Lớp giao dịch 101: Cách đọc biểu đồ nến Trade Coin

Ở lớp giao dịch 101 trước chúng ta tìm hiểu về. Giới thiệu về các cặp tiền tệ. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về Cách đọc biểu đồ nến Trade Coin nhé!

Bên cạnh tài khoe khoang vào bao khoảng lợi nhuận khủng mà mình đã kiếm được, các trader thành công thường có bí quyết riêng trong phân tích biến động giá và tâm lý thị trường nhờ nhìn vào những đồ thị hình nến.

Dù đã được hiện đại hoá vào cuối những năm 1800 bởi nhà báo Charles Dow, nguyên lý cơ bản của biểu đồ hình nến vẫn được giữ y nguyên cho đến ngày nay. Cả những nhà phân tích kỹ thuật cổ điển lẫn hiện đại mà trung thành với dạng đồ thị này đều xem biến động giá quan trọng hơn cả doanh thu, tin tức hay các dấu hiệu khác từ thị trường.

Nói cách khác, tất cả thông tin họ cần biết đều phản ánh thông qua giá, vốn đã được thể hiện chi tiết thông qua biểu đồ nến.

👉 Tham gia Cộng đồng đầu tư 68 Trading trên Telegram để đón xem các phân tích kỹ thuật về những đồng coin tiềm năng tại đây: Channel Thông báo | Channel Thảo luận

Cấu tạo của một cây nến Trade Coin

Một nến giá đại diện cho sự lên xuống của giá trị của một loại tài sản trong một khoảng thời gian cố định nhờ 4 bộ phận chính: open (giá mở cửa), close (giá đóng cửa), high (mức giá cao nhất) và low (mức giá thấp nhất).

Điểm “open” của nến đại diện cho mức giá của loại tài sản khi bắt đầu khoảng thời gian giao dịch, trong khi “close” là mức giá khi kết thúc thời gian giao dịch. Còn “high” và “low” lần lượt là các mức giá cao nhất và thấp nhất đạt được trong phiên giao dịch.

Lớp giao dịch 101: Giới thiệu về nến biến động giá

Mỗi nến giá gồm 2 hình dạng vật lý để biểu diễn 4 bộ phận chính ở trên:

– Đầu tiên là body (thân nến) – phần hình chữ nhật ở giữa cây nến – có chức năng mô tả giá mở cửa open và đóng cửa close của phiên giao dịch.
– Hai bộ phận còn lại là high và low thì được xác định bởi wick/shadow (bấc/bóng nến), vốn là đường thẳng nối ra từ thân nến.

Một nến giá thường sẽ có màu xanh khi giá đóng cửa phiến giao dịch tăng cao hơn giá mở cửa (close > open), trong khi nến sẽ hoá màu đỏ một khi giá đóng cửa giảm thấp hơn giá mở cửa (close < open).

Nhà đầu tư tiền điện tử thường nhìn nhận tình hình biến động thị trường bằng cách sử dụng biểu đồ theo các biên độ trong ngày (intra-day), khi ấy thì một nến thường đại diện cho biến động giá của 1, 2, 4 và 12 giờ. Trader dài hạn thì có thể sẽ chọn nến giá theo 1 ngày, 1 tuần hoặc thậm chí là 1 tháng.

Bạn quan tâm: Lớp giao dịch 101: Lí giải về bull flag và bear flag

Các loại nến phổ biến – Cách đọc biểu đồ nến 

Một nến giá hiếm khi giữ giá trị quá lâu trong thế giới đầy biến động của giao dịch tiền điện tử.

Chính vì vậy, điều quan trọng là trader phải học được cách nhận biết hình dáng của nến trong một giai đoạn giao dịch, bất chấp loại tài sản mà đang xét đến, bởi nó sẽ giúp xác định các dấu hiệu mà góp phần chỉ ra liệu xu hướng thị trường sắp đảo ngược, tiếp diễn hay trong tư thế đạt đỉnh.

Ba trong số những dạng nến thường dùng nhất để thống kê biến động xu hướng hay xác định tâm lý thị trường là “doji”, “hammer” và “shooting star”.

1) Cách đọc biểu đồ nến doji

Nến doji là một ví dụ điển hình cho ý trader muốn nói khi cho rằng nến giá có thể biểu thị cảm xúc con người hay tâm lý thị trường. Khi giá một loại tài sản biến động theo cả hai hướng tăng giảm trước khi đóng cửa ngay kề sát mức mở cửa, thì rõ ràng thị trường đang không nhất quyết về giá trị thật sự của tài sản ấy.

Lớp giao dịch 101: Giới thiệu về nến biến động giá

Kiểu nến kinh điển này được cấu tạo bởi hai phần bấc nến trên dưới gần bằng nhau và phần thân rất hẹp và tập trung sát lại.

Bên cạnh đó, còn một số kiểu doji khác báo hiệu xu hướng giá đã “đuối sức” hay đảo chiều xu hướng.

2) Cách đọc biểu đồ nến hammer

Nến hammer là dấu hiện cho thấy sắp có đảo chiều thị trường từ giảm sang tăng và mở ra cơ hội kiếm tiền cho nhà đầu tư.

Nến hammer được hình thành khi giá giảm mạnh khỏi mức open để rồi sau đó tăng lên lại và close ở gần kề ngưỡng mở cửa. Biến động giá như vậy cho thấy lực bán ban đầu đã giành được ưu thế nhưng lại nhanh chóng đánh mất thế chủ động cho lực mua và đẩy giá lên lại.

Lớp giao dịch 101: Giới thiệu về nến biến động giá

Hình dạng kỹ thuật của nến hammer bao gồm phần bấc dài xấp xỉ gấp 2 lần chiều dài phần thân, thân nến nằm trên bấc nến.

3) Nến Shooting Star

Nến shooting star chính là trường hợp ngược lại của nến hammer.

Nến shooting star thường xuất hiện tại đỉnh điểm của một đợt tăng trưởng, khi xu hướng tăng giá khởi đầu phiên giao dịch một cách mạnh mẽ, nhưng sau đó lại thất thế trước xu hướng giảm và kéo giá về lại ngưỡng mở cửa.

Lớp giao dịch 101: Giới thiệu về nến biến động giá

Nên nhớ rằng biên độ nến càng dài thì tác động của nó lên xu hướng giá sắp tới của thị trường càng lớn.

Ví dụ, một nến hammer trên biểu đồ 1 giờ thì gần như chẳng có tác động gì lên thị trường giá giảm 6 tháng, nhưng nếu đó là nến hammer của 1 tuần, thì ảnh hưởng mà nó mang lại lên giá trị tài sản trong mắt nhà đầu tư sẽ trở nên đáng kể hơn.