Luật di sản văn hóa năm 2001 số: 28/2001/QH10 có điểm gì nổi bật

Di tích lịch sử – văn hoá phải có một trong các tiêu chí nào?

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá như thế nào?

Giải thích các từ ngữ được sử dụng trong Luật

Di sản văn hoá là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại. Đây là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ những thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hoá bao gồm tài sản văn hoá, văn hoá phi vật thể và di sản tự nhiên… Để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản đó, đáp ứng những nhu cầu về văn hoá ngày càng cao của nhân dân và góp phần xây dựng nền văn hoá phát triển, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và nâng trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ di sản này. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định của Luật di sản văn hóa năm 2001 số: 28/2001/QH10 tại nội dung bài viết dưới đây.

Thuộc tính văn bản

LUẬT DI SẢN VĂN HOÁ 2001 SỐ 28/2001/QH10

Số hiệu:28/2001/QH10Loại văn bản:LuậtNơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Văn AnNgày ban hành:29/06/2001Ngày hiệu lực:01/01/2002Ngày công báo:15/09/2001Số công báo:Số 34Tình trạng:Còn hiệu lực

Giải thích các từ ngữ được sử dụng trong Luật

Điều 4

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.

2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Di tích lịch sử – văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.

8. Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.

9. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hoá phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.

10. Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.

11. Bảo quản di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

12. Tu bổ di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

13. Phục hồi di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá như thế nào?

Điều 14

Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước cóthẩm quyền nơi gần nhất;

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

Luật di sản văn hóa năm 2001 số: 28/2001/QH10Luật di sản văn hóa năm 2001 số: 28/2001/QH10Luật di sản văn hóa năm 2001 số: 28/2001/QH10

Điều 15

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện các quy định tại Điều 14 của Luật này;

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;

3. Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 16

Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;

2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá;

3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Di tích lịch sử – văn hoá phải có một trong các tiêu chí nào?

Điều 28

1. Di tích lịch sử – văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:

a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;

b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệpcủa anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;

c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;

d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;

đ) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:

a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;

b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

Tải xuống Luật di sản văn hóa năm 2001 số: 28/2001/QH10

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Luật di sản văn hóa năm 2001 số: 28/2001/QH10” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến kết hôn với người Đài Loan…, Luật sư X, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như thế nào?

Tại Điều 30 quy định như sau:
1. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.

Kiểm kê di sản văn hóa là gì?

Kiểm kê di sản văn hóa là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa.

Quy định về việc xác định bảo tàng như thế nào?

 Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

5/5 – (1 bình chọn)