Lợi ích Thương mại điện tử: Tổng quan và ứng dụng eCommerce
Lợi ích Thương mại điện tử mang đến cho doanh nghiệp là gì? Xu hướng chuyển dịch eCommerce hay phát triển website Thương mại điện tử có phải quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp?
Trong thập kỷ qua, người tiêu dùng đã liên tục thay đổi cách họ muốn mua sắm, đặc biệt về hành vi mua sắm trên các kênh, website Thương mại điện tử, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi với xu hướng này. Theo nghiên cứu của GetApp – phần mềm review hàng đầu trên thế giới, họ đã đưa ra được các con số về nhu cầu tiêu dùng và thói quen của khách hàng như sau:
- 53,1% người tiêu dùng thích nghiên cứu và mua sản phẩm trực tuyến.
- 28,9% trong số họ thích nghiên cứu trực tuyến và mua ngoại tuyến.
- Chỉ còn 18% người tiêu dùng nói họ thích để nghiên cứu sản phẩm trong các cửa hàng vật lý.
Với sự hỗ trợ của công nghệ ngày càng phát triển, người tiêu dùng càng dễ dàng trong việc tìm kiếm, so sánh và mua hàng từ các trang web trực tuyến, chợ thương mại điện tử, ứng dụng di động, cửa hàng thực tế và các trang xã hội, thay vì đi theo các mô hình thương mại truyền thống. Bằng cách xem xét tỷ lệ phần trăm này, chúng ta có thể nói rằng thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng và phát triển bởi những lợi ích mà TMĐT đem lại cho các doanh nghiệp.
Trước khi doanh nghiệp có xu hướng xây dựng và phát triển mảng thương mại điện tử, chủ doanh nghiệp cần nắm bắt và tận dụng được các lợi ích hàng đầu của thương mại điện tử.
Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, là mô hình mà ở đó tất cả các hình thức giao dịch kinh doanh được thực hiện trên trực tuyến. Ví dụ phổ biến nhất về Thương mại điện tử là mua sắm trực tuyến, được định nghĩa là mua và bán hàng hóa qua internet trên bất kỳ thiết bị nào. Ngoài ra, Thương mại điện tử cũng có thể đòi hỏi các loại hoạt động khác, chẳng hạn như đấu giá trực tuyến, cổng thanh toán, bán vé trực tuyến và ngân hàng internet.
Cần phần biệt rõ ràng giữa kinh doanh sử dụng công nghệ và kinh doanh thương mại điện tử. Thương mại điện tử đòi hỏi cần phải xây dựng một quy trình liền mạch của quy trình kinh doanh từ điểm đầu đến điểm cuối. Tùy vào ứng dụng của thương mại điện tử mà Doanh nghiệp muốn áp dụng, chủ doanh nghiệp sẽ lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất để có thể triển khai. Các mô hình thương mại điện tử phổ biến có thể được nêu tên chính là:
- Business to business.
- Business to consumer.
- Consumer to consumer.
- Consumer to business.
>> Đọc thêm: 3 Mô Hình Thương Mại Điện Tử điển hình ở Việt Nam
Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Khắc phục hạn chế về địa lý
Một trong những lợi ích hàng đầu của thương mại điện tử đó là khắc phục hạn chế vị trí địa lý. Nếu doanh nghiệp có một cửa hàng vật lý, tập khách hàng của họ sẽ bị giới hạn bởi khu vực địa lý mà bạn có thể phục vụ. Với việc xây dựng một trang web thương mại điện tử, sự giới hạn về đại lý sẽ không còn là rào cản, khách hàng trên toàn thế giới đều có thể truy cập tới trang web của bạn để tìm hiểu và tiến tới giao dịch. Ngoài ra, sự ra đời của thương mại điện tử cũng đem đến sự linh hoạt cho cả người tiêu dùng và chủ doanh nghiệp, chỉ cần có thiết bị di động hoặc một chiếc máy tính, các công việc quản lý và cả mua sắm đều có thể được thao tác ở mọi nơi.
Mở rộng tập khách hàng nhờ vào các công cụ tìm kiếm
Với mô hình thương mại truyền thống, mô hình kinh doanh qua các cửa hàng vật lý sẽ chỉ được thúc đẩy bởi độ nổi tiếng của thương hiệu và qua các mối quan hệ. Trong khi đó, thương mại điện tử sẽ cho phép điều khiển cả thông số về lưu lượng truy cập của khách hàng từ các công cụ tìm kiếm. Thói quen dễ nhìn nhận nhất là tìm kiếm qua Google về sản phẩm họ đang quan tâm và truy cập vào một trang web thương mại điện tử có sản phẩm đó mà họ có thể chưa bao giờ biết tới. Tập khách hàng sẽ không bị gò bó trong một khu vực nhất định và có thể được mở rộng tới các thị trường tiềm năng khác.
Chi phí hợp lý
Một trong những điểm tích cực nhất của thương mại điện tử chính là chi phí thấp hơn. Một phần của các chi phí thấp hơn này có thể được chuyển cho khách hàng dưới dạng giá chiết khấu.
Các chi phí khác mà thương mại điện tử có thể tối ưu hóa cho doanh nghiệp như sau:
- Quảng cáo và tiếp thị: Quản lý lưu lượng truy cập công cụ tìm kiếm, trả tiền cho mỗi lần nhấp hay chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội chính là một số kênh quảng cáo có thể đem lại hiệu quả về chi phí.
- Mặt bằng, bất động sản: Thay vì phải tìm mua hoặc thuê những mảnh đất có giá trị lớn để xây dựng một cửa hàng tại một khu vực nhất định, doanh nghiệp sẽ chỉ cần đầu tư một hạ tầng server nhất định để có thể lưu trữ thông tin của hệ thống thương mại điện tử với chi phí nhẹ hơn rất nhiều lần.
- Nhân sự: Việc tự động hóa các quy trình làm việc ví dụ như thanh toán qua các cổng điện tử, quản lý hàng tồn kho và vận đơn… sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu được số lượng nhân viên cần thiết để vận hành và quản lý.
Kích hoạt các chương trình giảm giá, chiến dịch
Ở cả của hàng vật lý vẫn sẽ luôn có các banner giới thiệu các chiến dịch giảm giá, tuy nhiên mô hình thương mại điện tử trực tuyến hỗ trợ phần chiến dịch cho nó thuận tiện hơn nhiều. Chẳng hạn, nếu một khách hàng có phiếu giảm giá sâu tại hai cửa hàng vật lý khác nhau, họ không thể sử dụng cả hai giảm giá. Nhưng khách hàng có thể làm điều đó trực tuyến với một vài cú click chuột.
Dễ dàng giữ liên lạc với khách hàng
Thông qua hệ thống thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin liên hệ dưới dạng email, nên việc gửi cả email tự động và tùy chỉnh trở nên rất đơn giản. Hãy cho khách hàng biết về việc bán hàng, quảng bá sản phẩm mới hoặc chỉ cần đăng ký với khách hàng để liên lạc cá nhân với tất cả nỗ lực tối thiểu. Ngoài ra, các công cụ web như cookie cho phép tùy chỉnh cửa hàng vượt trội và phân tích hành vi người tiêu dùng.
Vẫn mở mọi lúc
Thời gian mở cửa của doanh nghiệp bây giờ là 24/7/365 vì các trang web thương mại điện tử có thể chạy mọi lúc. Trên quan điểm của thương gia, điều này sẽ giúp làm tăng số lượng đơn đặt hàng mà doanh nghiệp nhận được. Còn nếu xét trên quan điểm của khách hàng, một cửa hàng “luôn mở” sẽ luôn thuận tiện hơn.
Linh hoạt trong việc mở rộng quy mô
Khi một cửa hàng vật lý phát triển, doanh nghiệp cần xem xét làm thế nào cửa hàng này phục vụ nhiều khách hàng hơn trong cùng một không gian nhỏ. Cần nhiều nhân viên hơn để tiến hành kiểm tra, nhiều tầng được sẽ cần được xây thêm để hình thành các gian hàng, hệ quả sẽ là người mua sắm cảm thấy đông đúc hơn khi cơ sở khách hàng và hàng tồn kho tăng lên.
Tuy nhiên, với trang web thương mại điện tử, khả năng linh hoạt để mở rộng và phát triển dễ dàng hơn rất nhiều. Doanh nghiệp sẽ cần làm việc cùng đội công nghệ (có thể thuê ngoài hoặc trong nhà) để đưa ra những thay đổi, trang web vẫn có thể duy trì hoạt động trong lúc nâng cấp hệ thống.
Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
Sử dụng thương mại điện tử để cải thiện hiệu suất bán hàng của mình. Đưa ra dưới đây là các ứng dụng thương mại điện tử phổ biến nhất.
Bán buôn bán lẻ
Có rất nhiều ứng dụng của thương mại điện tử đặc biệt là phục vụ cho doanh nghiệp bán buôn bán lẻ. Với việc đầu tư cho một hệ thống và marketing thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể giới thiệu toàn bộ các mặt hàng, chạy các chiến dịch, kêu gọi khách hàng,… đem lại doanh thu và lợi nhuận một cách có kiểm soát. Hiện tại trên thị trường không thiếu các nền tảng phục vụ việc xây dựng một hệ thống thương mại điện tử, có thể kể đến như Magento, Shopify, WooCommerce,…
Thương mại điện tử trong Marketing
Sử dụng web và các kênh thương mại điện tử để thu thập dữ liệu về sở thích, hành vi, nhu cầu, mô hình mua hàng của khách hàng. Với những dữ liệu này, các doanh nghiệp có thể tự phân tích và chạy các chiến dịch marketing thương mại điện tử phù hợp như ấn định giá, tính năng sản phẩm và nâng cao, đồng thời giúp chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định, nâng cao khả năng đàm phán và mối quan hệ với khách hàng.
Tài chính
Thương mại điện tử cũng đang dần chiếm được một phần thị trường tài chính chứng khoán và hiện được sử dụng các công ty tài chính lớn nhỏ trên toàn thế giới. Các khách hàng có thể kiểm tra số dư trong tài khoản tiết kiệm, cũng như tài khoản cho vay của họ. Hệ thống còn có thể hỗ trợ các tính năng như chuyển tiền đi và thu nhận vào tài khoản của chính họ, thanh toán hóa đơn trực tuyến và kết nối với các ngân hàng điện tử. Các sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến cũng được hình thành dựa trên sự phát triển của công nghệ cũng như của thương mại điện tử…
Magenest – Giải pháp One-stop Solution
Với những lợi ích của Thương mại điện tử và tầm nhìn rõ ràng về thành công của khách hàng trong quá trình xây dựng website eCommerce, Magenest đã xây dựng các hệ thống giải pháp toàn vẹn (One-stop Solution) giúp các khách hàng doanh nghiệp phát triển.
Chúng tôi có một hệ sinh thái quy mô đầy đủ, bao gồm Nền tảng thương mại điện tử, Hệ thống ERP, Giải pháp tuyến đầu (Frontline Solution) của khách hàng và Cơ sở hạ tầng đám mây để giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Tất cả đều hoạt động hài hòa nhằm tận dụng dữ liệu để giúp doanh nghiệp cá nhân hóa các điểm chạm khách hàng (Customer Touchpoints) và tối ưu hóa các hoạt động nội bộ.
Liên hệ với Magenest ngay hôm nay để được hỗ trợ và tìm hiểu sâu hơn về các giải pháp mà chúng tôi cung cấp cho doanh nghiệp.
Xem chi tiết
Thu gọn