Liên hệ thực tiễn kết hợp hình ảnh minh họa nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học phần ứng dụng của các chất hóa học trong chương trình sách giáo khoa lớp 10
Bạn đang xem
20 trang mẫu
của tài liệu “Liên hệ thực tiễn kết hợp hình ảnh minh họa nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học phần ứng dụng của các chất hóa học trong chương trình sách giáo khoa lớp 10”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LIÊN HỆ THỰC TIỄN KẾT HỢP HÌNH ẢNH MINH HỌA NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI HỌC PHẦN ỨNG DỤNG CỦA CÁC CHẤT HÓA HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 Người thực hiện: Lê Thị Sen Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh SKKN thuộc môn: Hóa học THANH HÓA NĂM 2019 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Hóa học là môn khoa học gắn liền với thực tiễn. Hóa học như một bức tranh luôn biến động của tự nhiên. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, những cơ bản về các chất và sự biến đổi của các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Thật khó mà kể hết các thành tựu mà hóa học có đóng góp cho đời sống của chúng ta. Nhưng phần lớn học sinh vẫn chưa nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của hóa học, chưa khai thác được những ứng dụng hóa học trong đời sống. Đối với các em hóa học là môn học trừu tượng, khô khan và xa rời thực tế. Vậy bằng cách nào để các em hiểu được: “Mỗi kiến thức hóa học là một thế giới vui nhộn, bổ ích, mỗi tiết học là một trải nghiệm thoải mái”? Trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy trong sách giáo khoa hóa học ở cấp trung học phổ thông có đề cập đến những ứng dụng của các chất hóa học có trong bài học,nhưng chỉ dừng ở mức độ thông báo nên học sinh nhiều lúc không thể hiểu hết được những ứng dụng hết sức quan trọng của các chất hóa học. Một số em thì không quan tâm hoặc cảm thấy học rất khó khăn ở phần này. Mỗi khi kiểm tra bài cũ giáo viên hỏi về ứng dụng của một chất hóa học nào đó các em đều không trả lời được hoặc trả lời một cách thụ động, lúng túng. Nguyên nhân là đa số các giáo viên khi dạy chỉ quan tâm đến việc truyền đạt những lý thuyết về tính chất hóa học của các chất, công thức cơ bản áp dụng váo tính toán, giải bài tập giúp học sinh trong quá trình thi cử. Hầu hết các giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mực thường xuyên tới việc làm rõ mối liên hệ giữa ứng dụng hóa học với thực tiễn cuộc sống. Hoặc nếu có liên hệ với thực tiễn thì chỉ đơn giản ở phương pháp dạy học diễn giải thuyết trình truyền thống, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc các em học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, sản xuất, phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện. Mặt khác trong quá trình học tập, học sinh chỉ hiểu ứng dụng của các chất hóa học một cách mơ hồ hầu như các em không được liên hệ thực tế nên cảm thấy nhàm chán, dễ quên. Trong quá trình dạy học phần ứng dụng của các chất hóa học, nếu giáo viên chỉ ra được sự gần gũi giữa hóa học với thực tiễn thì các em sẽ yêu thích môn hóa học hơn. Việc sử dụng những hình ảnh minh họa trong qua trình dạy học là phương pháp tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học phần này, góp phần làm cho học sinh học hóa dễ hiểu hơn, thiết thực, gần gũi hơn với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học. Vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài: “Liên hệ thực tiễn kết hợp hình ảnh minh họa nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học phần ứng dụng của các chất hóa học trong chương trình sách giáo khoa lớp 10”. Tôi hi vọng đây là tài liệu tham khảo và với những kết quả bước đầu sẽ có nhiều giáo viên tích cực tham gia biên soạn các chủ đề và phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Liên hệ thực tiễn, kết hợp một số hình ảnh minh họa nhằm làm sinh động bài giảng và tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học phần ứng dụng của một số chất hóa học trong chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 10. Nghiên cứu cách liên hệ thực tiễn và sử dụng hình ảnh sao cho có hiệu quả nhất với mục đích phát huy tính tích cực trong giờ học và tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh dễ hiểu hơn về ứng dụng của các chất hóa học, thấy được tính thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học. Để hóa học không còn mang tính đặc thù, khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp liên hệ thực tiễn, kết hợp một số hình ảnh minh họa nhằm làm sinh động bài giảng và tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học phần ứng dụng của một số chất hóa học trong chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 10. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản của hệ thống giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, khảo sát thực tế thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 2.1.1. Tác dụng của việc liên hệ thực tiễn và sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy học phần: Ứng dụng của các chất hóa học trong chương trình sách giáo khoa lớp 10. Không có môn khoa học nào lại có nhiều ứng dụng như môn hóa học : Trong tự nhiên, nhờ có hóa học mà chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, nắm được tính chất, quy luật của thiên nhiên và con người ngày càng thành công trong ngành khoa học khám phá vũ trụ, trái đất, Trong đời sống, sản xuất : Hóa học được ứng dụng trong việc nghiên cứu thành phần, tác dụng, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, các quy trình sản xuất (sản xuất, chế biến các nguồn nguyên liệu thô thành các nguyên liệu có thể sử dụng trong đời sống sản xuất, chế biến các loại nông sản, chế tạo ra các đồ dùng, vật dụng hằng ngày). Việc liên hệ thực tế và sử dụng hình ảnh minh họa sẽ mang lại nhiều tác dụng trong quá trình dạy học về ứng dụng của các chất hóa học trong đời sống và sản xuất, cụ thể: * Với người thầy : - Phát huy khả năng truyền thụ kiến thức. Khi mở rộng kiến thức hóa học thực tế trong bài giảng sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy. - Mở rộng kiến thức hóa học thực tế rèn luyện cho giáo viên một số kỹ năng dạy học :Như kỹ năng diễn đạt, kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học, kỹ năng phân bố thời gian, kỹ năng giao tiếp - Tạo ra giờ học lý thú bổ ích. Khi mở rộng kiến thức hóa học thực tế sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra kích thích học sinh tư duy trả lời, bầu không khí của lớp sẽ trở nên sôi động, tạo điều kiện cho các học sinh còn nhút nhát tham gia vào bài giảng. - Gần gũi với học sinh. Khi giáo viên thực hành các kỹ năng nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp với học sinh. Nhờ đó mà sẽ tạo được ấn tượng tốt với học sinh. * Với học sinh : - Các em trở nên yêu thích môn hóa. Khi học sinh được hiểu thấu đáo các vấn đề hóa học, được tham gia vào các hoạt động thực tế. Các em sẽ có hứng thú với môn học vì các em đã nắm được tầm quan trọng của môn học, từ đó nâng cao thành tích học tập. - Nắm được các kiến thức cơ bản của hóa học. Các kiến thức hóa học thực tế lấy nền tảng là các kiến thức hóa học mà học sinh đã học ở nhà trường, tác dụng của các kiến thức này là giải thích các bản chất của sự vật, hiện tượng do đó các em sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc các kiến thức hóa học, các em sẽ nắm rõ các kiến thức hơn. - Các kiến thức hóa học thực tế làm cho học sinh hiểu được vai trò to lớn của hóa học trong đời sống : kinh tế, quốc phòng, sinh hoạt, thúc đẩy sự ham học hỏi của học sinh. - Giúp học sinh hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng ngày một cách đúng đắn. Các em sẽ nhận thức được những gì có ích, những gì có hại để điều chỉnh hành vi của mình. - Phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập. 2.1.2. Liên hệ thực tế và sử dụng hình ảnh minh họa là một biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh : Cái mới luôn là cái kích thích chúng ta tìm hiểu nhất. Việc liên hệ thực tế sẽ thúc đẩy học sinh tìm tòi khám phá trong học tập. Hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên là một động cơ thúc đẩy học sinh học tập. Các kiến thức hóa học sẽ thu hút sự chú ý lắng nghe trong giờ học và ham thích học hỏi, tìm kiếm sách vở, rèn luyện khả năng sử dụng sách Qua đó, các em sẽ thấy được những lý thú của các kiến thức đã học, tăng thêm lòng yêu thích môn học. Hứng thú học tập là một trong những yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh. Học sinh có khả năng mà không có hứng thú thì cũng không đạt kết quả, giáo viên giỏi chuyên môn mà không có kỹ năng tạo hứng thú học tập cho học sinh thì chưa thành công. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải hội tụ kiến thức và tất cả các yếu tố phục vụ cho công việc dạy học. Kỹ năng tạo hứng thú là kỹ năng quan trọng nhất, mà để có được kỹ năng này thì đầu tiên người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, phải luôn cung cấp cho học sinh lượng kiến thức : Đủ, đúng, mới, thiết thực. Trong giới hạn của đề tài tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu phương pháp liên hệ thực tiễn trong dạy học Hóa học lớp 10 với chủ đề: “Ứng dụng của Hóa học trong đời sống và sản xuất” Đồng thời xây dựng những hình ảnh minh họa làm sinh động bài giảng để tạo hứng thú học tập cho học sinh. 2.1.3. Một số nguyên tắc khi liên hệ thực tiễn và sử dụng hình ảnh minh họa trong quá trình dạy học: - Về nội dung phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại, phải gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh học sinh. - Liên hệ thực tiễn phải dựa vào nội dung bài học. Nếu nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hóa học thì không tạo ra được động lực cho học sinh để giải quyết vấn đề đó. - Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, nhưng phải phát huy cao độ các hoạt động tích cực của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có. - Khi sử dụng hình ảnh minh họa phải phù hợp với nội dung bài học, không lạm dụng nhiều làm phân tán suy nghĩ của học sinh. Mỗi ứng dụng chỉ nên sử dụng một hình ảnh minh họa. Nếu biết sử dụng một cách linh hoạt, khoa học sẽ tạo cho các em động cơ hứng thú mạnh mẽ khi học. 2.2. Thực trạng về vấn đề liên hệ thực tiễn và sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy học phần ứng dụng của một số chất hóa học ở trường phổ thông: Để tìm hiểu về việc sử dụng phương pháp liên hệ thực tiến, kết hợp hình ảnh minh họa sinh động trong dạy học phần ứng dụng của các chất hóa học ở trường phổ thông nhằm góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Tôi đã thực hiện phương pháp điều tra, tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh trường THPT Như Thanh. Kết quả điều tra: - Đa số học sinh đều cho rằng : Hóa học là một môn học trừu tượng, khô khan và xa rời thực tế. Một học sinh có thể giải nhanh, thành thạo một bài tập hóa học khó với tính toán phức tạp, nhưng khi yêu cầu nhắc lại ứng dụng của một số chất hóa học thông thường trong đời sống và sản xuất thì lại rất lúng túng. - Đối với giáo viên: “Bệnh thành tích” xuất hiện trong nhiều trường học khiến cho một bộ phận không nhỏ giáo viên chỉ quan tâm, tập trung vào nghiên cứu tìm ra các phương pháp giải toán trắc nghiệm một cách nhanh nhất, mà quên đi nhiệm vụ quan trọng của dạy học hóa học là giáo dục cho học sinh biết vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. - Nghiên cứu thực trạng này tại trường THPT Như Thanh nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy, cho thấy: Mấy năm gần đây số học sinh lựa chọn môn Hóa học để xét tuyển đại học ngày càng ít. Bản thân được phân công giảng dạy môn hóa ở lớp 11B1 (một lớp đặc thù khối A) thì số học sinh có nguyện vọng chuyển sang khối A1 và khối D ngày càng nhiều. - Trước thực trạng học sinh ngày càng quay đầu lại với bộ môn Hóa học, thì việc phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực là điều vô cùng cần thiết. Một trong những phương pháp tích cực đó là: Tăng cường sử dụng bài tập hóa học thực tiễn, kết hợp sử dụng hình ảnh minh họa sinh động trong dạy và học về ứng dụng của các chất hóa học, bởi thông qua việc liên hệ thực tiễn sẽ tạo cho học sinh hứng thú, say mê trong học tập. Để các em thấy được: “ Mỗi kiến thức hóa học là một thế giới vui nhộn, bổ ích, mỗi tiết học là một trải nghiệm thoải mái”. 2.3.Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: Việc sử dụng hình ảnh minh họa kết hợp với câu hỏi liên hệ thực tiễn trong quá trình dạy học về ứng dụng của các chất hóa học trong đời sống và sản xuất hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh những hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thời gian thì nội dung và phương pháp sử dụng như thế nào cũng là vấn đề đáng quan tâm. Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của bản thân, tôi xin đề ra một số giải pháp như sau: 2.3.1. Nhóm giải pháp thứ nhất Trước hết giáo viên phải tìm hiểu nội dung chương trình Hóa học phổ thông (ban cơ bản) để nêu ra được những bài học có nội dung nghiên cứu về ứng dụng của các chất hóa học. Cụ thể chương trình hóa học lớp 10 có những bài sau: Chương Tên bài Nội dung nghiên cứu Chương 5: Nhóm halogen Bài 22 : Clo Bài 25: Flo - Brom - Iot Ứng dụng của clo Ứng dụng của flo, brom, iot Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh Bài 29: Oxi - Ozon Bài 30: Lưu huỳnh Bài 32: Hidrosunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit Bài 33: Axit sunfuric Ứng dụng của oxi, ozon Ứng dụng của lưu huỳnh Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit Ứng dụng của axit sunfuric (Chương trình hóa học lớp 11, 12 có phụ lục kèm theo) 2.3.2. Nhóm giải pháp thứ hai Xây dựng hoạt động dạy học phần ứng dụng của từng chất hóa học theo trình tự và nội dung sách giáo khoa bằng hai phương pháp: phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học theo hướng tích cực( có sử dụng hình ảnh minh họa và liên hệ thực tiễn). Ví dụ 1: Ứng dụng của clo (Bài 22 : Clo, SGK Hóa học 10) Phương pháp dạy học truyền thống: * Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và nêu ứng dụng của clo. * Học sinh: đọc sách giáo khoa và trả lời. Clo có các ứng dụng sau: - Khử trùng nước hồ bơi (lượng khí clo nhiều hơn). - Sát trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch, khi xử lí nước thải. -Tẩy trắng sợi, vải, giấy. - Sản xuất axit HCl, KClO3, nước Gia-ven, clorua vôi. - Sản xuất chất hữu cơ chứa clo: dùng làm thuốc diệt côn trùng bảo vệ thực vật. - Sản xuất nhiều loại chất dẻo (nhựa PVC), sợi tổng hợp, cao su tổng hợp. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực: Hoạt động 1: * Giáo viên: Cho học sinh quan sát sơ đồ ứng dụng của clo, có hình ảnh minh họa kèm theo: * Học sinh: Quan sát hình ảnh và dễ dàng nhớ được những ứng dụng quan trọng của clo: Khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng sợi, vải, giấy, sản xuất nước Gia-ven, sản xuất nhiều loại chấtt dẻo (nhựa PVC) , cao su tổng hợp * Giáo viên bổ sung: Clo còn được dùng để khử trùng nước hồ bơi, sản xuất axit clohiđric, nước Gia-ven, clorua vôivà nhiều hợp chất hữu cơ. Hoạt động 2: Giáo viên nêu câu hỏi liên hệ thực tế tạo hứng thú học tập và kích thích khả năng tư duy,sáng tạo của học sinh: * Giáo viên: Tại sao mỗi khi mở vòi nước máy chúng ta thường ngửi thấy có mùi xốc rất khó chịu? * Học sinh: Đó là vì tại nhà máy nước người ta đã sục vào đó một lượng khí clo có tác dụng diệt khuẩn. Khi sục vào nước một lượng nhỏ clo, clo tan một phần (gây mùi) và một phần tác dụng với nước : H2O + Cl2 HCl + HClO Hợp chất HClO không bền có tính oxi hóa mạnh : HClO ® HCl + O Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn. * Giáo viên thông báo: Theo tiêu chuẩn bộ Y tế, lượng clo trong nước phù hợp là: 0,3-0,5 mg/ lít.Nếu hàm lượng clo không đúng tiêu chuẩn có thể gây ra nhiều tác hại. * Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh: * Giáo viên : Vậy có cách nào để loại bỏ clo vượt mức cho phép? * Học sinh: Phơi nước ở nơi thoáng khí để clo bay hơi, hoặc sử dụng máy lọc nước Ví dụ 2: Ứng dụng của Flo (Bài 25: Flo – Brom – Iot, SGK Hóa học 10) Phương pháp dạy học truyền thống: * Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và nêu ứng dụng của Flo. * Học sinh: Đọc sách giáo khoa và trả lời. Flo có các ứng dụng sau: -Điều chế một số dẫn suất hiđrocacbon chứa flo như floroten, chất dẻo teflon... -Flo còn được dùng trong công nghiệp hạt nhân. -Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực: Hoạt động 1: * Giáo viên : Cho học sinh quan sát sơ đồ ứng dụng của flo, có hình ảnh minh họa kèm theo: * Học sinh: Quan sát hình ảnh và dễ dàng nhớ được những ứng dụng quan trọng của flo:Làm thuốc chống sâu răng, điều chế chất dẻo phủ lên bề mặt các dụng cụ nhà bếp để chống dính, dùng trong công nghiệp hạt nhân * Giáo viên bổ sung: Do tính chất độc đáo của flo, các hợp chất chứa flo đang đóng vai trò ngày càng lớn trong nhiều ngành công nghiệp.Hóa chất chứa flo đang được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất dược phẩm, các sản phẩm nông hóa, thuốc nhuộm, các con chip silic, các loại vật liệu cách điện và pin nhiên liệu.Với mức độ ngày càng tăng, các hợp chất flo đang ảnh hưởng đến các lĩnh vực công nghệ cao được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tính chất của các hợp chất flo hóa đã được sử dụng để tạo cho sản phẩm những tính năng độc đáo. Nhưng người ta cần có những kỹ thuật đặc biệt để xử lý các hợp chất này, vì flo là chất rất nguy hiểm.Hiện đang có hàng trăm hợp chất dược phẩm chứa flo đang được phát triển hoặc đã được đưa ra trên thị trường, ví dụ các thuốc chống suy nhược như Prozac và Paxil, các thuốc chống viêm khớp và chống viêm nói chung như Celebrex, các thuốc chống nhiễm trùng như Cipro. Hoạt động 2: Giáo viên nêu câu hỏi liên hệ thực tế tạo hứng thú học tập và kích thích khả năng tư duy,sáng tạo của học sinh: * Giáo viên:Ngoài những ứng dụng trên flo còn được dùng để điều chế chất CFC (freon) trước đây được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, nhưng tại sao từ năm 1996, chất CFC đã bị cấm sử dụng ? * Học sinh: Do khi thải vào khí quyển nó phá hủy tầng ozon thì một lượng lớn tia tử ngoại phát ra từ mặt trời sẽ lọt xống mặt đất gây ung thư da, hủy hoại mắt, Ví dụ 3: Ứng dụng của brom (Bài 25: Flo – Brom – Iot, SGK Hóa 10) Phương pháp dạy học truyền thống: * Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và nêu ứng dụng của Brom. * Học sinh: Đọc sách giáo khoa và trả lời: Brom có các ứng dụng sau: - Brom được dùng để sản xuất một số dẫn xuất của hiđrocacbon trong công ngiệp dược phẩm. - Một lượng lớn brom dùng để sản xuất AgBr, là chất nhạy cảm với ánh sáng dùng để tráng lên phim. - Hợp chất của brom được dùng nhiều trong công nghiệp dầu mỏ, hóa chất cho nông nghiệp, phẩm nhuộm và những hóa chất trung gian. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực: Hoạt động 1: * Giáo viên: Cho học sinh quan sát sơ đồ ứng dụng của brom, có hình ảnh minh họa kèm theo: * Học sinh: Quan sát hình ảnh và dễ dàng nhớ được những ứng dụng quan trọng của Brom: Trong công ngiệp dược phẩm, phẩm nhuộm, phim ảnh... * Giáo viên bổ sung và liên hệ thực tế: Brom rất độc hại với môi trường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học nguyên tử brom có tính "phá hoại" tầng ozon cao gấp từ 40 đến 100 lần so với nguyên tử clo. Gần một nửa nguyên nhân gây ra tổn thất vùng ozon ở Nam Cực là do các phản ứng hóa học với brom. Methyl Brom, được sử dụng như một chất xông hơi, là nguồn brom phá hủy tầng ozon lớn nhất. Khoảng 30% brom trong khí quyển được tạo ra từ các hoạt động của con người, còn lại là tự nhiên. Ví dụ 4: Ứng dụng của Iot (Bài 25: Flo – Brom – Iot, SGK Hóa học 10) Phương pháp dạy học truyền thống: Hoạt động 1: * Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và nêu ứng dụng của iot. * Học sinh: Đọc sách giáo khoa và trả lời: Iot có các ứng dụng sau: - Phần lớn iot được dùng để sản xuất ra các dược phẩm khác nhau. - Muối iot dùng phòng bệnh bướu cổ. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực: * Giáo viên: Cho học sinh quan sát sơ đồ ứng dụng của iot, có hình ảnh minh họa kèm theo: * Học sinh: Quan sát hình ảnh và dễ dàng nhớ được những ứng dụng quan trọng của iot: Sản xuất dược phẩm, muối iot Hoạt động 2: Giáo viên nêu câu hỏi liên hệ thực tế tạo hứng thú học tập và kích thích khả năng tư duy,sáng tạo của học sinh. * Giáo viên: Tại sao hàng ngày chúng ta thường phải ăn muối iot? * Học sinh: Để phòng bệnh bứu cổ. * Giáo viên bổ sung: Theo các nhà khoa học mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 gam nguyên tố iot. Cơ thể tiếp nhận được phần iot cần thiết dưới dạng hợp chất của iot có sẵn trong muối ăn và một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, việc thiếu hụt hay thừa iot vẫn thường xảy ra. Hiện nay, tính trên toàn thế giới một phần ba dân số bị thiếu iot trong cơ thể. Ở Việt Nam, theo điều tra mới nhất, 94%