Lending and Borrowing là gì? Kiến thức tổng quan cần biết
Với sứ mệnh “tối ưu hóa dòng vốn”, Lending and Borrowing trở thành một xu hướng, phương thức không thể thiếu trong thị trường Crypto. Nếu là tín đồ của tiền mã hóa, chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các hình thức đầu tư cho vay và đi vay rồi phải không? Khi thị trường ngày một tăng trưởng, cơ hội luôn rộng mở thì việc “đóng gói” những khoản tài sản nhàn rỗi không còn là giải pháp lý tưởng. Hòa cùng làn sóng của thị trường, nhiều cá nhân tìm đến hình thức Lending and Borrowing để thực hiện các đầu tư sinh lời. Vậy còn bạn thì sao? Hãy cùng CryptoX100.com đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
Mục lục bài viết
Giới thiệu về Lending and Borrowing
Lending là gì?
Lending được biết đến là một hình thức cho vay tài sản kỹ thuật số. Người cho vay được gọi là Lender.
Đối với Lending, người tham gia sẽ sử dụng tài sản nhàn rỗi của họ cho những người khác có nhu cầu vay chúng (Borrowers) với tỷ lệ lãi suất nhất định. Sau một khoảng thời gian, người cho vay sẽ nhận lại cả nguồn vốn lẫn số lãi suất đã thỏa thuận ban đầu. Người đi vay ở đây có thể là những cá nhân, cá nhà đầu tư hoặc sàn giao dịch.
Ví dụ: Bạn Lending 200 đồng BUSD trên nền tảng Binance Lending với mức lãi suất 10%/ năm trong 14 ngày. Sau khoảng thời gian cam kết này, tổng lượng CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng. mà bạn nhận về là 200 BUSD + lãi suất.
- Cách tính lãi suất: 200 x 10% x 14/365 = 0.7671 BUSD
- Tổng tài sản thu về: 200 + 0.7671 = 200.7671 BUSD.
Lending Coin
Đối với Lending Coin, người dùng sẽ mang những đồng Coin chính thống của mình cho người khác vay và nhận về mức lãi suất nhất định. Có thể là tài sản cố định hoặc không cố định.
Một số đồng Lending Coin phổ biến có thể kể đến như: Onecoin, Hextracoin, Bitconnect, Regalcoin, RGX,…
Lending trong Crypto
- Lending trong CeFi: Đây là một dịch vụ cho vay trên nền tảng tài chính tập trung. Nghĩa là sẽ có một bên trung gian thứ 3 đại diện kiểm soát giữa 2 bên cho vay và đi vay, đi kèm cùng với Custodial hoặc ủy thác. Một số nền tảng tiêu biểu như: Nexo, Celsius, BlockFi,..
- Lending trong DeFi: Dịch vụ cho vay thông qua nền tảng tài chính phi tập trung. Hình thức này tối ưu các đối tượng tham gia, loại bỏ yếu tố trung gian, không ủy thác. Một số nền tảng tiêu biểu như: Compound, InstaDapp, Dharma, MakerDAO, Aave, Fulcrum, Bzx, Nuo,…
Borrowing là gì?
Ngược lại với Lending, Borrowing là hình thức đi vay tài sản tiền mã hóa nào đó thông qua các giao thức DeFi trong một khoảng thời gian nhất định. Người đi vay được gọi là Borrower.
Sau khi hết kỳ hạn đi vay, bạn phải trả cả số tài sản gốc và lãi suất như đã cam kết ban đầu Nhà đầu tư có thể vay các TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. của những người đã Supply vào giao thức. Hiện tại, những giao thức DeFi Lending & Borrowing được lập trình theo hình thức cho vay có thế chấp. Điều này có nghĩa là bạn phải thế chấp một loại Token của mình vào giao thức trước khi vay. Để thực hiện, bạn phải Supply và thiết lập các Token cung cấp thanh khoản của mình sang dạng tài sản thế chấp (Collateral).
Lending and Borrowing là gì trong DeFi?
Tầm quan trọng của Lending and Borrowing với DeFi
Trước đây, phương thức kiếm lợi nhuận phổ biến trên thị trường Crypto là mua Token với giá thấp và bán ra giá cao. Tuy nhiên, cách này còn nhiều hạn chế, không thể sử dụng được khi thị trường bước vào Downtrend.
Năm 2018-2019 trở lại đây, cộng đồng liên tục đón nhận những làn sóng tiền mã hóa mới, những sản phẩm phái sinh phát triển trong Crypto. Lúc này, giới đầu tư không còn hạn chế khi tham gia đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận. Du thị trường biến động, người dùng vẫn có cơ hội kiếm được tiền.
Từ đó, chúng ta thấy được nhu cầu của cộng đồng sẽ thay đổi theo từng thời điểm, từng chu kỳ phát triển của xã hội. Họ luôn muốn sử dụng nhiều, lợi nhuận nhiều hơn, muốn Hold đồng Coin này mà vẫn muốn thêm những đồng Coin khác,…
Trong DeFi cũng vậy, mọi thứ luôn được thay đổi và cải thiện hơn. Khi người dùng muốn tìm kiếm lợi nhuận với nhiều đồng Coin hơn, họ sẽ tìm kiếm những dự án cho phép họ sử dụng nhiều vốn cùng lúc. Hiểu được nhu cầu thực tế này, Lending and Borrowing đã chính thức có mặt trong thị trường Crypto.
Lending and Borrowing có chức năng gì?
Lending and Borrowing mở ra một không gian mà người dùng, người cho vay có thể kiếm thêm lãi suất từ nguồn tài sản của họ, người đi vay có thể sử dụng nhiều vốn hơn để tối đa hóa lợi nhuận đầu tư của họ. Sự phát triển của Lending and Borrowing hướng đến một nền tảng đầu tư mà các bên tham gia đều có lợi, hướng đến mở rộng và phát triển thị trường tài chính điện tử.
Bên cạnh đó, Lending and Borrowing còn phát triển thêm nhiều thị trường, nâng cao trải nghiệm cho người dùng như:
- Cung cầu của từng tài sản trong các Lending Pool khiến lãi suất thay đổi. Điều này dẫn đến thị trường lãi suất.
- Farming trên nhiều Lending Pool khác nhau giúp người dùng tối đa hóa lợi nhuận.
Lending and Borrowing là hai hoạt động tồn tại song song, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt, Lending là hoạt động tài chính mà bất kỳ thị trường nào cũng cần có để đảm bảo dòng tiền có thể luân chuyển cũng như tạo động lực, thúc đẩy sử phát triển của cả nền kinh tế.
Mô hình hoạt động của DeFi Lending
Hệ sinh thái của DeFi Lending bao gồm ba thực thể tham gia:
- Người cho vay – Lender.
- Người đi vay – Borrower.
- Giao thức cho vay phi tập trung – DeFi Lending Protocol.
Trong đó, hoạt động Lending sẽ diễn ra như sau:
Để nắm giữ nguồn tiền lớn cho hoạt động Borrowing để Borrower có thể vay chúng, Lending Protocol cần gửi tài sản tiết kiệm của các Lender. Tiếp theo, để vay tài sản từ Lending Protocol, các Borrower cần thế chấp một lượng tài sản có giá trị lớn hơn tài sản muốn vay. Sau đó, họ sẽ được hệ thống tiếp nhận và cho vay tài sản.
Sau khi đã sử dụng xong khoản vay, các Borrower sẽ gửi lại tài sản mà họ đã vay kèm với một khoản lãi vay như đã thỏa thuận ban đầu vào Lending Protocol. Khi đó, họ sẽ được rút về số tài sản đã thế chấp lúc đi vay. Như vậy, phần lãi thu được từ Borrower sẽ được trích ra và gửi đến các Lender khi họ quyết định rút tài sản tiết kiệm ra khỏi Lending Protocol.
Từ đó, các Lender được cung cấp mức lãi gửi tiết kiệm cao hơn và cung cấp lãi vay thấp hơn cho Borrower. Do với hình thức CeFi Lending, DeFi Lending Protocol khá tối ưu và tiềm năng khi hoạt động trên Smart Contract và Blockchain. Điều này giúp người tham gia vay và cho vay tiết kiệm được hàng trăm loại phí lớn nhỏ.
Lợi ích giữa các bên tham gia vào Lending and Borrowing
Đối với người cho vay
Những cá nhân, nhà đầu tư sở hữu vốn lớn, việc nắm giữ Fiat-currency không phải là lựa chọn tiềm năng. Fiat-currency có tính lạm phát cao, dù cho tài sản đó là đồng USD. Do đó, họ thường chọn những loại tài sản có thể trú ẩn khỏi sự mất giá của đồng tiền trước biến động thị trường.
Tuy nhiên, để chọn tài sản đầu tư hợp lý, người tham gia thường cho vay hoặc gửi tiết kiệm tài sản họ có. Bởi vì:
- Lãi suất từ hoạt động cho vay sẽ giảm bớt rủi ro của lạm phát.
- Họ có được nguồn vốn dự trữ luôn sẵn sàng để đầu tư khi cần thiết.
Từ đó, hoạt động cho vay từ các cá nhân đã giúp tổ chức tài chính có được nguồn vốn lớn. Điều này sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp đang có nhu cầu vay để mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo ra thặng dư cho đất nước.
Đối với người đi vay
Thông qua sử dụng các nền tảng Lending, người đi vay đã kiếm thêm được thặng dư so với việc họ chỉ nắm giữ số tài sản đang nắm giữ. Sử dụng Lending trong đòn bẩy tài chính là một hướng đi thông minh nhưng cũng khó tránh khỏi những tiềm ẩn rủi ro. Bạn có thể kiếm được những khoản lãi kép tiềm năng từ cùng một số vốn nhưng cũng sẽ khiến bạn chịu tổn thất lớn hơn rất nhiều nếu như không có quyết định đầu tư đúng đắn, ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan khác.
Lending được xem là một mảng có sự cạnh tranh và thống trị cực kỳ cao trong các hệ sinh thái. Hiện nay, nhiều tổ chức tài chính lớn bắt đầu chú ý hơn đến thị trường DeFi Lending. Mặc dù, còn giới hạn và ràng buộc trong thị trường Cryptocurrency, nhưng không thể phủ nhận những cơ hội tiềm năng mà Lending mang đến cho cộng đồng.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã phần nào có cái nhìn tổng quan về “Lending and Borrowing là gì?”, từ đó có quyết định sáng suốt cho hành trình đầu tư của mình nhé!
FAQs về Lending and Borrowing
Lending Liquidity Pool và Lending Aggregator có gì khác nhau?
- Lending
Liquidity Pool
Liquidity Pool hay có tên tiếng việt là nhóm thanh khoản là nhóm mã thông báo được khóa trong các hợp đồng thông minh cung cấp tính thanh khoản trong các sàn giao dịch phi tập trung nhằm cố gắng làm giảm bớt các vấn đề gây ra bởi tính kém thanh khoản điển hình của các hệ thống như vậy.
:
Đây là các Lending sở hữuLiquidity
Khả năng mua hoặc bán tài sản của thị trường kết hợp với mức độ giá cả tương đối ổn định và nhất quán giữa các giao dịch gọi là thanh khoản. Liquidity Provider: người cung cấp thanh khoản.
Pool riêng, cho phép người tham gia triển khai các Liquidity Pool mà không phải phụ thuộc vào thanh khoản của bên thứ 3.
- Lending Aggregator: Đây là các Lending tổng hợp thanh khoản từ Lending Liquidity Pool. Người dùng có thể so sánh và chọn mức lãi suất tối ưu nhất.
Lending trong DeFi khác gì với hình thức cho vay truyền thống?
- Tổ chức tài chính truyền thống: Ví dụ như để đăng ký một khoản vay tại ngân hàng, bạn bắt buộc phải thế chấp một số tài sản vật chất. Có thể là sổ đỏ, xe hơi,.. và xuất trình giấy tờ tùy thân. Sau đó, bạn chỉ cần ký một số giấy tờ và chờ tổ chức phê duyệt đơn đăng ký của bạn.
- Tài chính phi tập trung DeFi: Bạn không cần phải thông qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.
Smart Contract
Là hợp đồng thông minh sử dụng công nghệ blockchain được thực hiện tự động mà không có sự can thiệp bên ngoài.
sẽ tự điều hành và tiến hành hình thức cho vay. Người vay không cần ký hay thế chấp tài sản vật chất. Họ chỉ cần tài sản tiền mã hóa thế chấp và giao thức sẽ khóa tài sản. Khoản vay tự động chuyển đến địa chỉ của người vay.
Vì sao thời gian đầu các Lending Crypto luôn tăng giá?
Tình trạng tăng giá các đồng Coin Lending phụ thuộc phần lớn vào nguyên tắc “cung – cầu” của thị trường.
- Quá trình tham gia Lending, nhà đầu tư nhận được tiền từ chủ dự án đều đặn nên thường chia sẻ đến bạn bè, người thân cùng tham gia. Điều này đã kích cầu, làm cho đồng Coin Lending tăng giá không phanh.
- Áp dụng mô hình Affiliate vào phát triển thị trường giúp các chủ dự án chủ động kiểm soát tài sản, phát triển lượng cầu và duy trì lực mua lớn. Ngược lại, một số nhà đầu tư có khuynh hướng muốn bán Coin khi cúng đạt ngưỡng lợi nhuận cao khiến đồng Coin bị giảm giá.
Sử dụng dịch vụ Lending có an toàn không?
Thực tế, Lending là hình thức mang đến cơ hội và tiềm ẩn cả những rủi ro không thể lường trước. Những nguy cơ dễ xảy ra với đồng Coin Lending do ảnh hưởng từ biến động của thị trường, giá Coin giảm mạnh khiến chủ sở hữu không kịp thu hồi và cắt lỗ. Đồng thời, Lending Coin là cách để TraderLà ý nói đến những người tham gia giao dịch trong thị trường crypto. kiếm những khoản lợi nhuận thụ động tiềm năng. Bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc trước khi tham gia nhé.