Loa Toàn Dải Là Gì? Cách Phân Biệt Loa Toàn Dải

Loa Toàn Dải Là Gì? Cách Phân Biệt Loa Toàn Dải

Nếu bạn là một người chơi âm thanh chuyên nghiệp,
chắc chắn bạn cũng từng nghe đến loa toàn dải. Vậy thì

loa toàn dải là gì? 

Cách để phân biệt loa toàn dải? Bài viết này có
thể giúp bạn phân biệt loa toàn dải một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Loa toàn dải là gì? Cấu tạo của loa toàn dải?

Loa toàn dải là gì?

Loa
toàn dải (loa full range) là một loại loa được cấu tạo với chỉ với một
thùng loa duy nhất. Đây là một dòng loa thế hệ mới, loa toàn dải hiện đang mạnh
mẽ thay thế 2 dòng loa truyền thống là loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng,
chỉ cần sử dụng duy nhất một con loa duy nhất có thể tái hiện lại toàn bộ cả 3
đường tiếng thấp, trung và cao.

Cụ thể, loa toàn dải là dòng loa có cả
3 đường tiếng thấp, trung và cao cùng được chơi qua một loa duy nhất, nghĩa là dòng
loa này tích hợp và phát được cả 3 đường tiếng. Trong khi đó, những dòng loa khác sẽ đảm nhận từng
âm khác nhau, ví dụ như loa sub âm trầm, loa treble âm cao.

Loa toàn dải thường được sử dụng trong rạp hát
gia đình và những thiết bị âm thanh di động vì chúng có thể mang lại âm thanh
cân bằng và rõ ràng mà không cần sử dụng đến loa bass và loa treble riêng biệt.
Một số loa toàn dải được thiết kế nhỏ gọn dễ di chuyển, trong khi một số loa
khác lớn hơn và mạnh hơn, được thiết kế để có thể sử dụng trong không gian rộng
hơn hoặc giúp tạo ra âm lượng lớn hơn.

Cấu tạo của loa toàn dải?

Cấu
tạo loa toàn dải cũng khá đơn giản, chỉ gồm loa và thùng loa.
Không sử dụng thêm bộ phân tần nên không bị lệ thuộc vào chất lượng của phân tần.
Do đó, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được âm thanh truyền cảm ở giọng hát.

Nhược điểm của loa toàn dải là nó rất
khó để đạt đến mức âm cực trầm hoặc cực cao. Vì vậy, người ta thường dung loa
toàn dải để nghe những loại nhạc với giọng hát là chủ đạo (vocal), piano solo, đàn
dây, dàn nhạc ít người,… Còn nếu bạn yêu thích nhạc giao hưởng thì không nên sử
dụng loa toàn dải.

Ưu và nhược điểm của loa toàn dải?

Với kết cấu đặc biệt, loa toàn dải có những ưu
điểm và nhược điểm so với các loại loa khác:

Ưu Điểm

  • Khả năng truyền âm thanh của loa tốt, người
    nghe hoàn toàn có thể cảm nhận được âm thanh của từng loại nhạc cụ cũng như
    trong giọng hát được phát ra.

  • Làm việc dựa trên nguyên lý Point Source và
    không dùng linh kiện để phân tầng cho ra chất lượng âm thanh tuyệt đối

  • Chất lượng âm thanh tốt và nổi bật hơn so với những
    loại loa khác

  • Lắp đặt loa hợp lý sẽ giúp bạn có một buổi
    trình diễn âm nhạc sống động như trên sân khấu trực tiếp

  • Độ nhạy cao, màng loa khá nhẹ, không dùng linh
    kiện LCR nên sẽ không bị suy giảm về tín hiệu

  • Kết nối chặt chẽ, âm thanh chất lượng không bị rời
    rạc

  • Không phân tần giúp âm thanh loa không bị mất dải,
    lệch phase.

  • Dải truyền tốt, đem đến âm thanh mở với nhiều
    đường tiếng. Kết hợp với ván hở ở trong thùng loa đem đến âm thanh tự nhiên, chất
    lượng

  • Kết hợp ampli đèn single end giúp công suất thấp,
    mang lại âm thanh tinh tế hơn với những dòng ampli đèn khác.

Nhược Điểm

  • Dải tần âm thanh hẹp

  • Chỉ phù hợp dòng nhạc nhẹ, nhạc vàng

  • Tỉ lệ méo biên độ cao nhưng nếu đưa thêm LCR
    thì mất ưu thế về độ nhạy của toàn dải

  • Kén người dùng

  • Kèm ampli kết hợp nếu kết hợp sai sẽ làm mất đi
    sự mềm mại của loa

  • Nếu kết hợp với các dòng loa cho tần số không
    phẳng sẽ dẫn đến âm thanh bị rời rạc, không hay

Cách phân biệt loa toàn dải?

Về cơ bản, thì có ba cách để phân biệt loa toàn
dải.

Cấu tạo

Loa toàn dải khác biệt nhất với loa thường là bộ
loa chỉ gồm có mỗi 1 loa trong thùng loa và không sử dụng bộ phân tần như loa
nhiều dải.

Nhìn bằng mắt thường

Quan sát bằng mắt thường, bạn dễ dàng có thể phân
biệt loa toàn dải thông qua những đặc điểm sau:

Có 1 loa mỗi thùng.

Có phễu nhỏ ở giữa (không phải loại loa nào
cũng có)

Có chữ Fullrange ở trên củ loa, viết đầy đủ là Fullrange
Drive

Lưu ý: Không phải dòng loa toàn dải nào
cũng có phễu ở giữa, có thể là một hình tròn úp hoặc là hình nón úp vào bên
trong. Bạn cũng đừng nhầm lẫn loa toàn dải với loa đồng trục, nếu như so sánh loa toàn
dải và loa đồng trục, bạn cũng thấy chỉ có 1 loa ở loa đồng trục nhưng
trong loa đồng trục có thể có thêm cái nón (hoặc kèn nhỏ) nằm rời so với mặt
loa lớn.

Kinh nghiệm khi mua loa toàn dải

Loa toàn dải dùng để nghe nhạc gì? Loa toàn dải
phù hợp cho những người muốn thưởng thức các dòng nhạc trữ tình, nhạc vàng, độc
tấu nhạc cụ… Muốn sở hữu một bộ loa toàn dải ưng ý, thì bạn không nên bỏ qua
hai kinh nghiệm mua loa dưới đây.

Nên chọn loại loa có màng loa mỏng, gân loa mềm

Màng loa toàn dải thường có cấu tạo từ kim loại
(chủ yếu là nhôm), sợi tổng hợp cùng với giấy chuyên nghiệp. Màng loa được làm
từ giấy chuyên biệt giúp cho loa có trọng lượng nhẹ hơn, với độ rung hoàn hảo
và độ căng tốt. Khi mua loa, bạn hãy cân nhắc chọn lựa những loại chất liệu
này. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy để ý thêm phần nam châm của loa, đặc điểm là phần
nam châm loa rất to và lực từ rất lớn. Nếu bạn mua loa có màng loa mỏng và
gân loa mềm thì âm thanh sẽ được phát ra trọn vẹn nhất.

Chọn loa phù hợp với yêu cầu về thiết bị cũng
như khả năng tài chính

Về kiểu dáng, loa toàn dải đã được
thiết kế với 3 kiểu thùng:

Thùng hở: thiết kế nhỏ gọn, giá thành rẻ nhưng sẽ
không chơi được những âm cực trầm

Thùng tái tạo âm tiếng trầm: khả năng phản hồi
âm thanh tốt, thiết kế phức tạp, giá thành khá cao

Thùng loa kèn sau: kích thước lớn, trọng lượng
khá nặng do thiết kế để có thể chứa hoàn toàn phần loa kèn

Bạn nên cân nhắc thêm về khả năng tài chính
cũng như những yêu cầu về thiết bị của mình để có thể chọn mua một loa toàn dải
phù hợp.

Trên đây là một số
kinh nghiệm về loa toàn dải mà Gold Music muốn chia sẻ đến các bạn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để có thể phân biệt
loa toàn dải một cách nhanh chóng và chính xác.

Xổ số miền Bắc