Luận văn: Quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, HAY

Sau đây là mẫu Luận văn thạc sĩ Quản lý công với đề tài luận văn là Quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Hy vọng đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận văn tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận văn thạc sĩ tại bài viết này.

1. Lý do nghiên cứu đề tài Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá, tre rồi đến thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng. Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng. Cồng chiêng là biểu hiện của tín ngưỡng, là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên, với âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu, hay trong một buổi nghe khan đều phải có tiếng cồng. Cồng chiêng Tây nguyên là không gian văn hóa có giá trị nổi bật, thể hiện tài năng đích thực của nghệ nhân trong cộng đồng. Cồng chiêng Tây Nguyên bắt rễ sâu xa từ phong tục tập quán, truyền thống. Lịch sử, văn hóa, nghi lễ – lễ hội của cộng đồng. Cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện được bản sắc riêng của từng dân tộc, từng cộng đồng. Nó còn là phương tiện giao lưu giữa các dân tộc, làm cho dân tộc hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau trong mối quan hệ cộng đồng. Cồng chiêng Tây Nguyên còn là một bí quyết độc đáo của gia đình, dòng họ, được thể hiện ở một trình độ nghệ thuật cao của nghệ nhân âm nhạc truyền khẩu dân gian. Đồng thời, cồng chiêng Tây Nguyên được coi là một minh chứng độc đáo về truyền thống văn hóa đang còn sống động và tồn tại trong cộng đồng. Hiện nay trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, cồng chiêng Tây Nguyên đang có nguy cơ biến mất do chưa
11. -2- có chính sách bảo vệ thiết thực, hoặc do quá trình giao lưu văn hóa, quá trình đô thị hóa thay đổi xã hội quá nhanh. Do đó, vấn đề bảo tồn nguyên trạng và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc nói riêng, đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong giai đoạn hiện nay, vì vậy quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý do trên và đam mê tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng, học viên đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản và đặc biệt đề xuất những giải pháp quản lý nhà nước để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, từ cơ sở đó góp phần đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý nhà nước về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng ở nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay vẫn đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học. Chính vì vậy trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được văn bản hóa bằng chữ viết, in thành sách giới thiệu rộng rãi đối với công chúng trong và ngoài nước dưới dạng xuất bản phẩm, băng đĩa, phim khoa học để giới thiệu các giá trị của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.