Lễ vật, văn khấn vía Thần Tài ngày mùng 10 tháng giêng
Ngày vía thần tài diễn ra vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Các gia đình cần sắm sửa lễ vật để khấn vía Thần Tài xin lộc làm ăn, may mắn.
Mục lục bài viết
Ngày vía Thần Tài là ngày nào?
Theo phong tục Việt Nam và các nước phương Đông, Thần Tài là một vị thần mang lại tiền tài, may mắn và được thờ cúng riêng. Bàn thờ Thần Tài được đặt ở vị trí dưới đất sát mép tường và gần cửa ra vào. Theo quan niệm dân gian, vị trí này để nghênh tiếp tài lộc vào nhà.
Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Năm 2022, ngày vía thần tài rơi vào thứ 5, ngày 10/2/2022 (tức ngày 10/1 âm lịch).
Lễ vật cúng Thần tài ngày mùng 10 tháng giêng
Cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng cầu mong 1 năm nhiều tài lộc, may mắn, thuận buồm xuôi gió. Lễ vật cúng Thần Tài bao gồm:
– Bộ Tam Sên bao gồm: Thịt heo luộc (có cả mỡ, nạc và da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm
– 1 đĩa xôi đậu xanh
– 1 con cá lóc nướng hoặc 1 khay bánh hỏi (có thể có hoặc không).
– 1 đĩa bánh kẹo
– 1 đĩa ngũ quả
– 3 chén nước
– 3 chén rượu
– 1 lọ hoa tươi (có thể là hoa cúc vàng hay hoa đồng tiền…)
– 1 hũ gạo tẻ
– 1 hũ muối hạt
– 1 đĩa trầu cau
– Nến (đèn cầy)
– Thuốc lá
– Tiền vàng mã
– Hương
– Tiền lẻ
Lễ vật cúng ngày vía Thần Tài tùy vào điều kiện mỗi gia đình để chuẩn bị (Ảnh minh họa)
Cách cúng Thần Tài ngày 10 tháng Giêng
Cần lau dọn sạch sẽ bàn thờ Thần Tài. Bày hũ gạo, hũ muối và 3 ly nước đặt vào giữa 2 ông Thần Tài và ông Địa. Các lễ vật khách bày xung quanh.
Lễ cúng vía Thần Tài tốt nhất vào 5 – 7h sáng hoặc từ 11h – 13h. Nên cúng vía Thần Tài vào các khung giờ buổi sáng. Ngoài ra, cũng có thể cúng vào các khung giờ như 15 – 17h hoặc 17 – 19h.
Văn khấn ngày vía Thần Tài số 1
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Hôm nay, ngày… tháng… năm…
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Văn khấn ngày vía Thần Tài số 2
Sau đây là bài văn khấn cúng ngày vía Thần Tài 2022 đầy đủ và chính xác nhất theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Thần tài vị tiền
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này
Tín chủ chúng con là: …
Hiện đang ngụ tại: …
Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần
Tín chủ chúng con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ chúng con, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Một số lưu ý khi cúng vía thần Tài
– Nước: Nước cúng bạn chỉ cần rót 1 chén là được và cần rửa sạch chén rồi rót nước cách miệng chén khoảng 1cm. Không nên rót quá đầy nước và không làm nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.- Hoa: Có thể cắm hoa vào bình thủy tinh hoặc bình làm bằng gốm sứ… đều được. Nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Tránh dùng hoa giả để cắm lên bàn thờ Thần Tài.
– Quả: Chọn những loại quả tươi, ngon, còn nguyên vẹn. Một số loại quả thường dùng gồm lê, chuối, cam, táo, quýt… Cũng giống như hoa, không dùng loại quả nhựa, quả nhân tạo để cúng.
– Hương: Tùy vào phong tục của mỗi nơi sẽ có cách thắp hương khác nhau, có nơi sẽ thắp hương vào buổi sáng, có nơi lại thắp hương vào chiều tối. Điều này thực ra không có quy định cụ thể, bạn có thể lựa chọn giờ tốt để làm lễ cúng trong ngày.- Đèn nến: Nên dùng các loại đèn dầu, nến, tuyệt đối không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện… bởi có thể tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
– Mọi người sẽ nên thắp 1 nén hương cho ông thần tài. Số 1 sẽ tượng trưng cho con số dương, thể hiện cho người còn sống. Gia chủ nên đốt chỉ 1 nén duy nhất thể hiện sự thành kính, cầu mong bình an, may mắn, sự phù hộ độ trì đến từ thần linh .
– Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài. Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
– Dân gian cho rằng, cá lóc nướng là món ăn yêu thích của Thần tài. Bên cạnh đó, người dân miền Nam còn tin rằng các lóc là loài vật mạnh mẽ và có đặc tính nhảy vọt, tượng trưng cho sự may mắn và thành công. Chính vì vậy, vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, người dân thường mua cá lóc nướng trui về cúng Thần tài.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo*