Lừa đảo Bitcoin – Hack ví (Metamask, Binance, Trust) (2023)

Bài viết này Hiếu tổng hợp những hình thức lừa đảo Bitcoin, lừa đảo Crypto phổ biến và kinh nghiệm phòng tránh chúng để các bạn tránh bị mất mát, tuyệt vọng khi rủi ro xảy ra.

Thời gian đây Hiếu thường xuyên nhận được tin nhắn từ các bạn vì bị lừa đảo Bitcoin, mất tài sản bitcoin, bị lừa đảo tiền điện tử, bị hack ví,…nói chung là đủ thủ đoạn trong thị trường này.

Có rất nhiều bạn đã mất tất cả các tài sản, tiền tích cóp dành dụm và nhờ đến Hiếu cầu cứu trong tuyệt vọng nhưng đa phần là những trường hợp này rất khó để lấy lại. Phải nói là những bài học kinh nghiệm rất đắt mà những bạn đó sẽ phải mất nhiều thời gian để có thể làm lại từ đầu.

Do đó, trong bài viết này Hiếu sẽ tập trung toàn bộ các loại lừa đảo trong thị trường Bitcoin nói riêng và trong thị trường crypto nói chung này như thế nào, và mình khuyên bạn hãy đọc thật kỹ hết bài viết để phòng tránh.

Trong một số trường hợp thì “GIỮ TIỀN QUAN TRỌNG HƠN KIẾM TIỀN” các bạn nhé, bạn có kiếm nhiều bao nhiêu, nhưng chỉ cần 1 phút bất cẩn, sơ xẩy là có thể mất tất cả tài sản.

Trong nội dung bài viết lừa đảo Bitcoin này thì Hiếu sẽ tổng hợp lại:

  • Các chuẩn bị cần thiết nên có trước khi bước chân vào thị trường crypto để tránh mất mát.
  • Các phương thức lừa đảo Bitcoin để bạn phòng tránh.
  • Cách bảo mật ví tiền điện tử như Metamask, Trust Wallet, ví sàn Binance,…

Ok bây giờ chúng ta hãy đi đâu vào nội dung bài viết lừa đảo Bitcoin này nhé.

1. Học kiến thức trước khi đầu tư

học hỏi kiến thức để phòng tránh lừa đảo bitcoin

Một số bạn khi mới bước chân vào thị trường crypto, thường bỏ qua giai đoạn học hỏi, mà thay vào đó là tìm kiếm những kênh đầu tư có lợi nhuận để đi đường tắt nhanh nhất. Đây là một trong những điều cực kỳ tai hại dẫn đến việc thua lỗ thậm chí bị lừa đảo mất tất cả tài sản.

Bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào cũng vậy, nếu bạn không trang bị cho mình kiến thức và kinh nghiệm thì việc đầu tư của bạn chẳng khác nào đánh bạc. Bạn đầu tư không có phương pháp, nhắm mắt chọn đại rồi chắc chắn sẽ bị thua lỗ.

Do đó, hãy bằng đầu bằng việc học những thứ cơ bản nhất. Chẳng hạn nếu bạn là một người mới tìm hiểu về Bitcoin bạn cần học các kiến thức cơ bản như.

  1. Bitcoin là gì?
  2. Bitcoin hoạt động như thế nào?
  3. Tại sao người ta nói Bitcoin lừa đảo?
  4. Có bao nhiêu cách đầu tư Bitcoin?
  5. Cách đầu tư Bitcoin nào là tốt?
  6. Nên bắt đầu học Bitcoin từ đâu?
  7. …..

Trên blog kungfuphp.com, thì Hiếu đã có một bài viết hướng dẫn chơi Bitcoin cho người mới mà mình đã thường xuyên cập nhật bằng những kinh nghiệm tích lũy trong vòng 6 năm qua. Mình có thể khẳng định đây là những thứ cực kỳ hữu ích mà gần như không một nơi nào có thể chỉ cho bạn tận tình như vậy, bởi vì đây là chính những kinh nghiệm đúc kết qua những lần mình bị lừa đảo, mình đầu tư thua lỗ, mình đầu tư thành công và mình đã đi trước tổng kết nó lại thành một hành trang để bạn bắt đầu, tránh những vấp ngã, lừa đảo, rủi ro và dễ thành công trong thị trường tiền điện tử này hơn.

2. Chỉ đầu tư số vốn nhỏ chấp nhận mất được trước để lấy kinh nghiệm

Sau khi đã trải qua được các bước học hỏi kiến thức nền tảng cơ bản, thì lúc này là lúc bạn có thể tiến hành đầu tư được rồi.

Tuy nhiên, không phải đùng 1 cái là bạn sẽ đầu tư tất cả số tiền bạn đang có vào thị trường crypto này, mà bạn phải bắt đầu đầu tư với một số vốn nhỏ để lấy kinh nghiệm trước đã.

Gợi ý : Bạn là người mới và muốn tìm hiểu về Bitcoin nhưng không biết bắt đầu từ đâu?
Click xem ngay Hướng Dẫn Đầu Tư Bitcoin Cho Người Mới nhé!

Như các bạn đã biết thì công thức để thành công đó là:

Kiến thức + Kinh nghiệm = Thành công

Do đó, khi đã có kiến thức rồi thì chúng ta sẽ tiền hành đầu tư với số vốn nhỏ, chẳng hạn bạn có 10.000 usd. Thì bạn sẽ trích trước ra khoảng 10% số tiền tương đương với 1.000 usd.

1000 usd này bạn sẽ phân bổ vào một số dự án, một số đồng crypto mà bạn đã nghiên cứu được, theo dõi quá trình lên xuống của nó và từ đó tích lũy kinh nghiệm, đưa ra những nhận định đầu tư cho riêng mình.

Cứ như thế, khi đã tích lũy kha khá kinh nghiệm rồi thì bạn sẽ bắt đầu đầu tư dần nhiều lên,…

Mình tin rằng, với cách đầu tư như vậy, tỉ lệ thua lỗ, rủi ro của bạn sẽ thấp hơn 90% những người đầu tư vào thị trường crypto theo kiểu FOMO, ai nói đâu đánh đấy,…

3. Các loại lừa đảo Bitcoin (Crypto) phổ biến

Ở phần này Hiếu sẽ liệt kê các loại hình lừa đảo hiện có trên thị trường Bitcoin nói riêng và Crypto nói chung để các bạn nắm và phòng tránh.

3.1) Lừa đảo Bitcoin tham gia dự án sinh lợi nhuận cao

Đây là một trong những hình thức lừa đảo rất phổ biến hiện nay trên thị trường tiền điện tử. Các đối tượng dễ bị lừa nhất chính là những người mới bước chân vào thị trường và bị một người nào đó đánh vào lòng tham.

Cách thức lừa đảo này đó là khi bạn là một người bước chân vào thị trường crypto, sẽ có một người nào đó tự nhân mình là chuyên gia trong thị trường tiền điện tử này. Họ kêu gọi bạn góp vốn hoặc đầu tư vào một dự án nào đó được vẽ ra rất hoành tráng, với lợi nhuận từ 50%-100%/tháng.

Thông thường các đối tượng lợi dụng sẽ sử dụng những chiêu thức làm mờ lí trí của nạn nhân, kích lòng tham lên cao độ và từ đó rót tiền vào các dự án này, sau đó dự án sụp, nạn nhân sẽ tiền mất tật mang.

Do đó, khi bạn chưa có kiến thức mà ai đó kêu gọi bạn đầu tư vào các dự án chia lợi nhuận, mà lợi nhuận cao quá 20-30% thì hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi xuống tiền đầu tư nhé.

3.2) Hack tài khoản ví tiền điện tử

hack ví Bitcoin

Đây là một hình thức hack tài khoản tinh vi và cao cấp hơn, nhóm đối tượng được nhắm đến là những người dùng thiếu kiến thức về tin học, vô tình bị hacker đánh cắp thông tin tài khoản các ví tiền điện tử, hoặc tài khoản các sàn giao dịch.

Do đó, để có thể bảo đảm được tài sản của bạn trên các ví tiền điện tử hoặc tài khoản các sàn giao dịch thì bạn cần cài đặt bảo mật thật cẩn thận, không truy cập vào các trang web lạ, không điền bất cứ thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu vào bất kỳ một trang web lạ nào.

Các cách bảo mật ví tiền điện tử của bạn

Đối với tài khoản sàn giao dịch tiền điện tử, phổ biến nhất hiện này là sàn Binance thì các bạn cần cài đặt bảo mật như sau:

  • Cài đặt mật khẩu đăng nhập hãy sử dụng mật khẩu dài, trong chuỗi mật khẩu hãy kết hợp bao gồm chữ, số, ký tự đặc biệt. Nói chung là thật khó đoán để hacker cũng khó mà có thể đoán được mật khẩu của bạn.
  • Cài đặt bảo mật 2 lớp cho tài khoản sản Binance. Các phần mềm cài đặt bảo mật 2 lớp phổ biến nhất là Authy và Google Authencator. Mình cũng đã có một bài viết hướng dẫn cài đặt bảo mật 2 lớp sàn Binance tại đây.
  • Tuyệt đối không được chia sẻ thông tin tài khoản của bạn cho bất kỳ ai, đặc biệt là những người nào đó bạn không quen biết, yêu cầu bạn đưa thông tin tài khoản để họ hỗ trợ cho bạn một vấn đề nào đó.
  • Khi có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn hãy chat với đội ngũ hỗ trợ của chính sàn giao dịch thông qua khung chát hoặc phần hỗ trợ có trên ứng dụng hoặc website chính thức.

Đối với tài khoản ví Web3 như Metamask, Trust Wallet thì bạn cần làm như sau:

  • Lưu trữ và bảo mật cẩn thận cụm từ Private Key, Word Phrase. Tuyệt đối không được chia sẻ cho bất kỳ ai vì họ sẽ đánh cắp tài sản của bạn mà không cách nào lấy lại được.
  • Trên máy tính cài các phần mềm diệt virus như AVG, Avast, MalwareBytes,…
  • Đặc biệt là đối với các bạn thường xuyên làm airdrop thì rủi ro bị đánh cắp tài khoản rất cao thì các bạn hãy tạo nhiều ví Web3 khác nhau, ví nào chính trữ tài sản lớn thì không được dùng nó để chơi airdrop hay kết nối các website lạ. Chỉ sử dụng những ví khác chứa một ít tài sản để chơi airdrop hoặc kết nối các web để khi lỡ có mất mát xảy ra, bạn chỉ mất một lượng tài sản nhỏ, không đáng kể.
  • Nếu đã kết nối vào các ví lạ và bạn lo lắng không biết có an toàn hay không thì có thể sử dụng các công cụ Revoke, ngắt quyền kết nối như là Revoke Cash (Đối với mạng Ethereum), App Unrekt (Đối với mạng BSC).

3.3) Lừa đảo Bitcoin Rug Pull

Rug Pull là hình thức lừa đảo Bitcoin/Crypto khá phổ biến thời gian gần đây vì sự thịnh hành của thị trường NFT.

Lừa đảo Rug Pull

Lừa đảo Rug pull (Kéo thảm) liên quan đến những kẻ lừa đảo đầu tư “bơm” một dự án mới, các dự án token không thể thay thế (NFT) hoặc crypto để nhận được tài trợ. Sau khi những kẻ lừa đảo lấy được tiền, chúng biến mất cùng với số tiền đó. Các nhà đầu tư bị bỏ lại với một khoản đầu tư vô giá trị.

Một phiên bản phổ biến của trò lừa đảo này phát hành token Squid coin, được đặt tên theo trò chơi Squid Game nổi tiếng của Netflix. Các nhà đầu tư phải chơi để kiếm được đồng tiền điện tử: Mọi người sẽ mua token cho các trò chơi trực tuyến và kiếm được nhiều tiền hơn sau đó để đổi lấy các loại tiền điện tử khác. Đỉnh điểm giá của đồng Squid đã tăng từ trị giá 1 usd lên khoảng 90 đô la.

Sau đó, hệ thống giao dịch đột ngột bị dừng lại và toàn bộ tiền bị biến mất. Giá trị của đồng Quid sau đó về 0 khi mọi người cố gắng bán tháo nhưng không bán được. Những kẻ lừa đảo đã kiếm được khoảng 3 triệu đô la từ những nhà đầu tư này.

Lừa đảo Rug pull rất phổ biến đối với NFT, là tài sản kỹ thuật số không thể thay thế.

3.4) Lừa đảo Bitcoin bằng các dịch vụ hẹn hò

Các ứng dụng hẹn hò không còn xa lạ với các vụ lừa đảo trong tiền điện tử thời gian vừa qua. Những vụ lừa đảo này liên quan đến các mối quan hệ – thường là yêu xa và hoàn toàn trực tuyến – trong đó một bên cần thời gian để lấy được lòng tin của bên kia. Theo thời gian, một bên bắt đầu thuyết phục bên kia mua hoặc đưa tiền dưới một số dạng tiền điện tử.

Sau khi nhận được tiền, kẻ lừa đảo hẹn hò biến mất. Những trò gian lận này còn được gọi là “lừa đảo giết mổ lợn.”

3.5) Lừa đảo Phishing

Lừa đảo phishing

Lừa đảo Phishing đã xuất hiện được một thời gian nhưng vẫn còn phổ biến. Những kẻ lừa đảo gửi email có liên kết độc hại đến một trang web giả mạo đến cho bạn để thu thập thông tin cá nhân, chẳng hạn như thông tin chính của ví tiền điện tử bạn đang sở hữu.

Không giống như mật khẩu, người dùng chỉ nhận được một khóa riêng duy nhất cho ví kỹ thuật số. Nhưng nếu khóa riêng bị đánh cắp, việc thay đổi khóa này gần như không thể. Mỗi khóa là duy nhất cho một ví; vì vậy, để có thể thay đổi khóa thì chỉ còn cách tạo tài khoản ví mới mà thôi.

Để tránh bị lừa đảo, đừng bao giờ nhập thông tin bảo mật như khóa ví, cụm từ khôi phục vào các liên kết gửi đến email. Luôn truy cập trực tiếp vào trang web, không truy cập từ email bất kể trang web hoặc liên kết đó có hợp pháp đến đâu.

3.6) Tấn công trung gian

Khi người dùng đăng nhập vào tài khoản tiền điện tử ở một wifi nơi công cộng, những kẻ lừa đảo có thể đánh cắp thông tin nhạy cảm, riêng tư của họ. Kẻ lừa đảo có thể chặn bất kỳ thông tin nào được gửi qua mạng công cộng, bao gồm mật khẩu, khóa ví tiền điện tử và thông tin tài khoản.

Bất cứ khi nào người dùng đăng nhập, kẻ trộm có thể thu thập thông tin nhạy cảm này bằng cách sử dụng phương pháp tấn công trung gian. Điều này được thực hiện bằng cách chặn tín hiệu Wi-Fi trên các mạng đáng tin cậy nếu chúng ở gần nhau.

Cách tốt nhất để tránh những cuộc tấn công này là chặn kẻ đứng giữa bằng cách sử dụng mạng riêng ảo (VPN). VPN mã hóa tất cả dữ liệu được truyền đi, vì vậy kẻ trộm không thể truy cập thông tin cá nhân và đánh cắp tiền điện tử.

3.7) Lừa đảo tặng tiền điện tử trên mạng xã hội

Có rất nhiều bài đăng lừa đảo trên các phương tiện truyền thông xã hội hứa hẹn tặng quà bitcoin. Một số trò gian lận này cũng bao gồm các tài khoản người nổi tiếng giả mạo quảng cáo quà tặng để thu hút mọi người.

Tuy nhiên, khi ai đó nhấp vào quà tặng, họ sẽ được đưa đến một trang web lừa đảo yêu cầu xác minh để nhận bitcoin. Quá trình xác minh bao gồm thực hiện thanh toán để chứng minh tài khoản là hợp pháp.

Nạn nhân có thể mất khoản thanh toán này – hoặc tệ hơn nữa là nhấp vào một liên kết độc hại và thông tin cá nhân cũng như tiền điện tử của họ bị đánh cắp.

3.8) Kế hoạch Ponzi (Hình thức lừa đảo Bitcoin lâu đời)

Đây là hình thức lừa đảo Bitcoin lâu đời và cũng gần như là phổ biến nhất trong xã hội ngày nay không chỉ riêng trong thị trường tiền điện tử mà còn ở các lĩnh vực tài chính khác.

Các kế hoạch Ponzi trả cho các nhà đầu tư cũ bằng số tiền thu được từ những người mới. Để có được các nhà đầu tư mới, những kẻ lừa đảo tiền điện tử sẽ thu hút các nhà đầu tư mới bằng Bitcoin. Đó là một kế hoạch chạy theo vòng tròn, vì không có khoản đầu tư hợp pháp nào; tất cả đều nhắm mục tiêu các nhà đầu tư mới để kiếm tiền.

Sự hấp dẫn chính của kế hoạch Ponzi là lời hứa về lợi nhuận khổng lồ với ít rủi ro. Tuy nhiên, luôn có rủi ro với các khoản đầu tư này và không có lợi nhuận được đảm bảo.

Bạn có thể tìm hiểu hơn về Ponzi trong bài viết Ponzi là gì

3.9) Các sàn giao dịch tiền điện tử giả mạo

Những kẻ lừa đảo có thể thu hút các nhà đầu tư bằng những lời hứa hẹn về một sàn giao dịch tiền điện tử tuyệt vời. Nhưng trên thực tế, khi kết nối đến các sàn giao dịch này và nạp tiền lên thì toàn bộ tài sản của bạn sẽ không thể rút được.

Đây là hình thức lừa đảo Bitcoin nạn nhân rất dễ sập bẫy nếu như tin lời một ai đó giới thiệu và đòi hỏi nạn nhân phải có một số kiến thức nhất định trong thị trường crypto để có thể check xem sàn giao dịch tiền điện tử này có lừa đảo hay không.

Do đó, tốt nhất để phòng tránh thì bạn chỉ nên sử dụng các sàn giao dịch nổi tiếng và uy tin trên thế giới như Binance, Bybit,…

Có thể tham khảo bài viết Top các sàn giao dịch Bitcoin tốt nhất để lựa chọn cho mình một sàn giao dịch uy tín nhé.

4. Các nguồn tài liệu tài liệu crypto hữu ích

1. Nguồn tài liệu từ kungfuphp.com

Trên blog kungfuphp.com, đây là nơi Hiếu dành cả tâm huyết chia sẻ lại cho bạn những kinh nghiệm đã tích lũy bằng những vấp ngã, kinh nghiệm xương máu của chính bản thân mình trong hơn 6 năm tham gia thị trường crypto.

Một số tài liệu hữu ích để bạn có thể bắt đầu và tránh lừa đảo, đầu tư có lợi nhuận

2. Nguồn tài liệu từ internet

Ngoài kungfuphp.com, thì bạn có thể tham khảo thông tin từ các nguồn tài liệu trên internet.

Tuy nhiên, mạng internet muôn vàn thông tin hữu ích có, mà có hại thì cũng có. Do đó, khi đọc và lựa chọn thông tin thì các bạn cần chắt lọc, biết đặt các câu hỏi phản biên, tại sao để tìm được kiến thức hữu ích cho riêng mình.

Việc tìm hiểu thông tin crypto từ internet bạn có thể tìm hiểu qua các nguồn như blog của người nổi tiếng, có ảnh hưởng trong thị trường tiền điện tử hoặc những người đã đầu tư thành công. Tìm hiểu thông tin thông qua các kênh youtube có nội dung chất lượng, hình ảnh minh họa rõ ràng, có đầu tư nội dung,….

Thường xuyên update các nguồn tài liệu liên quan đến các hình thức lừa đảo, vì trong thời đại internet liên tục thay đổi hiện nay, thì các hình thức lừa đảo cũng ngày một tinh vi hơn, khó đoán hơn.

2 người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội bạn có thể follow là: CZ (chủ sàn Binance), Vitalik (người sáng lập Ethereum) để học hỏi vì họ cũng thường xuyên chia sẻ những thứ hay ho trên đó.

5. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ nội dung về lừa đảo Bitcoin nói riêng và lừa đảo trong thị trường tiền điện tử nói chung để mọi người nắm và phòng tránh.

Tiền điện tử mở ra một kỷ nguyên mới, mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng sinh ra các loại lừa đảo Bitcoin vô cùng tinh vi và phức tạp, thường xuyên biến đổi mỗi ngày.

Những đối tượng mà các hình thức lừa đảo Bitcoin này nhắm tới là những người mới bước chân vào thị trường, đánh vào lòng tham, đánh vào những người không có kiến thức để chiếm đoạt tài sản.

Vì tính chất phi tập trung, bảo mật, nên gần như các vụ hack ví tiền điện tử, chiếm đoạt tài sản rất khó lấy lại được. Do đó, bạn cần phải thật cẩn cẩn thận, bảo mật thông tin, cài đặt bảo mật 2 lớp,..

Cuối cùng thì hãy luôn luôn trau dồi kiến thức mỗi ngày, đầu tư cho bản thân là một khoản đầu tư tốt nhất bạn nhé.

Chúc các bạn thành công!

Từ khóa tìm kiếm : lừa đảo Bitcoin, các hình thức lừa đảo Bitcoin, lừa đảo crypto, cách phòng tránh lừa đảo bitcoin, tránh hack ví, tránh mất tiền điện tử, bảo mật ví tiền điện tử, lừa đảo bitcoin phổ biến

Hiếu

Nhìn avatar mình như hoạt hình trẻ trâu phải không? Lại còn không để ảnh đại diện thật nữa chứ? À, thật ra thì mình chỉ muốn các bạn tập trung vào nội dung, giá trị mình chia sẻ, chứ mình không thích mặc vest này nọ rồi để avatar xịn xò để thu hút bằng vẻ chuyên nghiệp đâu. Thông cảm cho mình nhé 😀

Xổ số miền Bắc