Luận văn Hoạt động cho vay mua ôtô tại Ngân Hàng thương mại cổ phần KỹThương Chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất – Luận văn, đồ án, luan van, do an
Nền kinh tếnước ta những năm gần đây khá phát triển. Hoạt động của
ngành ngân hàng là một trong những ngành có đóng góp đáng kể. Trong đó,
tín dụng ngân hàng là bộphận quan trọng đã đáp ứng nhu cầu vềvốn cho các
hoạt động kinh tếtrên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Trong
điều kiện hiện nay, việc nâng cao chất lượng và hiệu quảcủa sửdụng vốn,
của nghiệp vụtín dụng là điều không thểthiếu nhằm đảm bảo cho sựsống
còn và phát triển của mỗi ngân hàng.
Ngày nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao, cùng với đó là sựtăng trưởng không ngừng của nhu cầu tiêu thụ
hàng hoá, nhu cầu đi lại của người dân cảnước.Trên thịtrường hiện nay,
nhu cầu mua xe ô tô và vay vốn đểmua xe ô tô khá lớn. Bên cạnh đó, thị
trường xe ô tô đang nóng dần trởlại với vô sốcác mẫu mã xe phong phú, với
nhiều mức giá cảkhác nhau, cảtừnguồn nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước,
càng thúc đẩy người tiêu dùng muốn được nhanh chóng sởhữu một chiếc ô tô
như mong ước, cho bản thân hay cho cảgia đình. Trước tình hình đó, nhu
cầu sản phẩm cho vay mua ô tô phải được đáp ứng sao cho phù hợp hơn với
nhu cầu hiện tại của khách hàng là hết sức cần thiết. Điều này cũng chứng tỏ
sựnhanh nhạy, đáp ứng kịp thời những thay đổi liên tục của thịtrường cũng
như nhu cầu vay vốn đểmua ô tô ngày càng lớn từcác khách hàng cá nhân
và khách hàng doanh nghiệp.
Tân Bình là quận có dân số đông, nằm ởvịtrí quan trọng của TP, là
đầu mối giao thông, là một trong những cửa ngõ quốc tếcủa cảnước. cùng
với sựphát triển đó các khu công nghiệp được hình thành, tập trung nhiều
doanh nghiệp với các ngành nghềkhác nhau và lực lượng lao động dồi dào.
Ngân hàng chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất hiểu rằng khảnăng
di chuyển thuận tiện mang lại nhiều lợi thếcho khách hàng . Đó chính là lý do
tại sao các ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay mua xe ô tô nhằm giúp
khách hàng đi lại nhanh chóng với chi phí thấp. Dịch vụcho vay mua ô tô của
chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất chủyếu nhắm đến đối tượng các
khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp đang có nhu cầu muốn sởhữu xe ô
tô nhưng đang bịhạn chếvềnguồn vốn tức thời. Nắm bắt được những vấn đề
trên nên em quyết định chọn đềtài: “Hoạt động cho vay mua ôtô tại Ngân
Hàng TMCP KỹThương Chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất” nhằm giới
thiệu cụthểhơn vềhoạt động cho vay mua xe ô tô và đưa ra giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng tại chi nhánh.
69 trang
|
Chia sẻ: oanhnt
| Lượt xem: 3328
| Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước
20 trang
tài liệu Luận văn Hoạt động cho vay mua ôtô tại Ngân Hàng thương mại cổ phần KỹThương Chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA XE Ô
TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH
TÂN SƠN NHẤT
Ngành: Kế Toán
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm Toán
GVHD: TH.S VÕ TƯỜNG OANH
SVTT: NGUYỄN DU THÀNH PHÁT
MSSV: 107403170 Lớp: 07DKT2
TP.Hồ Chí Minh, 2011
BM05/QT04/ĐT
Khoa Kế Toán-Tài Chính-Ngân Hàng
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên được giao đề tài:
NGUYỄN DU THÀNH PHÁT ………….. MSSV 107403170 …… Lớp
07DKT2
Ngành Kế Toán
Chuyên ngành Kế Toán – Kiểm Toán
Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CHO VAY MUA XE Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT
Các dữ liệu ban đầu: Phát triển từ Báo Cáo Thực Tập
Các yêu cầu chủ yếu ………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Kết quả tối thiểu phải có
1) …………………………………………………………………………………………………………
2) …………………………………………………………………………………………………………
3) …………………………………………………………………………………………………………
4) …………………………………………………………………………………………………………
Ngày giao đề tài………/….…/………..Ngày nộp báo
cáo….…/……./….….…..
TP. HCM, ngày……tháng……năm………
Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CAM ĐOAN
—&—
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu
trong luận văn tốt nghiệp được thực hiện tại Phòng Tín dụng của Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank-Chi nhánh Tân Sơn
Nhất không sao chép bất kỳ nguồn khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
nhà trường về sự cam đoan này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Du Thành Phát
LỜI CẢM ƠN
²
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô trường Đại Học Kỹ Thuật
Công Nghệ TP. HCM đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu trong thời gian em theo học tại trường.
Cảm ơn cô Võ Tường Oanh đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời
gian làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Giám Đốc Chi nhánh Techcombank Tân Sơn
Nhất đã tiếp nhận cho em thực tập và tạo mọi điều kiện cho em hòa nhập
thực tế tại ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh, chị trong
chi nhánh đã giúp em tìm hiểu những kiến thức thực tế trong tín dụng và
cách vận dụng những gì đã học vào thực tiễn từ đó đúc kết được kinh nghiệm
cho công việc của em sau này.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất của em!
TP.Hồ Chí Minh – ngày 05, tháng 08, năm 2011
Sinh viên : Nguyễn Du Thành Phát
MỤC LỤC
&
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.- Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại: ………………………………………. 1
1.1.1.- Khái niệm về Ngân hàng:…………………………………………………………………. 1
1.1.2.- Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng thương mại: ……………………………….. 1
1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại: ………………………………………………… 2
1.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại: ………………… 4
1.2.- Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân Hàng …………………………………………… 8
1.2.1.- Khái niệm ………………………………………………………………………………………. 8
1.2.2.- Chức năng và vai trò của tín dụng Ngân Hàng ……………………………………… 9
1.2.3.- Đặc điểm của tín dụng Ngân Hàng……………………………………………………. 11
1.2.4.- Một số nguyên tắc cơ bản của tín dụng NHTM …………………………………… 12
1.2.5.- Phân loại tín dụng Ngân Hàng …………………………………………………………. 12
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT VÀ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY MUA XE Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG.
2.1. Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam …………………………….. 14
2.2 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh
Tân Sơn Nhất ………………………………………………………………………………………………. 15
2.2.1 Lịch sử hoạt động của Chi Nhánh …………………………………………………. 15
2.2.2 Sơ đồ tổ chức của Chi Nhánh – Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh …………. 16
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban …………………………………… 17
22.4 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh ………………………………………….. 19
2.2.5 Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của Chi Nhánh trong
năm 2011 ……………………………………………………………………………………….. 20
2.2.6 Các nghiệp vụ kinh doanh của Chi Nhánh …………………………………….. 20
2.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại Chi Nhánh ……….. 21
2.3.1 Giới thiệu vài nét về hoạt động cho vay mua ô tô………………………………… 21
2.3.2 Đối tượng cho vay …………………………………………………………………………. 22
2.3.3 Các hình thức đảm bảo …………………………………………………………………… 22
2.3.4 Thời hạn vay – hạn mức vay ……………………………………………………………. 24
2.3.5 Lãi suất cho vay – nguyên tắc giảm lãi suất ……………………………………….. 25
2.3.6 Hồ sơ vay vốn ……………………………………………………………………………….. 26
2.2.7 Quy trình cho vay ………………………………………………………………………….. 28
2.3.8 Ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm………………………………………………. 33
2.4 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh ………………………………………………………. 35
2.5 Thực trạng hoạt động cho vay mua xe ô tô đối với cá nhân tại Chi Nhánh
Techcombank Tân Sơn Nhất trong 3 năm 2008 – 2009 – 2010 ………………………… 38
2.5.1 Tình hình về hoạt động cho vay mua xe ô tô đối với tại Chi nhánh …………. 39
2.5.2 Hiệu quả kinh doanh cho vay mua xe ô tô của Chi Nhánh …………………….. 42
2.6 Tình hình dư nợ cho vay mua xe ô tô tại Chi Nhánh ………………………………….. 49
2.7 Tình hình thu nợ của chi nhánh ……………………………………………………………….. 51
2.8 Đánh giá về thực trạng cho vay mua xe ô tô tại Chi Nhánh ………………………… 54
2.8.1 Thành công ……………………………………………………………………………………. 54
2.8.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân …………………………………………. 55
2.9 Kết luận cuối chương II …………………………………………………………………………… 58
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CHO VAY MUA XE Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM _ CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT ……………………………………………….. 59
3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động cho vay mua xe ô tô tại
Chi Nhánh trong thời gian tới ……………………………………………………………………….. 59
3.2 Tiềm năng phát triển của thị trường ô tô ở Việt Nam: ……………………………….. 60
3.3 Một số giải pháp khắc phục những tồn tại để hoạt động cho vay mua xe ô tô
tại Chi Nhánh đạt hiệu quả cao …………………………………………………………………….. 61
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………. 63
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
NHNN: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
TMCP: THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NH: NGÂN HÀNG
GP: GIẤY PHÉP
QĐ: QUYẾT ĐỊNH
HCM: HỒ CHÍ MINH
TCB: TECHCOMBANK
HĐQT: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TSĐB: TÀI SẢN ĐẢM BẢO
LS: LÃI SUẤT
CVKH: CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG
CVKS & PDTDBL: CHUYÊN VIÊN KIỂM SOÁT VÀ PHÊ DUYỆT TÍN
DỤNG BÁN LẺ
CGPD: CHUYÊN GIA PHÊ DUYỆT
TTKST & HTKD: TRUNG TÂM KIỂM SOÁT TÍN DỤNG VÀ HỖ
TRỢ KINH DOANH
PGD: PHÒNG GIAO DỊCH
CN: CÁ NHÂN
TT QLTDCN: TRUNG TÂM QUẢN LÝ TÍN DỤNG CÁ NHÂN
MB: MẪU BIỂU
CVQLN: CHUYÊN VIÊN QUẢN LÝ NỢ
CVTĐ: CHUYÊN VIÊN THẨM ĐỊNH
KHỐI TĐ & QTRR: KHỐI THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
CCA: TRUNG TÂM KIỂM SOÁT TÍN DỤNG VÀ HỖ
TRỢ KINH DOANH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
&
Sơ đồ tổ chức ————————————————————————————- 16
Sơ đồ: Quy trình cho vay mua xe ô tô ——————————————————– 24
Bảng: Tình hình huy động vốn tại Chi Nhánh ———————————————- 28
Sơ đồ: Biểu điễn tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại Chi nhánh ———————— 36
Biểu đồ: Biểu diễn tình hình vốn huy động tại Chi nhánh qua 3 năm ——————– 38
Bảng: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của
Techcombank
Tân Sơn Nhất 2008-2010 ———————————————————————– 39
Biểu đồ: Biểu diễn dư nợ cho vay mua ô tô / tổng dư nợ cho vay ———————— 40
Bảng: Doanh số cho vay mua ô tô đối tại Chi nhánh ————————————— 43
Biểu đồ: Biểu diễn doanh số cho vay mua ô tô so với tổng doanh số cho vay ———- 44
Bảng: Tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay mua ô tô tại Chi nhánh—————- 45
Biểu đồ: Biểu diễn doanh số cho vay mua xe ô tô so với tổng doanh số cho vay của
Chi nhánh —————————————————————————————– 46
Bảng: Doanh số thu nợ của hoạt động cho vay mua ô tô ———————————– 49
Biểu đồ: Cơ cấu doanh số thu nợ cho vay mua ô tô tại Chi nhánh ———————– 50
Bảng: Nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay mua xe ô tô tại Chi nhánh ———————– 52
Biểu đồ: Biểu diễn tỷ lệ nợ xấu của hoạt động cho vay mua ô tô ————————- 53
Bảng: Tốc độ tăng trưởng của nợ xấu khi cho vay mua ô tô cá nhân tại Chi nhánh — 54
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta những năm gần đây khá phát triển. Hoạt động của
ngành ngân hàng là một trong những ngành có đóng góp đáng kể. Trong đó,
tín dụng ngân hàng là bộ phận quan trọng đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các
hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Trong
điều kiện hiện nay, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của sử dụng vốn,
của nghiệp vụ tín dụng là điều không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự sống
còn và phát triển của mỗi ngân hàng.
Ngày nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao, cùng với đó là sự tăng trưởng không ngừng của nhu cầu tiêu thụ
hàng hoá, nhu cầu đi lại của người dân cả nước. Trên thị trường hiện nay,
nhu cầu mua xe ô tô và vay vốn để mua xe ô tô khá lớn. Bên cạnh đó, thị
trường xe ô tô đang nóng dần trở lại với vô số các mẫu mã xe phong phú, với
nhiều mức giá cả khác nhau, cả từ nguồn nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước,
càng thúc đẩy người tiêu dùng muốn được nhanh chóng sở hữu một chiếc ô tô
như mong ước, cho bản thân hay cho cả gia đình. Trước tình hình đó, nhu
cầu sản phẩm cho vay mua ô tô phải được đáp ứng sao cho phù hợp hơn với
nhu cầu hiện tại của khách hàng là hết sức cần thiết. Điều này cũng chứng tỏ
sự nhanh nhạy, đáp ứng kịp thời những thay đổi liên tục của thị trường cũng
như nhu cầu vay vốn để mua ô tô ngày càng lớn từ các khách hàng cá nhân
và khách hàng doanh nghiệp.
Tân Bình là quận có dân số đông, nằm ở vị trí quan trọng của TP, là
đầu mối giao thông, là một trong những cửa ngõ quốc tế của cả nước. cùng
với sự phát triển đó các khu công nghiệp được hình thành, tập trung nhiều
doanh nghiệp với các ngành nghề khác nhau và lực lượng lao động dồi dào.
Ngân hàng chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất hiểu rằng khả năng
di chuyển thuận tiện mang lại nhiều lợi thế cho khách hàng . Đó chính là lý do
tại sao các ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay mua xe ô tô nhằm giúp
khách hàng đi lại nhanh chóng với chi phí thấp. Dịch vụ cho vay mua ô tô của
chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất chủ yếu nhắm đến đối tượng các
khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp đang có nhu cầu muốn sở hữu xe ô
tô nhưng đang bị hạn chế về nguồn vốn tức thời. Nắm bắt được những vấn đề
trên nên em quyết định chọn đề tài: “Hoạt động cho vay mua ôtô tại Ngân
Hàng TMCP Kỹ Thương Chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất” nhằm giới
thiệu cụ thể hơn về hoạt động cho vay mua xe ô tô và đưa ra giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
2. Kết cấu đề tài
Nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại và tín dụng
ngân hàng thương mại.
Chương 2 : Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi
Nhánh Tân Sơn Nhất và thực trạng về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại Ngân
Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi Nhánh Tân Sơn Nhất.
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động cho vay mua xe ô tô tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi
Nhánh Tân Sơn Nhất.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu hoạt động tín dụng cho vay mua xe ô tô và
hiệu quả của nguồn vốn ngân hàng, từ đó rút ra nhận xét và kiến nghị góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng này.
4. Phạm vi ngiên cứu
Nội dung chủ yếu vào hoạt động cho vay mua xe ôtô tại Chi nhánh Tân Sơn
Nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong luận văn có sử dụng phương pháp thu thập và phân tích các số liệu từ:
– Thông tin báo chí, Internet.
– Một số tài liệu, bảng báo cáo từ Hội Sở và của Chi Nhánh của Ngân Hàng.
– Số liệu hoạt động cho vay mua xe ô tô của Chi Nhánh từ năm 2008 đến
năm 2010.
Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Khóa luận tốt nghiệp
12
GVHD: Th.S Võ Tường Oanh SVTH: Nguyễn Du Thành Phát
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.- Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại:
1.1.1.- Khái niệm về Ngân hàng:
Theo điều 20 luật TCTDVN (luật số 02/1997/QH) ban hành ngày 26/12/1997 thì :
Ø Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm
dịch vụ ngân hàng với các nội dung như nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín
dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán
Ø Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, trong đó hoạt động
ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với những nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh toán
1.1.2.- Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng thương mại:
Giống như các loại hình doanh nghiệp khác , NHTM cũng là một đơn vị hoạt
động với mục tiêu sống còn là lợi nhuận . Tuy nhiên,do hoạt động kinh doanh trên
lĩnh vực khá là đặc biệt (lĩnh vực tiền tệ) nên nó có một số điểm khác biệt với
những doanh nghiệp hoạt động trên những lĩnh vực, ngành nghề khác :
– Tiền vừa là phương tiện kinh doanh vừa là mục đích kinh doanh đồng thời
cũng là đối tượng kinh doanh.
– Vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn của người khác, hoạt động theo cơ chế
“đi vay để cho vay”.
– Hoạt động chứa nhiều rủi ro do quan hệ với nhiều khách hàng và trên nhiều lĩnh
vực.
– Sản phẩm của ngân hàng về bản chất là sản phẩm dịch vụ trong đó có một số sản
phẩm đặc biệt: tín dụng(quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn) tạo ra nhiều điểm
riêng có cho ngân hàng
Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Khóa luận tốt nghiệp
13
GVHD: Th.S Võ Tường Oanh SVTH: Nguyễn Du Thành Phát
– Tính liên kết của hệ thống trong quá trình kinh doanh giữa các ngân hàng luôn
có mối quan hệ hợp tác liên kết
– Giữa các sản phẩm của ngân hàng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ nên khó có
thể tách riêng từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm để đánh giá kết quả và hiệu quả
kinh doanh trực tiếp
1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại:
1.1.3.1 Trung gian tài chính
Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM, góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, hiện tượng thừa vốn nơi này, thiếu
vốn nơi khác ngày càng trở nên phổ biến hơn. Xảy ra hiện tượng này, là do cơ chế
hoạt động của mọi doanh nghiệp trong xã hội đều tuân theo công thức T-H-T’, do
đó sẽ làm cho tại một thời điểm tiền sẽ thừa khi doanh nghiệp bán thành phẩm và
thiếu khi mua nguyên vật liệu chuẩn bị sản xuất. Trước tình hình đó, NHTM xuất
hiện trong vai trò là cầu nối giữa các đầu mối tài chính trong nền kinh tế, giữa nơi
thừa vốn với nơi thiếu vốn đã giải quyết một cách hài hoà mâu thuẫn đó
Như vậy, NHTM không chỉ thực hiện chức năng này đối với các doanh nghiệp,
cá nhân, tổ chức kinh tế mà còn là một trong những phương tiện kết nối giữa
NHTW với nền kinh tế trong việc đưa các chính sách tài chính, tiền tệ của chính
phủ và NHTW vào điều tiết nền kinh tế, đồng thời ngược lại cũng thông qua các
hoạt động của NHTM các thông tin từ nền kinh tế được phản hồi một cách trung
thực và rõ ràng nhất tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan nhà nước có được
những chính sách thích hợp trong việc điều tiết nền kinh tế, giúp đất nước đạt được
những mục tiêu đề ra
NHTM với chức năng này đã góp phần thực thi các chính sách của NHTW của
chính phủ, huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thúc đẩy quá
trình luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế
Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Khóa luận tốt nghiệp
14
GVHD: Th.S Võ Tường Oanh SVTH: Nguyễn Du Thành Phát
1.1.3.1 Trung gian thanh toán
Chức năng này được thể hiện thông qua các hoạt động thanh toán và chi trả giữa
các khách hàng với nhau theo sự uỷ thác của họ như: thu hộ, chi hộ… .Khi thực hiện
chức năng này, NHTM đã tạo nên các công cụ lưu thông tín dụng và quản lý các
công cụ đó, như sec, UNT, UNC, thẻ thanh toán… góp phần giảm lượng thanh toán
bằng tiền mặt từ đó sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho xã hôi có liên quan trong đó
có chi phí phát hành, in ấn, vận chuyển tiền mặt
Thực hiện chức năng này ngân hàng vừa là người cung cấp phương tiện thanh
toán đặc biệt là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, trung gian thu chi hộ,
thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng đồng thời là người bảo quản tiền
bạc cho khách hàng
1.1.3.2 Tạo tiền cho nền kinh tế
Chức năng này là hệ quả dẫn tới của việc thực hiện hai chức năng trên của
NHTM, các hoạt động “đi vay” để “cho vay” của hệ thống các NHTM mang lại khả
năng tạo tiền cho nền kinh tế, thông qua các bút tệ tiền được nhân lên nhiều lần và
khả năng tạo tiền của hệ thống