Luật giao thông đường bộ mới nhất 2020: Những mức phạt cần biết?
Tin tức pháp luật xe ô tô mới nhất cho biết, Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016 do Chính phủ ban hành vừa chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020. Trong đó có hàng loạt hành vi vi phạm giao thông được sửa đổi, tăng nặng mức xử phạt.
Sau đây là những sửa đổi mới nhất, đáng chú ý nhất của bộ luật giao thông đường bộ năm 2020 so với luật giao thông đường bộ năm 2019, mà người tham gia giao thông cần biết.
1. Những thay đổi mới nhất trong bộ luật giao thông đường bộ năm 2020:
1.1 Từ 01/01/2020, cấm uống rượu bia khi lái xe
Cấm điều khiển phương tiện tham gia luật giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 sửa đổi tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020).
-
Theo đó, từ ngày 01/01/2020, nghiêm cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
-
Trước đó, người điều khiển phương tiện được lái xe dù trong người có nồng độ cồn miễn là dưới ngưỡng 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/l khí thở.
-
Như vậy, từ ngày 01/01/2020, cấm hoàn toàn việc lái xe khi có nồng độ cồn. Người vi phạm có thể bị phạt tới 40 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Vì thế, giao Bộ Công an chủ trì, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Bổ sung Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 để Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, thông qua tại kỳ họp thứ 11.
Luật giao thông đường bộ mới nhất 2020 cho ô tô, xe máy
1.2 Quy định về đèn vàng
Tại khoản 3 Điều 10, đèn giao thông được quy định bao gồm: Đèn xanh, Đèn đỏ và Đèn vàng. Trong đó, đèn xanh là được đi; đèn đỏ là cấm đi.
Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Thêm vào đó, tại điểm 10.3.2 khoản 10.3 Điều 10 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ (ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, nhấn mạnh:
Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.
1.3 Vượt xe phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi
Điều 14 quy định, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện đang chạy giữa đường; khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
1.4 Chuyển hướng phải bật đèn xi nhan
Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ (khoản 1 Điều 15).
Khi chuyển hướng phải nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ và các xe đi ngược chiều.
Lưu ý, chỉ được rẽ khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác
1.5 7 nơi không được lùi xe
Điều 16 quy định, không được lùi xe tại các địa điểm sau:
-
Ở khu vực cấm dừng;
-
Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
-
Nơi đường bộ giao nhau;
-
Nơi đường bộ giao với đường sắt;
-
Nơi tầm nhìn bị che khuất;
-
Trong hầm đường bộ;
-
Đường cao tốc.
Quy định mới về luật giao thông đường bộ năm 2020
1.6 Dừng, đỗ xe không cách lề đường phố quá 0,25m
– Dừng xe là trạng thái đừng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết để cho người lên, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác (khoản 1 Điều 18);
– Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian (khoản 2 Điều 18).
Theo đó, nguyên tắc dừng, đỗ xe trên đường phố được quy định tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ như sau:
Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.
Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
1.7 Xe chữa cháy được đi trước tiên
Theo Điều 22, trong số các xe ưu tiên thì xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được ưu tiên đi trước các xe khác. Sau đó là lần lượt là
-
Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
-
Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
-
Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai; Đoàn xe tang.
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường
1.8 Chỉ được “kẹp 3” trên xe máy trong 3 trường hợp
Người điều khiển xe máy chỉ được chở một người, trong 03 trường hợp sau thì được chở 02 người: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Chở trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi ngồi trên xe máy không được sử dụng ô; mang, vác vật cồng kênh; đứng trên yên xe… – theo Điều 30.
1.9 Người đủ 18 tuổi mới được lái xe máy
Điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy, ô tô như sau:
-
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm
3
-
Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh từ 50 cm
3
trở lên; xe ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi
-
Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi
-
Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi
-
Tuổi tối đa của người lái ô tô trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Đối chiếu với quy định tại khoản 3.31 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT, Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.
1.10 Nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Theo khoản 2 Điều 10 Luật giao thông đường bộ mới nhất, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bao gồm:
-
Tay giơ thẳng đứng: Báo hiệu cho người tham giao thông ở các hướng dừng lại;
-
Hai tay hoặc một tay dang ngang: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại;
Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
-
Tay phải giơ về phía trước: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại;
-
Người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải;
-
Người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ phải đi sau lưng người điều khiển giao thông
1.11 Nhận diện biển báo hiệu đường bộ
Nếu như tín hiệu đèn giao thông có 03 màu thì biển báo hiệu đường bộ có 05 nhóm, gồm:
-
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
-
Biển báo nguy hiểm để cánh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
-
Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
-
Biển chỉ dẫn để chỉ dần hướng đi hoặc các điều cần biết;
-
Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
1.12 Tốc độ cho phép của các loại xe
Theo khoản 1 Điều 12 Luật giao thông mới nhất, người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Điều 6, Điều 7, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT hướng dẫn cụ thể quy định này như sau:
-
Trong khu vực đông dân cư:
– Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa 60km/h;
– Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa 50km/h.
-
Ngoài khu vực đông dân cư:
– Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:
-
Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
-
Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;
– Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):
-
Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
-
Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
– Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):
-
Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
-
Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
– Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:
-
Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
-
Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
1.13 Khoảng cách an toàn giữa các xe
Bên cạnh đảm bảo tốc độ cho phép, Luật Giao thông yêu cầu người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Thông tư 31/2019/TT-BGTVT hướng dẫn về điều này như sau:
Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Khoảng cách an toàn giữa các xe trong giao thông đường bộ
– Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường quanh co, đèo dốc…, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách theo biển báo trên đường.
1.14 Cấm người đi bộ đi vào đường cao tốc
Điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008 cấm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Với các phương tiện khác, khi đi vào đường cao tốc, người lái xe phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe…
Ngoài ra còn có một số quy định khác cũng được bổ sung trong điều luật nhằm mục đích xây dựng nền giao thông an toàn, văn minh. Cụ thể: Lái xe có nồng độ cồn bị phạt cao nhất đến 40 triệu và tước GPLX 2 năm
Những điểm mới nhất trong Luật giao thông đường bộ 2020
=>> Bạn có biết: Những quy định luật giao thông đường bộ mới nhất về vận tải hàng hóa hiện nay
2. Mức xử phạt cụ thể trong các trường hợp vi phạm luật giao thông như sau:
Cùng với Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, kể từ đầu năm 2020, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (ngoại trừ người đi bộ) mà có nồng độ cồn trong người đều bị tăng mức xử phạt so với trước đây.
Cụ thể, mức xử phạt thấp nhất là 80.000 đồng, cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) trong 2 năm.
Mức phạt rất nặng với trường hợp vi phạm luật giao thông năm 2020
2.1 Mức phạt vi phạm vượt quá tốc độ tăng cao đến 20 triệu đồng
Trước đây, Nghị định 46 quy định nhóm vi phạm hành vi lái xe chạy quá tốc độ có mức xử phạt thấp nhất từ 600.000 – 800.000 đồng, cao nhất là 2-3 triệu đồng và bị xử phạt tước GPLX lâu nhất từ 2 – 4 tháng. Tuy nhiên, tại Nghị định 100 đã tăng mức xử phạt lên mức thấp nhất là 800 nghìn – 1 triệu đồng, cao nhất ở mức 10 – 20 triệu đồng. Đối với thời gian tước GPLX được bổ sung cho hành vi chạy quá tốc độ từ 20-35 km. Cụ thể:
2.2 Bổ sung hình phạt cho hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên đường cao tốc
Nghị định 46 trước đây mới chỉ quy định về mức xử phạt đối với hành vi đi ngược chiều trên cao tốc. Nghị định 100 hiện nay đã bổ sung thêm quy định về việc đi lùi trên đường cao tốc. Theo đó, kể từ nay trở đi, những trường hợp đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc sẽ bị phạt từ 16 -18 triệu đồng và bị tước GPLX từ 5-7 tháng.
Mức phạt với trường hợp vi phạm trên đường cao tốc
2.3 Sử dụng điện thoại khi lái xe cũng bị phạt đến 2 triệu đồng
Trường hợp lái xe sử dụng điện thoại sẽ bị xử phạt nghiêm
Cũng trong Nghị định 100 mới ban hành của Chính phủ, tại Điểm a, Khoản 4 Điều 5 quy định rất rõ người đang điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự có sử dụng điện thoại di động sẽ bị nâng mức xử phạt lên mức cao nhất là 2 triệu đồng. Trường hợp gây ra tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị phạt bổ sung bằng cách tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng.
Ngoài ra, một điểm đáng chú ý trong quy định mới này là kể từ nay trở đi, người đi xe mô tô, xe máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe máy, mô tô, sử dụng điện thoại di động, ô (dù), tai nghe…cũng sẽ bị xử phạt từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng, thậm chí có thể bị tước GPLX từ 2-4 tháng.
Mức phạt với trường hợp sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông
2.4 Lái xe vào làn thu phí mà không đủ điều kiện bị phạt 2 triệu đồng
Quy định về việc xe ô tô không đủ điều kiện đi vào làn thu phí tự động nhưng tài xế vẫn đi vào làn đường này sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Trước đó quy định này chưa từng xuất hiện trong điều luật.
2.5 Nâng mức phạt của một số hành vi vi phạm giao thông khác
Ngoài những điểm đáng chú ý về mức xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ đáng chú ý ở trên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn tăng nặng mức xử phạt của một số lỗi vi phạm khác như: không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; vượt đèn đỏ/đèn vàng; bấm còi, rú ga, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đông dân cư; tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe và hành khách không thắt dây an toàn khi xe chạy. Cụ thể:
Những lỗi khi tham gia giao thông bị phạt hành chính
2.6 Quy định về tiêu chuẩn khí thải mới cho xe ô tô
Quy định mới về mức khí thải của phương tiện khi tham gia giao thông
Cũng từ ngay đầu năm 2020, Quyết định 16/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành quy định tăng mức tiêu chuẩn khí thải đối với các loại xe ô tô được sản xuất từ năm 2008 trở đi. Theo đó, những chiếc xe ô tô này muốn lưu thông trên đường cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn khí thải ở mức 2 thay vì mức 1 như trước. Theo đó, khi khí thải xe ô tô thoát ra, chất ô nhiễm CO trong đó phải giảm từ 4,5% xuống 3,5% thể tích; chất HC giảm từ 1.200 ppm xuống 800 ppm (đối với xe dùng động cơ 4 kỳ) và độ khói từ 72% xuống 60% HSU (đối với xe dùng động cơ diesel).
Đến năm 2021, các loại xe ô tô sản xuất từ năm 1999 – 2008 sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn khí thải mức 2. Trong khi đó, các loại xe sản xuất trước năm 1999 vẫn sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn mức 1.
Tuy nhiên, việc các phương tiện có đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải hay không không phụ thuộc vào đời/năm sản xuất của xe. Kể cả những chiếc xe đời mới nhưng không được bảo dưỡng, chăm sóc định kỳ cẩn thận cũng có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải.
2.7 Học phí đào tạo, sát hạch và cấp GPLX ô tô tăng ít nhất 2 lần so với trước
Quy định mới khi học thi bằng lái xe ô tô
Theo Thông tư 38/2019/TT sửa đổi và bổ sung của Bộ Giao thông vận tải, các học viên muốn thi sát hạch và cấp GPLX ô tô bắt buộc phải tham gia học đầy đủ khoá đào tạo, bao gồm: phần học lý thuyết, đạo đức người lái xe, sửa chữa xe cơ bản, kỹ thuật lái xe, học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông,…
Tổng cộng tất cả các buổi học phải đạt trên 100 giờ học. Chính vì thời lượng học lớn hơn trước đây rất nhiều nên chi phí đào đạo cũng sẽ tốn kém hơn. Ước tính một khoá học lái xe ô tô hạng B2 hiện nay đã tăng chi phí lên khoảng 20-30 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí học lái xe trước đây chỉ mất khoảng 7-11 triệu đồng, tức hiện nay đã tăng gấp 2-3 lần.
2.8 Giấy phép lái xe theo mẫu mới có mã QR phát hiện thật – giả
Từ ngày 1/6/2020, giấy phép lái xe cấp mới sẽ được tích hợp mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã thông tin nhanh và được liên kết với hệ thống quản lý GPLX. Từ đó, cảnh sát giao thông có thể kiểm tra được GPLX giả bằng cách check mã QR thông qua điện thoại di động thông minh. Đối với những GPLX đã được cấp trước ngày 1/12/2019 vẫn có hiệu lực đến thời hạn ghi trên giấy phép đó.
Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ phải nghiên cứu, xác định rõ hơn những vấn đề cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, không chồng chéo, trùng lặp với Luật giao thông đường bộ (sửa đổi).
Trên đây, là những chia sẻ của Công ty vận tải vận chuyển hàng hóa bắc nam Mai Transports về những thay đổi lớn của luật giao thông đường bộ mới nhất năm 2020 so với những lần thay đổi của luật giao thông đường bộ của những năm trước. Mong rằng với những chia sẻ trên, sẽ giúp quý độc giả có thêm được kiến thức khi tham gia giao thông để tránh mắc phải lỗi không đáng có mà bị xử phạt hành chính.
Xin cảm ơn!
Hotline: 081088
=>> Bạn có quan tâm: Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới nhất chuẩn 2020
Rate this post