dịch, gửi đến email khách hàng đăng ký. Nhưng thực tế, số tiền không được chuyển vào, người dùng kiểm tra mail nhưng không kiểm tra kỹ thông tin địa chỉ gửi, dẫn đến xác nhận giao dịch không chính xác. Lúc này, bạn chuyển coin cho đối tượng mua nhưng không nhận được tiền như thỏa thuận.
Nhà đầu tư crypto cần tránh để lộ thông tin địa chỉ, các email đăng ký quan trọng, tạo điều kiện cho đối tượng lừa đảo có cơ hội trục lợi.
Lưu ý khi giao dịch P2P để tránh các chiêu thức lừa đảo
Phần lớn các giao dịch p2p trên sàn Binance là giao dịch quốc tế tự thỏa thuận giữa 2 bên. Người chơi gặp các hình thức lừa đảo p2p Binance bởi thiếu kiến thức và thông tin về sàn, cũng như do sự nhẹ dạ cả tin, sơ xuất của chính các nhà đầu tư.
Để việc giao dịch p2p an toàn, phòng tránh rủi ro mất tiền oan, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:
-
Tìm hiểu kỹ kiến thức, thông tin sàn giao dịch p2p, các hình thức thanh toán, quy định của sàn. Nắm rõ thông tin sàn, chọn địa chỉ website uy tín sẽ giúp nhà đầu tư chọn nơi giao dịch an toàn. Người chơi có thể copy đường link website Binance để kiểm tra trên google, tránh sử dụng phải link giả mạo.
-
Nhà đầu tư cần thiết lập bảo mật tài khoản an toàn, giữ kín thông tin cá nhân, địa chỉ email, số điện thoại đăng ký. Thiết lập chế độ chỉ mình tôi cho tất cả các thông tin giới thiệu bản thân trên sàn giao dịch, tránh để kẻ xấu đánh cắp thông tin lợi dụng trục lợi.
-
Tuyệt đối không cung cấp thông tin mã bảo mật, mã OTP cho bất cứ ai, kể cả nhân viên chăm sóc khách hàng. Lưu ý, nhân viên chăm sóc khách hàng của Binance sẽ không tự động gọi điện đến số điện thoại của bạn để yêu cầu được hỗ trợ. Người chơi cũng tìm hiểu kỹ thông tin hỗ trợ chăm sóc khách hàng của sàn để không bị lừa đảo.
-
Luôn cẩn thận trong các giao dịch p2p, đặc biệt với khách quốc tế. Kiểm tra thông tin người giao dịch, tuân thủ nguyên tắc và quy định của sàn Binance. Tuyệt đối không xác nhận giao dịch thành công khi chưa nhận được tiền vào tài khoản. Lưu ý, kiểm tra tỷ lệ thành công các giao dịch p2p của tài khoản đó có cao không?
-
Giao dịch với thương nhân P2P – những người giao dịch p2p uy tín, có tích vàng để đảm bảo hiệu quả, chọn các đối tượng có thời gian và lịch sử hoạt động trên sàn Binance lâu dài.
-
Người bán coin luôn kiểm tra tài khoản ngân hàng đã nhận được tiền hay chưa. Chú ý kiểm tra đúng các con số, email xác nhận, thông tin hóa đơn trùng khớp trước khi xác nhận.
-
Người dùng không quét mã code, mã QR từ bất cứ tài khoản nào gửi đến. Lưu ý, không cung cấp thông tin cho bất cứ bên giao dịch nào hay nhân viên tổng đài qua mạng xã hội. Hiện nay, Binance không hỗ trợ khách hàng qua các mạng xã hội: Facebook, Zalo hay Viber… Binance chỉ hỗ trợ khách hàng duy nhất trên website và ứng dụng.
Việc giao dịch p2p trên sàn Binance mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, người chơi có thể gặp các hình thức lừa đảo p2p Binance. Khi giao dịch tiền mã hóa, nhà đầu tư cần cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch p2p, kiểm tra thông tin đối tượng mua – bán, nhận diện các dấu hiệu lừa đảo để giảm thiểu rủi ro thiệt hại về tiền của.