Lễ Tạ Cuối Năm Gồm Những Gì? Văn Khấn Tạ Cuối Năm Chi Tiết
“Ăn lộc Thánh thì phải biết tạ lễ, tạ ơn”. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, đầu năm đi lễ xin lộc thì cuối năm phải đi trả lễ. Vậy lễ tạ cuối năm gồm những gì? Chuẩn bị lễ tạ cuối năm đầy đủ nhất.
NỘI DUNG
-
1
Ý nghĩa của lễ tạ cuối năm
-
2
Lễ tạ cuối năm thường vào ngày nào?
-
3
Lễ tạ cuối năm gồm những gì?
-
4
Bài văn khấn lễ tạ cuối năm
-
4.1
Văn khấn ban Tam bảo
-
4.2
Văn khấn ban Công Đồng
-
4.3
Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu
-
-
5
Lễ tạ cuối năm ở đền chùa nào linh nhất miền Bắc?
-
5.1
Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)
-
5.2
Phủ Tây Hồ (Hà Nội)
-
5.3
Đền Bảo Hà (Lào Cai)
-
5.4
Đền chúa Thác Bờ (Hòa Bình)
-
5.5
Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)
-
Ý nghĩa của lễ tạ cuối năm
Lễ tạ là nghi thức tạ ơn các vị thần linh ở những nơi đã ” xin lộc” đầu năm, với ý nghĩa đầu năm “ kêu cầu xin lộc” thì cuối năm ắt phải “trả lễ”. Điều này cũng thể hiện rõ nét quan niệm tâm linh “có vay, có trả” của người Việt từ bao đời nay.
Lễ tạ cuối năm thể hiện quan niệm tâm linh “có vay, có trả” của người Việt
Với ý nghĩa đó, đầu năm gia chủ làm lễ cầu an giải hạn ở chùa, đền, phủ nào thì cuối năm phải thu xếp để tới nơi đó để làm lễ tạ. Và tiếp tục đăng ký danh sách cầu an giải hạn cho năm kế tiếp để khởi đầu năm mới. Người ta cũng quan niệm rằng, việc xin lộc ở đâu trả lễ ở đó cũng đem lại sự yên tâm để bắt đầu vào một năm mới thuận lợi, hanh thông.
Lễ tạ cuối năm thường vào ngày nào?
Dù bận trăm công nghìn việc thì người ta vẫn cố gắng thu xếp để về đền, chùa, miếu phủ để làm lễ tạ vào cuối năm. Đó thường là vào những ngày giáp tết, đặc biệt là sau ngày 23 tháng chạp hàng năm. Bởi vậy vào những ngày này, các đền phủ thường tấp nập du khách tới tham quan chiêm bái và tạ lễ.
Lễ tạ thường diễn ra vào dịp cuối năm, đặc biệt là sau ngày 23 tháng chạp
Lễ tạ cuối năm gồm những gì?
Lễ tạ cuối năm gồm những gì là câu hỏi của rất nhiều người khi đi tạ lễ lần đầu. Mâm lễ tạ cuối năm không cần quá cầu kì nhưng vẫn cần phải được chuẩn bị với lòng thành, trình bày gọn gàng, sạch sẽ. Về cơ bản, mâm lễ tạ cuối năm gồm có:
-
Hương nhang
-
Hoa tươi: hoa cúc, hoa loa kèn
-
Quả mới: táo, xoài, thanh long,…
-
Phẩm: bánh kẹo, oản…
Lễ này dùng để dâng lễ ban Phật, Bồ Tát tại chùa, hay một số đền có đặt ban thờ Phật, cũng có thể dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Nhưng khi dâng ban thần linh nên sắm thêm hàng mã để dâng cùng như tiền vàng, nón hài…
Với các đền phủ, thường dâng thêm các lễ mặn tại ban Công Đồng như: gà luộc, giò chả, xôi… đều được nấu chín.
Trong những lễ vật linh thiêng này, Oản Lễ Gia Tiên được nhiều người lựa chọn để bày biện lên mâm lễ tạ để thêm phần trang trọng và chỉn chu. Xưa kia, các phẩm oản được làm ra tập trung chủ yếu vào chất lượng nên chỉ được gói đơn giản bằng bọc giấy kiếng hoặc giấy màu. Hiểu được điều này, Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế để tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc tuyệt đẹp và có 1-0-2 trên thị trường.
Oản Tài Lộc dâng lễ tạ đền phủ
Các mẫu Oản Tài Lộc màu vàng đi lễ tạ
Bài văn khấn lễ tạ cuối năm
Văn khấn ban Tam bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..âm lịch
Tín chủ con là ……………………………………
Ngụ tại ………………………………………………
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………………(công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện.
Văn khấn ban Công Đồng
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
– Con lạy Tứ phủ Khâm sai
– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
– Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:…………………………………………………………….….Tuổi…………………..
Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………….….
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Phục duy cẩn cáo!
Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hương tử con là:………………………………………………………………… Tuổi…………………
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm…….(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Lễ tạ cuối năm ở đền chùa nào linh nhất miền Bắc?
Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)
Đền Bà Chúa Kho là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng về cầu lộc kinh doanh, làm ăn buôn bán. Đền thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm Hà Nội 25 km.
Phủ Tây Hồ (Hà Nội)
Phủ Tây Hồ là một trong những chốn linh thiêng nơi đất kinh kì, bốn mùa tấp nập du khách thập phương tới cầu tài cầu lộc. Phủ Tây Hồ thờ bà Chúa Liễu Hạnh, nằm ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.
Đền Bảo Hà (Lào Cai)
Đền Bảo Hà hay còn được biết đến là đền Ông Hoàng Bảy thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đền Bảo Hà thờ thần Ông Hoàng Bảy – vị anh hùng có công đánh giặc phương Bắc, giữ làng giữ nước. Bởi vậy đây là địa điểm nhiều con nhang để tử và du khách tới khấn vái cầu nguyện.
Đền chúa Thác Bờ (Hòa Bình)
Đền Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình là địa điểm linh thiêng tới lễ tạ của nhiều du khách thâp phương. Đền bà Chúa Thác Bờ nằm trên địa phận hai xã là xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Đền được xây dựng theo thế nhìn sông tựa núi với phong cảnh hữu tình, tuyệt đẹp. Du khách thập phương hàng năm thường đến chầu cửa bà nhằm cầu lộc chữa bệnh, cúng lễ, cầu bình an, may mắn trong cuộc sống.
Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)
Đền Bắc Lệ thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn – là 1 trong 2 ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng ở miền Bắc. Đền Bắc Lệ nổi tiếng là nơi cầu duyên linh thiêng bậc nhất xứ Lạng, những người lận đận về tình duyên thường hay đến đây cầu cúng.