Lễ Tục Mở Cửa Mả (Ấp Mộ) Trong Thời Kỳ Để Tang – XÔI CHÈ ĐẬU ĐẬU
Mục lục bài viết
Lễ Tục Mở Cửa Mả (Ấp Mộ) Trong Thời Kỳ Để Tang
Ý nghĩa của tục “Mở cửa mả – Ấp
mộ”
Theo lệ xưa, trong ba ngày sau khi mới chôn, vào buổi chiều con cái đem cơi trầu đến mộ mà khóc lóc gọi là “ấp mộ” hay còn gọi là cúng “mở cửa mả”. Có ý nghĩa là đem hơi nóng của tình thân gia đình làm cho mộ đỡ lạnh lùng.
Đến ngày thứ
ba, con cháu đắp sửa lại ngôi mộ cho tốt đẹp hoặc làm nhà mồ. Ngày thứ ba này,
vùng quê gọi là “Ba ngày” có làm cỗ bàn mời bà con thân thuộc.
Có nhiều địa phương người ta ra thăm mộ vào ba ngày này vào lúc buổi sớm. Lệ thường người ta hay nhờ thầy phù thủy yếm bùa ở mả để trừ ma quỷ hoặc dùng chó mực để cúng thổ thần. Hoặc dùng lươn, cá chép, ốc, mỏ quạ để yểm bùa cho rằng làm như vậy thì trừ được hung thần kẻo chúng quấy nhiễu người mới chết.
Ngày nay,
người ta cũng gọi là lễ mở cửa mả nhưng có khác hơn về chi tiết nội dung. Người
ta không đi thăm từng ngày mà chỉ ra mộ vào ngày thứ ba sau khi an táng. Người
ta đem theo một cây mía lao để cắm trước đầu mả và một con gà.
Thầy cúng sẽ dắt con gà này đi vòng vòng chung quanh mả. Một cái thang nhỏ được đặt ở đầu mả mà người ta giải thích rằng dùng để sau khi mả mở cửa xong, người chết từ dưới mồ leo lên. Và tối lại người chết đã tỉnh dậy, biết mình đã chết nên sẽ ngồi khóc ở đầu mả.
Tìm hiểu thêm về “Ý Nghĩa Về Phong Thủy Mộ Phần Của Người Việt”
Ý nghĩa phong tục Viếng mộ người thân đã khuất
Việc đi
viếng mộ này không bắt buộc phải đi đông đủ con cháu tang gia mà chỉ vài ba
người cũn được. Nhưng bao giờ cũng phải có trưởng nam hay thừa tự tôn.
Với các nhà
nho, nhiều người làm nhà bên cạnh mộ để ra đấy ở cho hết Tiểu tường hay Đại tường
mới dỡ về.
Kể từ ngày
thứ tư trở đi, con cháu khỏi phải ra thăm mộ, trừ những ngày rằm hay mồng Một.
Cũng từ đó, ngày nào cũng phải cúng cơm một hoặc hai bổi cho đến trăm ngày. Có nơi, người ta cúng cơm đủ ba năm cho đến hết tang. Ngày nay, nhiều gia đình cũng áp dụng việc cúng cơm hàng ngày như vậy.
Đọc thêm bài viết “Ý Nghĩa Ngày Giỗ Chính Theo Phong Tục Truyền Thống”