Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
QUỐC HỘI
THE NATIONAL ASSEMBLY
——
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
——–
Số: 32/2009/QH12
No. 32/2009/QH12
Hà Nội, ngày 89 tháng 06 năm 2009
Hanoi, June 18, 2009
Mục lục bài viết
LUẬT
LAW
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON CULTURAL HERITAGES
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10.
The National Assembly promulgates the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of Law No. 28/2001/QH10 on Cultural Heritages.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Law on Cultural Heritages.
1. Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. To amend and supplement Clause 1, Article 4 as follows:
“1. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.”
“1. Intangible cultural heritage means spiritual products associated with related communities, individuals, objects and cultural spaces, which are of historical, cultural or scientific value, express the identity of communities, are constantly recreated and transmitted from generation to generation orally, through craft teaching, performing arts or in other forms.”
2. Bổ sung các khoản 14, 15 và 16 Điều 4 như sau:
2. To add the following Clauses 14,15 and 16 to Article 4:
“14. Kiểm kê di sản văn hóa là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa.
“14. Inventory of cultured heritages means the identification, valuation and listing of cultural heritages.
15. Yếu tố gốc cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
15. Relics’ original constituents means elements which are of historical, cultural, scientific or aesthetic value and express the peculiarities of historical-cultural relics, spots of beauty or scenic places.
16. Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.”
16. Museum means a cultural institution with the function of collecting, preserving, researching, displaying and introducing cultural heritages and physical evidences of the nature, humans and their living environment, to meet public research, study, sightseeing and cultural enjoyment needs.”
3. Các khoản 1, 4 và 5 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
3. To amend and supplement Clauses 1, 4 and 5, Article 13 as follows:
“1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
“1. Appropriating or improperly altering historical-cultural relics, spots of beauty or scenic places.
4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
4. Illegally trading, exchanging or transporting vestiges, antiques or national precious objects pertaining to historical-cultural relics, spots of beauty or scenic places, or vestiges, antiques or national precious objects of illegal origin; illegally carrying abroad vestiges, antiques or national precious objects.
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.”
5. Taking advantage of the protection and promotion of the values of cultural heritages to seek illicit profits, carry out superstitious activities or commit other illegal acts.”
4. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
4. To amend and supplement Article 17 as follows:
“Điều 17. Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây:
“Article 17. The State protects and promotes the values of intangible cultural heritages through the following measures:
1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể;
1. To study, collect, inventory and classify intangible cultural heritages;
2. Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể;
2. To transmit, disseminate, publish, perform and revive intangible cultural heritages;
3. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể;
3. To encourage and create conditions for organizations and individuals to research, collect, store, transmit and introduce intangible cultural heritages;
4. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể;
4. To provide professional guidance on protecting and promoting the values of intangible cultural heritages at the request of holders of intangible cultural heritages.
5. Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể.”
5. To finance the protection and promotion of the values of intangible cultural heritages and the prevention of the danger of deterioration and disappearance of intangible cultural heritages.”
5. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
5. To amend and supplement Article 18 as follows:
“Điều 18
“Article 18.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
1. Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level) shall organize the inventory of intangible cultural heritages in their localities and select intangible cultural heritages and make scientific dossiers thereof to propose the Minister of Culture. Sports and Tourism to include them in the national list of intangible cultural heritages.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và cấp Giấy chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
2. The Minister of Culture. Sports and Tourism shall decide to publicize the national list of intangible cultural heritages and issue certificates of intangible cultural heritages in this list.
Trong trường hợp di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mà sau đó có cơ sở xác định không đủ tiêu chuẩn thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa ra khỏi Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
In case there are grounds to believe that intangible cultural heritages which have been included in the national list of intangible cultural heritages are ineligible for inclusion in this list, the Minister of Culture. Spoils and Tourism shall decide to remove those heritages from the national list of intangible cultural heritages.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”
3. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall detail Clause 1 of this Article.”
6. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
6. To amend and supplement Article 21 as follows:
“Điều 21. Nhà nước bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam thông qua các biện pháp sau đây:
“Article 21. The State protects and develops spoken and written languages of Vietnamese ethnic groups through the following measures:
1. Nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc; ban hành quy tắc phiên âm tiếng nói của những dân tộc chưa có chữ viết; có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với tiếng nói, chữ viết có nguy cơ mai một;
1. To study, collect and store spoken and written languages of ethnic groups: to promulgate rules on transcribing spoken languages of ethnic groups without written languages: to take special measures to protect spoken and written languages which are at risk of disappearance;
2. Dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu công việc; dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho học sinh người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật giáo dục; xuất bản sách, báo, thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, sân khấu bằng tiếng dân tộc thiểu số;
2. To teach spoken and written languages of ethnic minority groups for cadres, civil servants and employees as well as officers and soldiers of people’s armed forces working in ethnic minority areas to meet their work requirements; to teach spoken and written languages of ethnic minority groups for ethnic minority pupils in accordance with the Education Law; to publish books and newspapers and perform radio, television and stage programs in ethnic minority languages;
3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển tiếng Việt.”
3. To issue legal documents and organize public information activities to preserve the clarity and purity of the Vietnamese language and develop the Vietnamese language.”
7. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
7. To amend and supplement Article 25 as follows:
“Điều 25. Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:
“Article 25. The State facilitates the preservation and promotion of the cultural values of traditional festivals through the following measures:
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội;
1. To facilitate the organization of festivals:
2. Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống gắn với lễ hội;
2. To encourage the organization of traditional cultural and art-performance activities in association with festivals;
3. Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống;
3. To selectively revive rites of traditional festivals;
4. Khuyến khích việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài về nguồn gốc, nội dung giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội.”
4. To encourage the guidance on and public information of the origin and contents of the typical and unique values of festivals at home and abroad.”
8. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
8. To amend and supplement Article 26 as follows:
“Điều 26.
“Article 26.
1. Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân có tài năng xuất sắc, nắm giữ và có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây:
1. The State honors and adopts policies of preferential treatment towards craftspeople who have outstanding talents, hold, and have made meritorious services in protecting and promoting, the values of intangible cultural heritages, through the following measures:
a) Tặng, truy tặng Huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các hình thức tôn vinh khác;
a/ To award or posthumously award orders or state honorable titles or apply other forms of honoring;
b) Tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sáng tạo, trình diễn, trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nghệ nhân;
b/ To facilitate and finance the creation, performance, display and introduction of products of craftspeople;
c) Trợ cấp sinh hoạt hằng tháng và ưu đãi khác đối với nghệ nhân đã được phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.
c/ To provide monthly cost-of-living allowances and other preferential treatment to craftspeople who have been awarded state honorable titles but earn low incomes and meet with difficulties.
2. Chính phủ ban hành chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.”
2. The Government shall promulgate policies of preferential treatment towards craftspeople as specified at Points b and c. Clause 1 of this Article.”
9. Khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
9. To amend and supplement Clause 1, Article 28 as follows:
“1. Di tích lịch sử – văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
“1.A historical-cultural relic must satisfy any of the following criteria:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
a/ A construction work or place is associated with a typical national or local historical or cultural event;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
b/ A construction work or place is associated with the life and career of a national hero, personality or historical figure who has positive influence on the national or local development in different historical periods;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
c/ An archaeological site has a typical value;
d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.”
d/ An architectural or artistic work, architectural complex, overall urban architecture and place of residence has a typical value for one or more than one architectural or artistic development period.”
10. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
10. To amend and supplement Article 29 as follows:
“Điều 29. Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) được xếp hạng như sau:
“Article 29. Cultural-historical relics, spots of beauty and scenic places (below collectively referred to as relics) shall be ranked as follows:
1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
1. Provincial-level relics are relics of typical local value, including:
a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
a/ Construction works, places marking important local historical events or milestones or associated with personalities who have positive influence on the local development in different historical periods;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;
b/ Architectural or artistic works, architectural complexes, overall urban architecture and places of residence of local value:
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;
c/ Archaeological sites of local value;
d) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
d/ Natural landscapes or places with a combination of natural landscape and architectural or artistic works of local value.
2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
2. National relics are relics of typical national value, including:
a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
a/ Construction works, places marking important national historical events or milestones or associated with national heroes, personalities or famous political, cultural, artistic or scientific activists, who have important influence on the nation’s history;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
b/ Architectural or artistic works, architectural complexes, overall urban architecture and places of residence of typical value in Vietnam’s architectural and artistic development periods;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;
c/ Archaeological sites of outstanding value marking different development periods of the archaeological culture;
d) Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
d/ Beautiful natural landscapes or places with a combination of natural landscapes and architectural or artistic works or natural zones of scientific value in terms of geology, geomorphology, geography, biodiversity or specific eco-systems.
3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
3. Special national relics are relics of particularly typical national value, including:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
a/ Construction works and places associated with events marking specially important developments of the nation’s history or with national heroes or typical personalities who have great influence on the nation’s history;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
b/ Architectural or artistic works, architectural complexes, overall urban architecture and places of residence of special value marking Vietnam’s different architectural and artistic development periods;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
c/ Archaeological sites of outstanding value marking Vietnam’s and world’s important development periods of the archaeological culture;
d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.”
d/ Famous natural landscapes or places with a combination of national natural landscapes and architectural or artistic works of special value, or Vietnam’s and world’s natural zones of value in terms of geology, geomorphology. Geography, biodiversity or famous specific eco-systems.”
11. Khoản 1 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
11. To amend and supplement Clause 1, Article 30 as follows:
“1. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:
“1. Competence to decide on the ranking of relics is specified as follows:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;
a/ Provincial-level People’s Committee chairpersons may decide on the ranking of provincial-level relics and issue provincial-level relic-ranking certificates;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia;
b/ The Minister of Culture, Sports and Tourism may decide on the ranking of national relics and issue national relic-ranking certificates;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.”
c/ The Prime Minister may decide on the ranking of special national relics and issue special national relic-ranking certificates; decide to propose the United Nations Educational. Scientific and Cultural Organization to consider and include Vietnam’s typical relics in the list of world heritages.”
12. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
12. To amend and supplement Article 31 as follows:
“Điều 31. Thủ tục xếp hạng di tích được quy định như sau:
“Article 31. Relic-ranking procedures are specified as follows:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê di tích ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
1. Provincial-level People’s Committee chairpersons shall organize the inventory of relics in their localities, select relics and make scientific dossiers thereof in order to decide on their ranking as provincial-level relics; and submit scientific dossiers of national relics to the Minister of Culture. Sports and Tourism for decision on their ranking.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, lập hồ sơ khoa học di tích tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới.
2. The Minister of Culture. Sports and Tourism shall direct the compilation of scientific dossiers of special national relics and submit them to the Prime Minister for decision on their ranking; scientific dossiers of Vietnam’s typical relics and submit them to the Prime Minister for decision to propose the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization to consider and include these relics in the list of world heritages.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.”
Dossiers submitted to the Prime Minister must contain written evaluation opinions of the National Council for Cultural Heritages.”
13. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
13. To amend and supplement Article 32 as follows:
“Điều 32
“Article 32.
1. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:
1. Relic protection zones include:
a) Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích;
a/ Protection zones I, covering areas with relics’ original constituents;
b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.
b/ Protection zones II, covering areas surrounding or adjacent to protection zones I.
Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
In case protection zones II cannot be determined, the determination of only protection zones I shall be decided by provincial-level People’s Committee chairpersons, for provincial-level relics; by the Minister of Culture, Sports and Tourism, for national relics; or by the Prime Minister, for special national relics.
2. Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giới trên thực địa.
2. Protection zones defined in Clause 1 of this Article must be delineated by competent state agencies on cadastral maps and in protection zoning records of relic dossiers and must have boundary markers placed on the field.
3. Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.
3. Protection zones I must have their original ground and space protected. In special cases when the construction of works in these zones is needed for directly protecting and promoting the values of relics, such construction must be approved in writing by persons competent to rank those relics.
Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
The construction of works for protecting and promoting the values of relics in protection zones II must be approved in writing by provincial-level People’s Committee chairpersons, for provincial-level relics; or by the Minister of Culture. Sports and Tourism, for national relics and special national relics.
Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích.”
The construction of works specified in this Clause must not affect original constituents, natural landscapes or the eco-environment of relics.”
14. Bổ sung khoản 4 Điều 33 như sau:
14. To add the following Clause 4 to Article 33:
“4. Các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên có tiêu chí như quy định tại Điều 28 của Luật này, đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương, được bảo vệ theo quy định của Luật này.
“4. Construction works, places, natural landscapes or natural zones which satisfy the criteria specified in Article 28 of this Law and have been included in local lists of inventoried relics shall be protected under this Law.
Ít nhất 5 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát và quyết định đưa ra khỏi danh mục kiểm kê di tích của địa phương các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên không đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích.”
At least once every 5 years, provincial-level People’s Committees shall review, and decide to remove from local lists of inventoried relics, construction works, places, natural landscapes or natural zones which are ineligible for ranking as relics.”
15. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:
15. To amend and supplement Article 34 as follows:
“Điều 34
“Article 34.
1. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. The preservation, embellishment and restoration of relics must meet the following requirements:
a) Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;
a/ To preserve to the utmost original constituents of relics;
b) Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b/ To work out plans and projects and submit them to competent state agencies for approval, except minor repair not affecting relics’ original constituents. The preservation, embellishment and restoration of relics must be approved in writing by provincial-level competent agencies in charge of culture, sports and tourism, for provincial-level relics; or by the Minister of Culture, Sports and Tourism, for national relics and special national relics;
c) Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích.
c/ To publicize approved plans and projects in localities where exist relics.
2. Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân.
2. Those in charge of working out plans or projects or constructing or supervising construction of projects on the preservation, embellishment and restoration of relics must possess practice eligibility certificates, for organizations, or practice certificates, for individuals.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
3. The Government shall specify the competence, order and procedures for working out and approving plans and projects on the preservation, embellishment and restoration of relics.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.”
The Minister of Culture. Sports and Tourism shall promulgate a regulation on preservation, embellishment and restoration of relics and a regulation on issuance of practice eligibility certificates or practice certificates to entities defined in Clause 2 of this Article.”
16. Bãi bỏ Điều 35.
16. To annul Article 35.
17. Bổ sung khoản 3 Điều 36 như sau:
17. To add the following Clause 3 to Article 36:
“3. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở nơi có ảnh hưởng tới di tích có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó.”
“3. Investors of projects on the renovation or construction of works in places where relics can be affected shall coordinate with and create conditions for competent state agencies in charge of culture, sports and tourism to supervise the renovation and construction of these works.”
18. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
18. To amend and supplement Article 37 as follows:
“Điều 37
“Article 37.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc lập quy hoạch khảo cổ ở địa phương; phê duyệt và công bố quy hoạch sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Provincial-level People’s Committee chairpersons shall organize the formulation of archaeological plannings in their localities and approve and publicize these plannings after obtaining written consent of the Minister of Culture. Sports and Tourism.
2. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ trước khi triển khai dự án và thực hiện việc giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó.
2. Investors of projects on renovation or construction of works in places under archaeological planning shall coordinate with and create conditions for competent state agencies in charge of culture, sports and tourism to conduct archaeological exploration and excavation before these projects are implemented and supervise the renovation and construction of these works.
3. Trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình mà thấy có khả năng có di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc phát hiện được di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
3. In the course of renovation and construction of works, if realizing that there may be relics, vestiges, antiques or national precious objects or discovering relics, vestiges, antiques or national precious objects, project owners shall suspend construction and promptly notify such to competent state agencies in charge of culture, sports and tourism.
Khi nhận được thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm tiến độ xây dựng. Trường hợp xét thấy cần đình chỉ xây dựng công trình tại địa điểm đó để bảo vệ di tích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch phải báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định.
Upon receiving notification from project owners, competent state agencies in charge of culture, sports and tourism shall take timely handling measures to ensure construction progress. When finding it necessary to terminate construction of works in those places in order to protect relics, competent state agencies in charge of culture, sports and tourism shall report such to competent superior agencies for decision.
4. Trong trường hợp cần tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm cải tạo, xây dựng công trình thì kinh phí thăm dò, khai quật khảo cổ được quy định như sau:
4. When it is necessary to conduct archaeological exploration and excavation in places where works are renovated or constructed, archaeological exploration and excavation funds are specified as follows:
a) Đối với công trình được cải tạo, xây dựng bằng vốn của Nhà nước thì kinh phí thăm dò, khai quật được tính trong tổng vốn đầu tư của công trình đó;
a/ For a work renovated or constructed with state capital, exploration and excavation funds shall be included in the total investment capital of that work;
b) Đối với công trình được cải tạo, xây dựng không phải bằng vốn của Nhà nước thì kinh phí thăm dò, khai quật được Nhà nước cấp.
b/ For a work renovated or constructed with non-state capital, exploration and excavation funds shall be allocated by the State.
Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thủ tục và cấp kinh phí thăm dò, khai quật đối với các trường hợp quy định tại khoản này.”
The Minister of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Minister of Culture. Sports and Tourism in, guiding procedures and allocating funds for exploration and excavation activities in the cases specified in this Clause.”
19. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
19. To amend and supplement Article 38 as follows:
“Điều 38
“Article 38.
1. Việc thăm dò, khai quật khảo cổ chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Archaeological exploitation and excavation may be conducted only after permits of the Minister of Culture. Sports and Tourism are obtained.
2. Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai quật khẩn cấp và báo cáo ngay cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời hạn cấp giấy phép khai quật khẩn cấp không quá 3 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; trường hợp không cấp giấy phép, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.”
2. In case an archaeological site is being ruined or threatened to be ruined, the provincial-level People’s Committee chairperson shall issue an urgent excavation permit within 3 days after receiving a written request and immediately report thereon to the Ministry of Culture, Sports and Tourism. In case of refusal, he/she shall state the reason therefor in writing.”
20. Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
20. To amend and supplement Article 41 as follows:
“Điều 41
“Article 41.
1. Mọi di vật, cổ vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. All vestiges and antiques collected in the course of archaeological exploration and excavation or discovered and handed over by organizations or individuals must be temporarily stored in provincial-level museums of localities where they are discovered. Provincial-level museums shall receive, manage and report on vestiges and antiques to the Minister of Culture. Sports and Tourism.
2. Căn cứ giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vật quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao di vật, cổ vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị.
2. Based on the value and requirements of preserving vestiges and antiques specified in Clause 1 of this Article, the Minister of Culture. Sports and Tourism shall decide to hand over vestiges and antiques to public museums with appropriate functions for the protection and promotion of their values.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của Chính phủ.”
3. Organizations or individuals that discover and hand over vestiges and antiques will be refunded discovery and preservation expenses and rewarded a sum of money as prescribed by the Government.”
21. Bổ sung Điều 41a như sau:
21. To add the following Article 41a:
“Điều 41a
“Article 41a.
1. Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
1. A national precious object must satisfy the following criteria:
a) Là hiện vật gốc độc bản;
a/ Being the unique original object;
b) Là hiện vật có hình thức độc đáo;
b/ Being an object with a special form;
c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
c/ Being an object of special value related to a great national event or to the career of a national hero or typical personality; or being a famous artistic work of ideological, humane or aesthetic value typical of a trend, style or era; or being a typical invented or created product of high practical value with the effect of promoting social development in a certain historical period; or being a natural specimen evidencing different formation and development periods of the earth’s history and nature’s history.
2. Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia đã đăng ký có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này. Khi chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia, tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch về chủ sở hữu mới trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển quyền sở hữu.
2. National precious objects shall be registered with competent state agencies in charge of culture, sports and tourism. Owners of registered national precious objects have the rights defined in Clause 3. Article 42 of this Law. When transferring the ownership of national precious objects, their owners shall notify competent state agencies in charge of culture, sports and tourism of new owners of these objects within 15 days after the transfer.
3. Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt.
3. National precious objects shall be protected and preserved under a special regime.
4. Nhà nước dành ngân sách thích đáng để mua bảo vật quốc gia.
4. The State shall earmark adequate budgets for purchasing national precious objects.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
5. The Prime Minister shall decide to recognize national precious objects after obtaining evaluation opinions of the National Council for Cultural Heritages.
6. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục công nhận bảo vật quốc gia.”
6. The Minister of Culture. Sports and Tourism shall specify the order of and procedures for recognizing national precious objects.”
22. Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
22. To amend and supplement Article 42 as follows:
“Điều 42
“Article 42.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
1. The State encourages organizations and individuals to register their own vestiges and antiques with competent state agencies in charge of culture, sports and tourism.
2. Di vật, cổ vật phải được giám định tại cơ sở giám định cổ vật trước khi đăng ký. Cơ sở giám định cổ vật chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định của mình.
2. Vestiges and antiques must be examined at antique examination establishments before registration. Antique examination establishments shall be responsible before law for their examination results.
3. Tổ chức, cá nhân sở hữu di vật, cổ vật đã đăng ký có các quyền sau đây:
3. Owners of registered vestiges and antiques have the following rights:
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật; được giữ bí mật thông tin về di vật, cổ vật đã đăng ký, nếu có yêu cầu;
a/ To be issued vestige or antique registration certificates by competent state agencies in charge of culture, sports and tourism; to have information on registered vestiges and antiques kept confidential at their request;
b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn nghiệp vụ, tạo điều kiện bảo vệ và phát huy giá trị di vật, cổ vật.
b/To be provided with professional guidance on, and created conditions for protecting and promoting the values of vestiges and antiques, by competent state agencies in charge of culture, sports and tourism.
4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể thủ tục đăng ký di vật, cổ vật; điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật.”
4. The Minister of Culture. Sports and Tourism shall specify procedures for registration of vestiges and antiques, and conditions for the establishment and operation of antique examination establishments.”
23. Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:
23. To amend and supplement Article 47 as follows:
“Điều 47
“Article 47.
1. Hệ thống bảo tàng bao gồm bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập.
1. Museums include public museums and non-public museums.
2. Bảo tàng công lập bao gồm:
2. Public museums include:
a) Bảo tàng quốc gia;
a/ The national museum;
b) Bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;
b/ Specialized museums of ministries and central branches, political organizations and socio-political organizations;
c) Bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;
c/ Specialized museums of units attached to ministries and central branches, political organizations and socio-political organizations;
d) Bảo tàng cấp tỉnh.
d/ Provincial-level museums.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của bảo tàng.”
3. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall promulgate a regulation on the organization and operation of museums.”
24. Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:
24. To amend and supplement Article 48 as follows:
“Điều 48. Bảo tàng có các nhiệm vụ sau đây:
“Article 48. A museum has the following tasks:
1. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật;
1. To collect, inventory, preserve and display collections of exhibits;
2. Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. To conduct scientific research for the protection and promotion of the values of cultural heritages;
3. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ xã hội;
3. To organize the promotion of the values of cultural heritages in service of society;
4. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của bảo tàng;
4. To build, train and retrain its human resources;
5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;
5. To manage its material foundations and technical equipment;
6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
6. To enter into international cooperation in accordance with law;
7. Tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan phù hợp với nhiệm vụ của bảo tàng;
7. To provide services to visitors according to its tasks:
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”
8. To perform other tasks in accordance with law.”
25. Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:
25. To amend and supplement Article 50 as follows:
“Điều 50
“Article 50.
1. Thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng được quy định như sau:
1. Competence to decide on the establishment of museums is specified as follows:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương theo đề nghị của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;
a/ The Prime Minister may decide on the establishment of the national museum and specialized museums of ministries and central branches, political organizations and sociopolitical organizations at the proposal of ministers or heads of central branches, political organizations or socio-political organizations;
b) Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương quyết định thành lập bảo tàng chuyên ngành thuộc đơn vị trực thuộc theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị trực thuộc;
b/ Ministers or heads of central branches, political organizations or socio-political organizations may decide on the establishment of specialized museums of their attached units at the proposal of heads of their attached units;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập bảo tàng cấp tỉnh theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phương; cấp giấy phép hoạt động cho bảo tàng ngoài công lập theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập bảo tàng.
c/ Provincial-level People’s Committee chairpersons may decide on the establishment of provincial-level museums at the proposal of competent local agencies in charge of culture, sports and tourism; and issue operation permits to non-public museums at the proposal of museum-establishing organizations and individuals.
2. Thủ tục thành lập, cấp giấy phép hoạt động bảo tàng được quy định như sau:
2. Procedures for establishing, and issuing operation permits to, museums are specified as follows:
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thành lập hoặc đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng phải gửi hồ sơ đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ gồm văn bản đề nghị thành lập hoặc văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng và văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này đối với bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh xác nhận đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng ngoài công lập;
a/ Organizations or individuals that wish to establish, or apply for operation permits of. museums shall send dossiers to competent persons defined in Clause 1 of this Article. Such a dossier comprises a written request for establishment or a written application for an operation permit of a museum and a written certification of the Ministry of Culture. Sports and Tourism of the full satisfaction of conditions specified in Article 49 of this Law. for the national museum and specialized museums: or a written certification of the provincial-level competent agency in charge of culture, sports and tourism of the full satisfaction of conditions specified in Article 49 of this Law, for provincial-level museums or non-public museums:
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động bảo tàng có trách nhiệm xem xét, quyết định; trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.”
b/ Within 30 days after receiving a dossier, a person competent to decide on the establishment of, or issue an operation permit to, a museum shall examine the dossier and make decision; in case of refusal, he/she shall state the reason therefor in writing.”
Điều 2
Article 2.
1. Thay cụm từ “Bộ Văn hóa – Thông tin” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại khoản 3 Điều 33, các khoản 1, 2 và 3 Điều 39, điểm c khoản 1 Điều 40, khoản 2 Điều 44, Điều 45, khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật di sản văn hóa.
1. To replace the phrase “Ministry of Culture and Information” in Clause 3. Article 33: Clauses 1, 2 and 3, Article 39; Point c. Clause 1, Article 40; Clause 2, Article 44; Article 45; and Clauses 2 and 3, Article 55, of the Law on Cultural Heritages, with the phrase “Ministry of Culture. Sports and Tourism.”
2. Thay cụm từ “văn hóa – thông tin” bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch” tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33, khoản 1 và khoản 2 Điều 36, khoản 1 Điều 43, khoản 5 Điều 46, Điều 53, Điều 66 của Luật di sản văn hóa.
2. To replace the phrase “culture and information” in Clauses 1 and 2, Article 33; Clauses 1 and 2, Article 36: Clause 1,Article 43: Clause 5. Article 46: Article 53; and Article 66. of the Law on Cultural Heritages, with the phrase “culture, sports and tourism.”
3. Thay thế cụm từ “sở hữu toàn dân” bằng cụm từ “sở hữu nhà nước” tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, khoản 1 Điều 43 của Luật di sản văn hoá.
3. To replace the phrase “all-people ownership” in Articles 5. 6 and 7, and Clause 1. Article 43, of the Law on Cultural Heritages, with the phrase “state ownership.”
Điều 3. Điều 65 của Luật thi đua, khen thưởng được sửa đổi, bổ sung như sau:
Article 3. Article 65 of the Law on Emulation and Commendation is amended and supplemented as follows:
“Điều 65
“Article 65.
1. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.
1. The title “People’s Craftsperson” or “Eminent Craftsperson” shall be conferred to an individual with merits in protecting and promoting the values of intangible cultural heritages.
2. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
2. The title “People’s Craftsperson” shall be conferred to an individual who satisfies the following criteria:
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
a/ Being loyal to the Socialist Republic of Vietnam fatherland:
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng đặc biệt xuất sắc;
b/ Having good moral qualities and exceptionally outstanding talent:
c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể;
c/ Having great merits in protecting and promoting the values of intangible cultural heritages;
d) Được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong cả nước.
d/ Being admired and respected by colleagues and people; being typical in the cause of protecting and promoting the values of intangible cultural heritages nationwide.
3. Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
3. The title “Eminent Craftsperson” shall be conferred to an individual who satisfies the following criteria:
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
a/ Being loyal to the Socialist Republic of Vietnam fatherland;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng xuất sắc;
b/ Having good moral qualities and outstanding talent;
c) Có công trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể;
c/ Having merits in protecting and promoting the values of intangible cultural heritages;
d) Được đồng nghiệp, quần chúng mến mộ; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.
d/ Being admired and respected by colleagues and people; being typical in the cause of protecting and promoting the values of local intangible cultural heritages.
4. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.”
4. The titles “People’s Craftsperson” and “Eminent Craftsperson” shall be conferred and publicized biennially on the occasion of the National Day – September 2.”
Điều 4
Article 4.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
1. This Law takes effect on January 1, 2010.
2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
2. The Government shall detail and guide articles and clauses as assigned in the Law, and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009.
This Law was passed on June 18, 2009, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 5th session.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyễn Phú Trọng
Nguyen Phu Trong