Lễ chùa đầu năm – truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam
Năm cũ qua đi gói theo những vất vả, khó khăn, nhưng đến những ngày đầu năm được đi lễ chùa cầu may, cảm nhận sự thanh tịnh, không bon chen, xô bồ, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân vang cùng mùi hương khói giúp chúng ta được cảm thấy tự tại và thanh thản trong tim. Nhờ vậy, đầu óc, tâm trí cũng thoải mái hơn để có tinh thần tích cực khởi đầu cho một năm mới năng lượng, thuận lợi.
Tục lệ đi lễ chùa những ngày đầu năm mới là nét đẹp truyền thống của dân tộc
Không chỉ vậy, tại các khu chùa ở Việt Nam vào ngày mùng 1 Tết, người dân có tập tục xin chữ của những thầy nho có tiếng, những người có tri thức và hiểu biết rộng với mong ước thi cử, học hành đều tốt đẹp, mọi dự định trong năm mới đều thành hiện thực. Nét đẹp truyền thống dân tộc, màu sắc tâm linh và lòng thành kính cũng như biết ơn chân thành đến các Chư vị thần thánh được người dân Việt Nam lan tỏa qua tục lệ đầu năm này.
Chùa là chốn linh thiêng, có các Phật tử vì vậy khi vào đây chúng ta cũng cần lựa chọn trang phục phù hợp, tránh để bị phản cảm hay không hợp thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Tốt nhất hãy mặc áo dài, kín cổ, đồng thời cũng cần chú ý đi nhẹ nói khẽ.
Lưu ý khi thắp hương
Với hương que, bạn cần cắm thẳng, tránh nghiêng lệch, không để hương bị tắt khi đang lễ chùa. Lượng người đi lễ chùa đầu năm thường rất đông nên mỗi người chỉ nên cắm một nén hương, không cắm nhiều cây hay cả thẻ.
Nếu bạn thắp hương vòng thì cần chú ý đặt hương theo chiều kim đồng hồ. Còn với hương tháp thì đặt vào lư hương hay phía giữa của đĩa hương.
Mâm hoa lễ được Comida Ngon làm ra phục vụ cho lễ vật lên chùa đầu năm
Mục lục bài viết
Hành lễ
Khi thực hiện hành lễ tại chùa, cần lưu ý theo những bước sau:
– Đặt lễ vật, thắp hương ở ban Đức Ông trước.
– Thắp đèn nhang, đặt lễ ở chính điện.
– Thắp hương ở tất cả các ban khác.
– Nếu chùa nào có điện Mẫu, tứ phủ thì đặt lễ, thắp hương ở đây.
– Lễ ở nhà Hậu – nhà thờ Tổ.
Lễ vật
Đây là một trong những điều quan trọng cần lưu ý khi đi lễ chùa vì không phải loại hoa quả hay thực phẩm này cũng thích hợp để đem vào chùa. Những lễ vật mặn như thịt, giò, chả,… không nên mang vào chùa mà chỉ thắp các lễ chay như hoa quả, xôi, oản, chè,… Cũng không nên chuẩn bị tiền âm phủ hay vàng mã hoặc nếu muốn cũng chỉ cần đặt một ít ở ban thờ thánh mẫu, Đức Ông. Với những người muốn lễ tiền thật thì đăng ký để bỏ vào hòm công đức
Không phải cứ lễ vật càng to, càng nhiều thì tài lộc của gia đình sẽ càng đầy. Đi lễ chùa vốn chỉ là nét đẹp văn hóa dựa vào tấm lòng của người đi chùa, vì vậy cầu nguyện thành tâm ắt sẽ được Phật phù hộ.
Chọn lễ vật đi chùa cũng cần chú ý chỉ dùng đồ chay, tránh đồ mặn
Cách xưng hô
Tại chùa, người thường sẽ xưng là con và gọi là sư thầy quý thầy hoặc bạch thầy. Còn khi muốn thưa gửi gì với các thầy thì trước hết hãy chắp tay hình búp sen trước ngực.
Lấy lộc
Sau khi thắp hương xong, các gia đình sẽ đợi đủ thời gian để được thụ lộc. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách lấy lộc tại đền chùa thế nào cho đúng. Có người thường mang đồ đã đi lễ ở chùa về cúng lại ở ban thờ nhà mình, đây là việc hoàn toàn không nên làm. Một khi các lễ vật đã được cúng rồi thì không nên cúng lại, ngoài ra đồ ở chùa mang khí âm, khi đem về nhà sẽ không tốt cho gia đình. Thậm chí cả những cành cây lộc, bánh kẹo hay bất cứ đồ đạc nào khác ở chùa cũng vậy.