Luận án Đặc điểm lượng từ tiếng hán hiện đại trong sự đối chiếu với loại từ tương đương Tiếng Việt – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt có những đặc điểm
mang tính đặc thù ngữ pháp-ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ. Vì thế, lượng từ trong
tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt đã được giới Hán ngữ học và Việt ngữ học quan
tâm nghiên cứu từ lâu. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng, loại từ (tiếng Anh: classifier,
tiếng Pháp: classificateur, tiếng Nga: классификатор) – “một vấn đề lí thú nhất và
phức tạp nhất của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, được xếp riêng ra một phạm trù:
những ngôn ngữ có loại từ (classifier languages)”. Thuộc phạm trù “ngôn ngữ có loại
từ”, lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt được coi là thành phần bắt
buộc nằm ở vị trí giữa số từ hoặc từ chỉ lượng và danh từ trong kết cấu danh ngữ.
1.2. Đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu về lượng từ tiếng
Hán và loại từ tiếng Việt ở các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Các nhà
ngôn ngữ học không dừng lại ở việc khảo sát, luận giải mà có xu hướng đúc kết
thành những phổ quát (universals) trong các ngôn ngữ tự nhiên để phân loại loại
hình ngôn ngữ dựa vào cấu trúc có chứa các đơn vị lượng từ hoặc loại từ. Tuy
nhiên, do tính chất phức tạp của lớp từ này mà đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề
chưa thống nhất trong giới nghiên cứu như về tên gọi, tiêu chí phân định, đặc điểm
ngữ pháp-ngữ nghĩa và cách sử dụng của chúng. Vì thế, thiết nghĩ, tiếp tục nghiên
cứu toàn diện hơn lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt sẽ góp phần làm sáng tỏ
thêm bản chất từ loại của lớp từ này trong lý thuyết ngôn ngữ học đại cương

pdf

186 trang

|

Chia sẻ: tranhieu.10

| Lượt xem: 2330

| Lượt tải: 4

download

Bạn đang xem trước

20 trang

tài liệu Luận án Đặc điểm lượng từ tiếng hán hiện đại trong sự đối chiếu với loại từ tương đương Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
—–—–
ĐỖ THỊ KIM CƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI LOẠI TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG
TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam (Lí luận Ngôn ngữ)
Mã số: 62.22.01.02 (62.22.01.01)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Khang. Các kết quả thu được
trong luận án là hoàn toàn trung thực, khách quan và không trùng lặp với bất kỳ
công trình nào đã công bố.
Tác giả
Đỗ Thị Kim Cương
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn
Văn Khang, người Thầy kính mến đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận án. Thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất,
động viên để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và bạn bè đồng môn trong Bộ môn
Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, cán bộ Phòng Sau đại học, Phòng Hợp tác Quốc tế,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các nhà khoa học đáng kính trong các Hội đồng
đánh giá luận án đã ủng hộ tích cực, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu để tôi có được kết quả hoạt động khoa học như ngày hôm nay.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô và các bạn sinh viên Khoa
Tiếng Trung trường Đại học ngoại ngữ, ĐH Huế, các bạn lưu học sinh Trung Quốc
đã và đang học tập tại trường Đại học KHXH & NV (ĐHQG Hà Nội) và ĐHSP Hà
Nội, các sinh viên chuyên ngành tiếng Việt Nam, Khoa Ngữ văn Đông Nam Á,
trường Đại học Cao Hùng (Đài Loan)… đã nhiệt tình tham gia các bài khảo sát trực
tiếp cũng như trực tuyến, giúp tôi có được những kết quả tốt nhất để hoàn thành
luận án này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp những người đã giúp đỡ
tôi, sẻ chia với tôi không chỉ trong chuyên môn mà cả trong cuộc sống để tôi có
động lực, quyết tâm hoàn thành công việc nghiên cứu.
Lời cảm ơn cuối cùng, tôi muốn dành cho cha, cho mẹ, cho anh chị đã đùm
bọc, che chở, an ủi tôi, là điểm tựa lớn nhất của cuộc đời tôi trên mỗi bước đường,
nhất là thời gian tôi tập trung cho luận án.
Tôi vô cùng biết ơn chồng và hai con, những người luôn sát cánh, động viên,
dành hết mọi quan tâm cho tôi; nhất là các con đã chịu thiệt thòi, để tôi có đủ nghị
lực hoàn thành công trình này.
Tôi nhận thức rằng, mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng để hoàn thiện luận
án, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến
đóng góp quí báu của quí Thầy Cô và đồng nghiệp, xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày……. tháng 03 năm 2017
Đỗ Thị Kim Cương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………. 1
1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………………………………………….. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án …………………………………………………………….. 2
3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………. 3
4. Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu nghiên cứu ………………………………………… 4
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ……………………………………………………… 6
6. Bố cục của luận án ………………………………………………………………………………….. 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN …. 8
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ……………………………………………. 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt …………… 8
1.1.2. Nghiên cứu đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt …………….. 15
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ……………………….. 18
1.2.1. Khái quát về loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới ………………………….. 18
1.2.2. Khái quát về lượng từ trong Hán ngữ học và loại từ trong Việt ngữ học … 24
1.2.3. Quan điểm của luận án về lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt……….. 32
1.2.4. Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu …………………………………………. 35
1.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………… 39
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) …………………………………………………………………….. 41
2.1. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU………………………………………………………………….. 41
2.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA DANH LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) ………………………………………………………………………… 41
2.2.1. Quan niệm về nghĩa của danh lượng từ tiếng Hán ………………………………. 41
2.2.2. Tiêu chí nhận diện nghĩa của danh lượng từ tiếng Hán ……………………….. 42
2.2.3. Phạm trù ngữ nghĩa của danh lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt) …. 44
2.3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA ĐỘNG LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) ………………………………………………………………………… 64
2.3.1. Quan niệm về nghĩa của động lượng từ tiếng Hán ……………………………… 64
2.3.2. Tiêu chí nhận diện nghĩa của động lượng từ tiếng Hán ……………………….. 65
2.3.3. Cấu trúc nghĩa của động lượng từ tiếng Hán ……………………………………… 67
2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………… 72
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) …………………………………………………………………….. 74
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯỢNG TỪ TRONG DANH NGỮ TIẾNG HÁN (ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) ……………………………………………………………………….. 74
3.1.1. Khái niệm chung về danh ngữ ………………………………………………………… 74
3.1.2. Vị trí của lượng từ trong danh ngữ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt) … 76
3.1.3. Khả năng kết hợp của lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt) ……… 82
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN TRONG CÂU (ĐỐI CHIẾU
VỚI TIẾNG VIỆT) ………………………………………………………………………………….. 94
3.2.1. Chức vụ cú pháp của danh lượng từ …………………………………………………. 94
3.2.2. Chức vụ cú pháp của động lượng từ…………………………………………………. 98
3.2.3. Một số trường hợp cú pháp đặc biệt …………………………………………………. 99
3.2.4. Hình thức lặp lượng từ …………………………………………………………………. 101
3.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ……………………………………………………………………. 103
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG THỰC TẾ: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
LƯỢNG TỪ CỦA NGƯỜI VIỆT HỌC TIẾNG HÁN VÀ LOẠI TỪ CỦA
NGƯỜI TRUNG QUỐC HỌC TIẾNG VIỆT ………………………………………….. 105
4.1. KHÁI QUÁT VỀ LỖI VÀ PHÂN TÍCH LỖI ……………………………………….. 106
4.1.1. Khái quát về lỗi sử dụng lượng từ/ loại từ ……………………………………….. 106
4.1.2. Khái quát về phân tích lỗi sử dụng lượng từ/ loại từ …………………………. 107
4.1.3. Đối tượng khảo sát và đối chiếu…………………………………………………….. 109
4.1.4. Mục đích khảo sát và đối chiếu ……………………………………………………… 109
4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỖI SỬ DỤNG LƯỢNG TỪ VÀ LOẠI TỪ ………. 110
4.2.1. Kết quả khảo sát lỗi sử dụng loại từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc
…………………………………………………………………………………………………110
4.2.2. Khảo sát lỗi sử dụng lượng từ tiếng Hán của sinh viên Việt Nam (trên các
loại văn bản viết) …………………………………………………………………………………. 114
4.2.3. Khảo sát lỗi sử dụng lượng từ tiếng Hán của sinh viên Việt Nam (bằng
bảng hỏi và trắc nghiệm online) …………………………………………………………….. 123
4.3. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………………. 134
4.3.1. Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi ………………………………………………………. 134
4.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc mắc lỗi ………………………………………. 135
4.4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI SỬ DỤNG LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN VÀ
LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT …………………………………………………………………………. 138
4.4.1. Về vấn đề khắc phục lỗi……………………………………………………………….. 138
4.4.2. Đề xuất phương pháp sư phạm đối với việc dạy-học lượng từ/ loại từ …. 139
4.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ……………………………………………………………………. 143
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ……………………… 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………… 151
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quá trình xuất hiện thuật ngữ lượng từ trước 1980 …………………… 10
Bảng 1.2. Quá trình sử dụng thuật ngữ lượng từ sau 1980 ……………………….. 11
Bảng 1.3. Hệ thống từ loại tiếng Hán hiện đại ……………………………………….. 12
Bảng 1.4. Phân chia từ loại tiếng Việt theo tổ chức đoản ngữ …………………… 14
Bảng 1.5. Loại từ – một tiểu loại của danh từ đơn vị ……………………………….. 15
Bảng 1.6. Biểu thức có chứa loại từ ……………………………………………………… 19
Bảng 1.7. Phân chia lượng từ tiếng Hán ……………………………………………….. 26
Bảng 1.8. Phân loại loại từ tiếng Việt …………………………………………………… 31
Bảng 2.1. Phạm trù ngữ nghĩa của lượng từ cá thể …………………………………. 44
Bảng 2.2. Lượng từ个 và loại từ tương đương trong tiếng Việt ……………….. 46
Bảng 2.3. Đặc điểm sắc thái của loại từ chỉ người tiếng Việt ……………………. 48
Bảng 2.4. Nghĩa của loại từ chỉ bất động vật …………………………………………. 54
Bảng 4.1. Phân loại lỗi sử dụng loại từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc …. 110
Bảng 4.2. Tổng hợp thông tin khảo sát lỗi dùng lượng từ tiếng Hán ………… 115
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát nguyên nhân mắc lỗi lượng từ tiếng Hán ………. 122
Bảng 4.4. Thống kê số lượng trả lời bảng hỏi và test on-line ………………….. 123
Bảng 4.5. Nhóm lượng từ có tỉ lệ dùng đúng cao nhất …………………………… 124
Bảng 4.6. Nhóm lượng từ có tỉ lệ dùng đúng thấp nhất và ít sử dụng ………. 125
Bảng 4.7. Nhóm lượng từ có tỉ lệ dùng đúng thấp, nhưng thường hay sử dụng.. 128
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Loại từ – công cụ phạm trù hóa danh từ ………………………………….. 21
Hình 1.2. Loại từ trong kết cấu đoản ngữ ……………………………………………… 27
Hình 1.3. Hệ thống lượng từ tiếng Hán…………………………………………………. 33
Hình 2.1. Đặc điểm nổi trội “把” …………………………………………………………. 44
Hình 2.2. Lược đồ ngữ nghĩa của lượng từ 个 ge……………………………………. 45
Hình 2.3. Trật tự kết hợp 个 ge + danh từ ……………………………………………… 55
Hình 3.1. Cấu trúc danh ngữ cơ bản tiếng Việt (Thompson) …………………….. 75
Hình 3.2. Mô hình danh ngữ tiếng Việt có hai trung tâm …………………………. 75
Hình 3.3. Vị trí của lượng từ trong danh ngữ tiếng Hán…………………………… 77
Hình 3.4. Thay đổi vị trí các thành tố trong DN……………………………………… 78
Hình 3.5. Vị trí các định ngữ trong danh ngữ ………………………………………… 78
Hình 3.6. Kết cấu danh ngữ tiếng Việt …………………………………………………. 79
Hình 3.7. So sánh mô hình DN tiếng Hán và tiếng Việt…………………………… 80
Hình 3.8. Cấu trúc quan hệ giữa các thành tố trong danh ngữ tiếng Hán ……. 81
Hình 3.9. Cấu trúc quan hệ giữa các thành tố trong danh ngữ tiếng Việt…….. 81
Hình 3.10. Danh ngữ trống …………………………………………………………………. 83
Hình 3.11. Kết cấu [số + lượng + danh] trong tiếng Hán …………………………. 83
Hình 3.12. Kết cấu cụm định ngữ (CĐN) ……………………………………………… 92
Hình 3.13. Kết cấu danh ngữ mở rộng ………………………………………………….. 92
Hình 4.1. Mối quan hệ trong thuyết phân tích lỗi …………………………………. 106
Hình 4.2. Kết quả khảo sát lỗi loại từ tiếng Việt …………………………………… 114
Hình 4.3. Kết quả khảo sát lỗi lượng từ tiếng Hán ………………………………… 116
Hình 4.4. Nguyên nhân mắc lỗi lượng từ tiếng Hán………………………………. 123
MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY TRONG LUẬN ÁN
1. Một số chữ viết tắt thường dùng:
Tiếng Việt
DT: danh từ
DN: danh ngữ
ĐN: định ngữ
ĐT: đại từ chỉ thị
LT: loại từ
CLT: cụm loại từ
LGT: lượng từ
DLT: danh lượng từ
ĐLT: động lượng từ
LGN: lượng ngữ (cụm lượng từ)
TTN: trung tâm ngữ
TPP: thành phần phụ
ST: số từ; CST: cụm số từ
TT: tính từ (hình dung từ)
tr.: trang
x.: xin xem
Tiếng Anh
Att: tính từ/ĐN trang trí
CL: classifier/ loại từ
CLN: danh từ biệt loại
DemNum: đại từ chỉ thị
Num: số từ
2. Một số kí hiệu khác:
Dấu / : hay, hoặc
Dấu +: có
Dấu – : không
Dấu  : có thể chuyển thành
Dấu ><: tương phản, đối lập
Dấu ≠ : khác nhau
* không chấp nhận (sai)
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt có những đặc điểm
mang tính đặc thù ngữ pháp-ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ. Vì thế, lượng từ trong
tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt đã được giới Hán ngữ học và Việt ngữ học quan
tâm nghiên cứu từ lâu. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng, loại từ (tiếng Anh: classifier,
tiếng Pháp: classificateur, tiếng Nga: классификатор) – “một vấn đề lí thú nhất và
phức tạp nhất của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, được xếp riêng ra một phạm trù:
những ngôn ngữ có loại từ (classifier languages)”. Thuộc phạm trù “ngôn ngữ có loại
từ”, lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt được coi là thành phần bắt
buộc nằm ở vị trí giữa số từ hoặc từ chỉ lượng và danh từ trong kết cấu danh ngữ.
1.2. Đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu về lượng từ tiếng
Hán và loại từ tiếng Việt ở các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Các nhà
ngôn ngữ học không dừng lại ở việc khảo sát, luận giải mà có xu hướng đúc kết
thành những phổ quát (universals) trong các ngôn ngữ tự nhiên để phân loại loại
hình ngôn ngữ dựa vào cấu trúc có chứa các đơn vị lượng từ hoặc loại từ. Tuy
nhiên, do tính chất phức tạp của lớp từ này mà đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề
chưa thống nhất trong giới nghiên cứu như về tên gọi, tiêu chí phân định, đặc điểm
ngữ pháp-ngữ nghĩa và cách sử dụng của chúng. Vì thế, thiết nghĩ, tiếp tục nghiên
cứu toàn diện hơn lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt sẽ góp phần làm sáng tỏ
thêm bản chất từ loại của lớp từ này trong lý thuyết ngôn ngữ học đại cương.
1.3. Về vấn đề nghiên cứu đối chiếu giữa lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng
Việt, đã có một số công trình và các bài viết nhỏ lẻ gần đây. Tuy vậy, để hiểu rõ
hơn bản chất của lượng từ và loại từ trong mỗi ngôn ngữ cũng như trong việc đối
dịch, cần thiết phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống. Nhằm
phân tích một cách hệ thống, dựa vào những đặc điểm tương đồng và khác biệt ẩn
chứa trong tầng sâu ngữ nghĩa phản ánh thế giới khách quan của mỗi cộng đồng bản
ngữ thông qua lớp từ loại đặc biệt này, luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm của
lượng từ tiếng Hán hiện đại (trong sự đối chiếu với loại từ tương đương tiếng Việt).
2
Đề tài luận án mang tính đối chiếu theo hướng tiếp cận đa ngữ luận để phân tích các
hiện tượng từ vựng, ngữ pháp, cũng như cách sử dụng trong một ngôn ngữ này so
sánh với một ngôn ngữ khác (ở đây là tiếng Hán và tiếng Việt) đang được giới ngôn
ngữ học Việt Nam quan tâm.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ những đặc điểm cơ bản của lượng từ tiếng
Hán hiện đại biểu hiện trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp. Thông qua việc sử
dụng lượng từ tiếng Hán và các đơn vị tương đương ở tiếng Việt theo cách đa ngữ
luận, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ hơn những đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của
lớp từ này trong hai ngôn ngữ Hán và Việt được ngôn ngữ học thế giới gọi là
“classifier”.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Từ mục đích nói trên, luận án có các nhiệm vụ như sau:
(i) Tổng quan tình hình nghiên cứu về loại từ trên thế giới, trước hết là lượng
từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt, tập trung vào các quan điểm phân
định “lượng từ” và “loại từ”; hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lí thuyết liên
quan đến đề tài, đưa ra những nhận xét phục vụ cho hướng nghiên cứu của luận án;
(ii) Mô tả và phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa của lượng từ trong tiếng
Hán hiện đại có đối chiếu với loại từ tương đương trong tiếng Việt;
(iii) Phân tích những đặc điểm ngữ pháp của lượng từ tiếng Hán hiện đại
trong sự đối chiếu với loại từ tương đương tiếng Việt;
(iv) Ứng dụng thực tế: khảo sát lỗi sử dụng lượng từ tiếng Hán của người Việt
học tiếng Trung Quốc và lỗi sử dụng loại từ tiếng Việt của người Trung Quốc học tiếng
Việt; đề xuất hướng khắc phục lỗi sử dụng lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong
tiếng Việt, đồng thời minh họa cho những đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ này
trong ngôn ngữ đang bàn.
3
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đề tài, các phương pháp và thủ pháp
sau đây được sử dụng và kết hợp sử dụng:
3.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả xem xét ngôn ngữ như một cấu trúc hệ thống ở các
bình diện, cấp độ và thuộc tính của các đơn vị ngôn ngữ theo quan điểm ngữ học.
Việc miêu tả các đơn vị ngôn ngữ được tiến hành thông qua khảo sát kết hợp với
quan sát trực tiếp do người nghiên cứu thực hiện.
Phương pháp miêu tả được hỗ trợ bởi các thủ pháp như sau:
(i) Thủ pháp phân tích nghĩa tố
Phân tích nghĩa tố (phân tích thành tố nghĩa) là việc xem xét cơ cấu nghĩa của từ
để xác định trường nghĩa và nét nghĩa được sắp xếp theo các trục quan hệ. Như vậy,
thủ pháp phân tích nghĩa tố sẽ xem xét “từ” ở các trường từ vựng trong các mối quan
hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố tạo nghĩa. Phân tích nghĩa tố được ứng dụng để thực
hiện toàn bộ nội dung Chương 2 và một phần Chương 3 của luận án.
(ii) Thủ pháp phân tích phân bố
Đây là thủ pháp đắc lực cho việc nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt – những
ngôn ngữ cùng loại hình không có đặc trưng hình thái học thực sự. Muốn biết được
đặc điểm ngữ pháp của lượng từ hay từ loại nói chung của tiếng Hán và tiếng Việt,
chúng ta phải xem xét trên bình diện khả năng kết hợp và khả năng đảm nhận các
chức vụ cú pháp. Có thể nói, “từ” được đặt (phân bố) trên trục ngữ đoạn để xem xét;
thủ pháp phân tích phân bố được sử dụng để thực hiện Chương 3 của luận án.
(iii) Thủ pháp thống kê và phân loại
Thủ pháp này được sử dụng đồng