Lịch Sử Văn Hóa Đất Nước Con Người đất nước Nhật Bản
[Vivudulich.com] Đất nước Nhật Bản luôn mang nhiều bí ẩn và thần tích, hãy cùng Vivu Du Lịch Tóm tắt một cách ngắn gọn xúc tích nhất các điểm đặc sắc trong lịch sử văn hóa con người của đất nước Nhật Bản, một đất nước mang nhiều nét đáng học hỏi.
Vắn tắt Lịch Sử Nhật Bản:
Về lịch sử Đất Nước Nhật Bản có thể được hai làm hai phần với nhiều thời kỳ khác nhau như sau:
Phần 1 : Từ Nguyên Thủy ==> Bắt đầu Có chính quyền. [Các thời kỳ xuất hiện đồ đồng sắt chì nhôm gang.. vv :)) thì mình không nói đến vì nó xa quá xa]
Thời Kỳ 1 – Từ đầu đến năm 710 sau CN: Từ thế kỷ 5 va 6 đã bắt đầu du nhập chữ Hán, các loại tôn giáo như nho giáo, lão giá và Phật Giáo. Năm 593 Thái tử Shotoku thuộc dòng họ Soga nắm quyền và đã ban hiến pháp “Thập thất điều” cử người đi du học. Danh hiệu Thiên hoàng (Tenno) xuất hiện từ đây.
Sau, dòng họ Soga bị tiêu diệt quyền lực về tay Thiên hoàng Kotoku, bắt đầu cải cách và thành lập kinh đô.
Thời kỳ 2 – Thời kỳ NARA từ năm 710 – 794: Đây là thời kỳ định đô dầu tiên của Thiên hoàng. Kinh đô Nara mà chúng ta thường được biết lại có tên là Heijokyo và được xây dựng theo kiểu mẫu Trường An nhà Đường bên Trung Quốc cho đến năm 784 kinh đô dời sang Nagaoka.
Thời kỳ 3 – Thời kỳ Heian từ 794 – 1192: là thời kỳquyền lực từ Thiên hoàng chuyển dần sang dòng họ Fujiwara. Thật sự từ năm 898 có thể gọi là thời kì Fujiwara. Các tư tưởng, nghệ thuật từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản dần dần được Nhật Bản hoá và phát triển mạnh.
Phần 2: Thời Kỳ Phong Kiến
Thời kỳ 4 – Thời Kamakura từ năm 1192 – 1333: Đây là thời kỳ loạn lạc nội chiến, cho đến khi dòng họ Hojo mưu lược dùng chính sách “tái phân phối đất tịch thu” mà chiếm được lòng trung thành của những người quyền lực nhất trong đất nước từ đó Họ Hojo đã chiếm quyền cai trị đất nước đến năm 1333.
Thời kỳ 5 – Thời Muromachi (1333 – 1603) : Bao gồm giai đoạn 1 phân chia Nam Bắc Triều đến năm 1392 Thiên Hoàng Nam Triều thoái vị nhường quyền lực cho Thiên Hoàng Bắc Triều. Giai đoạn 2 là thời kỳ chiến quốc, Chiến tranh giữa các dòng họ võ gia và nhiều phong trào nổi dậy của nông dân về sau quyền lực rơi vào tay của Hideyoshi lại bắt đầu thời kỳ nắm quyền Tướng Phủ.
Thời kỳ 6 – Thời Edo (Tokugawa, 1603 – 1868): Đây là thời kỳ của thị dân và thương gia, được so sánh với thời Phục Hưng bên châu Âu.
Phần 3: Thời kỳ Cận và Thiện Đại từ năm 1686:
Thời Kỳ 1 – Thời kỳ Meiji (1868 – 1912): Chế độ Tướng Phủ tan rã quyền lực lại về tay của Thiên Hoàng, đây là thời kỳ chuyển mình và hưng thịnh của Nhật Bản.
Năm 1867: Matsuhito lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Meiji (Minh Trị).
Năm1868: Dời đô về Edo, đặt tên mới là Tokyo (Đông Kinh). Như vậy các Thiên hoàng đã từng đóng đô ở Nam kinh Nara, Tây kinh Kyoto và cuối cùng là Tokyo.
Năm 1872: Đường xe lửa đầu tiên nối Tokyo và Yokohama.
Năm 1894 – 1895: Chiến tranh Trung – Nhật bùng nổ.
Năm 1904 – 1905: Chiến tranh Nga – Nhật. Chiến thắng cả Trung Quốc và Nga, Nhật Bản trở thành cường quốc. Nhật Bản được bảo hộ Triều Tiên.
Thời kỳ 2 – Thời chủ nghĩa quân phiệt (1912 – 1945): Thiên Hoàng Minh Trị qua đời, quyền lực bắt đầu chuyển sang chế độ nghị viện và các đảng dân chủ và tham giá Thế Chiến thứ nhất năm 1914.
Năm 1923: Động đất lớn ở Kanto (vùng Tokyo – Yokohama).
Năm 1931: Sự kiện Mãn Châu, Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu và thành lập Mãn Châu Quốc (Manchukuo) vào năm 1932.
Năm 1937: Chiến tranh Trung Nhật lần thứ hai.
Năm 1940: Liên kết với phát xít Đức – Ý, tham chiến ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Năm 1945: Nhật Bản đầu hàng sau khi 2 quả bom nguyên tử được quân đội Mĩ thả xuống Hiroshima và Nagasaki.
Thời kỳ 3 – Thời kỳ hậu chiến (1945 đến nay ) :
Năm 1945 – 1952: Mĩ chiếm đóng Nhật Bản: lần đầu tiên Nhật bị quân nước ngoài chiếm đóng.
Năm 1946: Hiến pháp mới được ban hành, Thiên hoàng mất tất cả quyền lực về chính trị và quân sự và chỉ là biểu tượng của quốc gia. Áp dụng chế độ phổ thông đầu phiếu và bảo đảm nhân quyền. Nhật Bản bị cấm lãnh đạo chiến tranh và duy trì quân đội. Sau khi bại trận, Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế với tốc độ “thần kì”.
Các triều đại Thiên hoàng từ 1868:
– 1868 – 1912 Thời Meiji
– 1912 – 1926 Thời Taisho
– 1926 – 1989 Thời Showa
– 1989 – nay Thời Heisei: Thiên hoàng Akihoto lên ngôi và là Thiên hoàng thứ 125.
Văn hóa truyền thống của đất nước Nhật Bản:
Văn hóa trà đạo: Phát triển từ khoảng cuối thế kỷ VII,trà đạo đã trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà cũng như là một nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Với chúng ta đó chỉ là một cốc trà xanh bình thường nhưng với người Nhật cốc trà này lại rất đặc biệt vì nó mở ra trong tâm hồn họ một chân trời rộng lớn. Họ tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo co có thể tìm thấy được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người.
Trang phục tuyền thống Kimono thường được sử dụng vào các dịp lễ tết, trong đám tiệc hay các lễ hội. Ở Nhật, phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn nam giới và thường có màu và hoa văn nổi bật. Trong khi đó, kimono dành cho nam thường không có hoa văn và màu tối hơn.
Văn hóa giao tiếp Trong văn hóa giao tiếp truyền thông của người Nhật Bản, có những quy tắc và lễ nghi mà mọi người đều phải làm theo. Đặc biệt, tất cả lời chào của người Nhật bao giờ cùng đi kèm với một cái cúi chào sau cùng. Dựa theo địa vị xã hội và mối quan hệ xã hội với người tham gia giao tiếp mà người Nhật sử dụng các quy tắc và lễ nghi cũng như cách cúi mình mình khác nhau.
Tinh thần võ sĩ đạonhư một lý tưởng về một lối sống đầy nghị lực, quyết tâm mà người Nhật luôn hướng đến. Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính phải rèn luyện được các tính căn: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự. Nhờ vào các đức tính đó, mà từ một nước nghèo ở Đông Á, hứng chịu nhiều tổn thất từ chiến tranh thế giới thứ 2 và thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những nước có nền công nghiệp và kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.
Lễ hội Nhật Bản không chỉ được biết đến là một nước có nền kinh tế mạnh mà còn là nước có văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú. Để giữ gìn những nét đẹp văn hóa đó thì Nhật Bản hàng năm tổ chức rất nhiều lễ hội trong đó có 5 lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất: Lễ hội Shichi-go-san – Ngày con khôn lớn; Lễ hội Hanami – lễ hội hoa anh đào ; Lễ hội Shogatsu – Lễ mừng năm mới; Lễ hội Obon – lễ Vu Lan; Lễ hội Kishiwada Danjiri – Lễ hội hoa thục quỳ tại Kyoto
Những nét “lạ” trong văn hóa Nhật
Nhật Bản có một số nét văn hóa mà khiến bất kì khách du lịch nào cũng không đổi ngạc nhiên khi đến đây :
Khi nhờ vả hay làm phiền ai đó, phải lập tức nói cảm ơn hoặc xin lỗi
Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu
Khi đi vệ sinh trong nhà vệ sinh kiểu Nhật thì phải quay vào
Không nên đưa tiền bo khi ở Nhật
Trước khi vào nhà, phải cởi giày quay mũi ra ngoài và sau khi vào nhà thì phải đi bằng ép nhẹ trong nhà
Ăn mù ramen hay Soba húp sùm sụp vì theo quan niệm của người Nhật ăn như thế mới thể hiện cho người đầu bếp thấy được là món ăn rất ngon.
Nguồn: Vivudulich.com