Liệu bạn đã biết rõ về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hàng năm, giáo viên mầm non phải tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí nhé!

Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có một vai trò vô cùng quan trọng và là một việc bắt buộc phải làm đối với giáo viên mầm non. Trong bài viết dưới đây 123job sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, mục đích của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, yêu cầu đặt ra đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, các tiêu chuẩn của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định. Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì nhé!

I. Khắc hoạ vài nét về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT thì chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non. Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được hiểu là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?

II. Mục đích của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nhằm mục đích:

  • Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ để giáo viên mầm non có thể tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện các kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục.
  • Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ để các cơ sở giáo dục mầm non đánh giá được phẩm chất, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực của giáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non tại địa phương và của ngành Giáo dục.
  • Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ để cho các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn những đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán.
  • Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có thể xây dựng, phát triển khung chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

III. Yêu cầu quan trọng đặt ra với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

1. Yêu cầu thuộc phẩm chất, đạo đức và lối sống

Yêu cầu thuộc phẩm chất, đạo đức và lối sống trong việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:

  • Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện tốt trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và chính sách của Nhà nước.
  • Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường và kỷ luật lao động. 
  • Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh; luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
  • Trung thực trong công tác giảng dạy, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và học sinh.

Yêu cầu quan trọng đặt ra đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Yêu cầu quan trọng đặt ra đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

2. Yêu cầu thuộc về kiến thức và kỹ năng sư phạm

Yêu cầu thuộc về kiến thức và kỹ năng sư phạm trong việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm: 

  • Nắm vững các kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non;
  • Nắm vững kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non;
  • Nắm vững các kiến thức về cơ sở chuyên ngành;
  • Nắm vững kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. 

IV. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định của Nhà nước

Căn cứ vào thông tư số 26/2018/TT- BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được quy định cụ thể như sau:

1. Điều 4, tiêu chuẩn 1: Phẩm chất của nhà giáo

Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo

  • Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc những quy định về đạo đức nhà giáo;
  • Mức khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu để nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
  • Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm và luôn hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

Tiêu chí 2: Phong cách làm việc

  • Mức đạt: Có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của nghề giáo viên mầm non;
  • Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng một phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi với trẻ em và phụ huynh;
  • Mức tốt: Là một tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và phụ huynh; có ảnh hưởng tốt và luôn hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

Xem thêm: Mô tả ngành giáo viên mầm non đầy đủ và chi tiết nhất hiện nay

2. Điều 5, tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân

  • Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của ngành giáo dục. Tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo về bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định;
  • Mức khá: Thực hiện các kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; luôn cập nhật những kiến thức chuyên môn, yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em;
  • Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc phát triển chuyên môn bản thân.

Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

  • Mức đạt: Xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình chuẩn giáo dục mầm non, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em;
  • Mức khá: Chủ động, linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch về chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, lớp và văn hóa tại địa phương;
  • Mức tốt: Tham gia phát triển các chương trình giáo dục nhà trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, lớp và văn hóa tại địa phương.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định của Nhà nước

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định của Nhà nước

Tiêu chí 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

  • Mức đạt: Thực hiện được các kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo một chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo đúng chuẩn của Chương trình giáo dục mầm non;
  • Mức khá: Chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đáp ứng những nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em và các điều kiện thực tiễn của trường, lớp;
  • Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, luôn hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em.

Tiêu chí 6: Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

  • Mức đạt: Thực hiện được kế hoạch giáo dục trong lớp, nhóm đảm bảo hỗ trợ trẻ em trong việc phát triển toàn diện theo Chương trình giáo dục mầm non;
  • Mức khá: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục và điều chỉnh sao cho phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và những điều kiện thực tiễn của trường, lớp;
  • Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Tiêu chí 7: Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

  • Mức đạt: Sử dụng các phương pháp quan sát và đánh giá trẻ em thường xuyên để kịp thời điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em áo cho phù hợp;
  • Mức khá: Chủ động, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức và các công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em, từ đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục sao cho phù hợp;
  • Mức tốt: Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm của bản thân trong việc vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em; ngoài ra còn tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Tiêu chí 8: Quản lý nhóm, lớp

  • Mức đạt: Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất, quản lý hồ sơ sổ sách theo quy định;
  • Mức khá: Có sáng kiến, những ý tưởng mới trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp để phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp;
  • Mức tốt: Chia sẻ những kinh nghiệm hay, hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình quản lý lớp, nhóm theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Xem thêm: Tổng hợp các tình huống sư phạm từ mầm non đến Trung học và cách xử lý

3. Điều 6, tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục

Điều 6, tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chuẩn 3 trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 9: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện

  • Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và không bạo lực đối với trẻ em; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường;
  • Mức khá: Chủ động trong việc phát hiện, phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường;
  • Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác tổ chức một môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh và thân thiện đối với trẻ em.

Tiêu chí 10: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

  • Mức đạt: Thực hiện các quy định về quyền trẻ em, quy định về quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ hoặc những người giám hộ trẻ em theo quy chế dân chủ trong nhà trường;
  • Mức khá: Đề xuất các biện pháp giúp bảo vệ quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ hoặc những người giám hộ trẻ em; phát hiện, ngăn chặn, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường (nếu có);
  • Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp cùng với đồng nghiệp trong việc thực hiện những quy định về quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ hoặc những người giám hộ trẻ em theo quy chế dân chủ trong nhà trường.

4. Điều 7, tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Tiêu chí 11: Phối hợp cùng với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng nhằm mục đích để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

  • Mức đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, hợp tác, tôn trọng với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em, cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
  • Mức khá: Phối hợp kịp thời, đúng lúc với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng nhằm mục đích để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ;
  • Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ các kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em, cộng đồng. Ngoài ra còn đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng.

05 tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

05 tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định

Tiêu chí 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

  • Mức đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, hợp tác, tôn trọng với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em, cộng đồng trong việc thực hiện các quy định về quyền trẻ em;
  • Mức khá: Chủ động phối hợp kịp thời, đúng lúc với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em;
  • Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ những kiến thức, kỹ năng thực hiện các quy định về quyền trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em, cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong việc bảo vệ quyền trẻ em; giải quyết kịp thời các thông tin từ cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em có liên quan đến quyền trẻ em.

5. Điều 8, tiêu chuẩn 5

Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện được khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    V. Giáo viên mầm non cần có những kỹ năng gì?

    Ở các phần trước, 123job đã chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như mục đích của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, yêu cầu đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, một số tiêu chuẩn của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Vậy giáo viên mầm non cần có những kỹ năng gì? Cùng theo dõi tiếp bài viết để được 123job chia sẻ một số kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với nghề giáo viên mầm non nhé!

    1. Nắm chắc những kỹ năng sư phạm giáo viên mầm non cần có

    Hát, múa, đọc truyện, sử dụng nhạc cụ phổ thông, làm đồ chơi… đây đều là những điều đầu tiên mà một giáo viên mầm non được dạy khi còn ngồi ở trên ghế nhà trường. Bởi lẽ đây đều là những kỹ năng quan trọng yêu cầu một giáo viên mầm non bắt buộc phải thành thạo nếu muốn bước tiếp trên con đường làm nghề giáo viên của mình

    Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng vô cùng cần thiết đối với giáo viên mầm non

    Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng vô cùng cần thiết đối với giáo viên mầm non

    2. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ mầm non

    Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng và được các giáo viên mầm non sử dụng thường xuyên trong công việc của mình. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên mầm non có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ.

    Xem thêm: Điểm danh những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà bạn cần biết

    3. Giao tiếp với đồng nghiệp và phụ huynh

    Khi làm việc ở trường, ngoài việc tương tác trực tiếp với trẻ thì giáo viên mầm non cũng giao tiếp khá nhiều với đồng nghiệp và phụ huynh. Mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp sẽ giúp cho giáo viên mầm non dễ dàng hoàn thành công việc của mình hơn. Còn việc giữ mối quan hệ giao tiếp tốt với phụ huynh sẽ giúp giáo viên mầm non hiểu hơn về tính cách và suy nghĩ của trẻ.

    4. Kỹ năng soạn kế hoạch giảng dạy và tổ chức các trò chơi, sự kiện

    Làm nghề nuôi dạy trẻ, nghề giáo viên mầm non không chỉ đơn giản là việc sáng đến lớp và tối đi về mà còn đòi hỏi người giáo viên luôn phải chuẩn bị trước bài giảng, giáo án, những hoạt động vui chơi cho từng ngày để giúp trẻ luôn được phát triển tốt và không cảm thấy nhàm chán. Một người giáo viên dạy giỏi là người luôn biết làm mới bản thân cũng như thay đổi cách giảng dạy mỗi ngày.

    5. Kỹ năng y tế, sơ cứu và hướng dẫn trẻ khi có tai nạn xảy ra

    Tại Nhật Bản, trong những bài học đầu tiên, giáo viên mầm non luôn hướng dẫn cho trẻ nhỏ cách phải làm thế nào khi có động đất xảy ra. Tại Việt Nam chúng ta thì không có động đất, nhưng dạy cho trẻ biết làm gì khi gặp tai nạn và cần sơ cứu như thế nào trong các tình huống cũng là điều rất quan trọng mà mỗi giáo viên cần nắm vững.

    6. Nắm bắt, sử dụng thành thạo máy tính

    Hiện nay, việc soạn bài giảng, lên kế hoạch, thu thập thông tin hầu hết đều đã được giáo viên mầm non thực hiện trên máy tính. Bởi việc sử dụng thành thạo máy tính sẽ giúp ích cho giáo viên mầm non rất nhiều về thời gian cũng như công sức trong công việc.

    7. Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm

    Đối với nghề giáo viên mầm non, chắc chắn không thể tránh khỏi được những tình huống sư phạm hóc búa như:

    • Các vấn đề liên quan đến trẻ (khóc, lười ăn, đánh nhau…)

    • Các vấn đề có liên quan đến phụ huynh (chuyển trường, trao đổi giữa phụ huynh với giáo viên về trẻ…)

    • Các vấn đề có liên quan đến đồng nghiệp.

    VI. Kết luận

    Trên đây là toàn bộ thông tin về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì, mục đích của việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, các tiêu chuẩn của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định và các kỹ năng quan trọng cần có đối với nghề giáo viên mầm non mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin ở bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non!