Lưu huỳnh hóa trị mấy? Ứng dụng của phi kim này trong đời sống | Hải Tiến
Lưu huỳnh hóa trị mấy? Tính chất hóa học của lưu huỳnh, cách tạo ra nguyên tố này cũng như ứng dụng của nguyên tố phi kim này trong đời sống.
Tìm hiểu về hóa trị cũng như tính chất của nguyên tố lưu huỳnh được Hải Tiến biên soạn để giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về nguyên tố này. Từ đó giúp bạn đọc có thể giải quyết những bài tập liên quan một cách dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tìm hiểu về nguyên tố phi kim này qua bài viết sau
Mục lục bài viết
Định nghĩa về lưu huỳnh
Lưu huỳnh có ký hiệu là S, số nguyên tử là 16 là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn. Đây là một nguyên tố phi kim phổ biến, với đặc tính không mùi, không vị và có nhiều hoá trị. Lưu huỳnh còn có tên gọi khác là sulfua và được xem là một nguyên tố cần có cho sự sống, được tìm thấy trong 2 axit amin.
Định nghĩa về nguyên tố lưu huỳnh
Ở dạng gốc, phi kim này là một chất rắn với kết tinh màu vàng chanh. Trong tự nhiên, lưu huỳnh có thể tìm thấy ở dạng đơn chất hoặc trong các khoáng chất sulfua hay sulfat. Ứng dụng lưu huỳnh trong thương mại cũng khá cao khi chúng được sử dụng để làm các loại phân bón, thuốc trừ sâu, diêm, súng,…
Hóa trị và tính chất hóa học của lưu huỳnh
Lưu huỳnh hóa trị mấy chắc chắn là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm. Chính xác, lưu huỳnh có 3 hóa trị là II, IV và VI. Một số tính chất hóa học của nguyên tố lưu huỳnh bao gồm:
Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và khí hidro(H) :
Khi lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hidro thì đều thể hiện tính oxi hóa. Phương trình cân bằng hóa học khi tác dụng với H và một số loại kim loại như sau:
Lưu huỳnh thường dùng để khử độc thủy ngân
Lưu ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng như CuS, MnS, CdS,… thường được sử dụng để nhận biết gốc sunfua. Muối sunfua có 3 loại bao gồm: loại tan trong nước, không tan trong nước nhưng tan trong axit và không tan trong nước, không tan trong axit.
Lưu huỳnh tác dụng với phi kim khác và hợp chất
Khi tác dụng với các phi kim khác hay các hợp chất có tính oxi hóa, lưu huỳnh thể hiện tính khử. Phương trình cân bằng hóa học như sau:
Ứng dụng của lưu huỳnh trong các lĩnh vực của đời sống
Lưu huỳnh là một phi kim có nhiều tính ứng dụng cao trong đời sống. Đặc biệt, các ứng dụng của lưu huỳnh được thể hiện ở các lĩnh vực nổi bật như:
Ứng dụng của lưu huỳnh trong ngành công nghiệp
S được sử dụng nhiều trong việc sản xuất, chế tạo với nhiều ứng dụng khác nhau. Chất này được nghiên cứu để chế tạo nên H2SO4 (axit sunfuric), các nguyên liệu như bình ắc quy, bột giặt, các loại hóa chất hay sản xuất diêm, thuốc súng, pháo hoa.
Lưu huỳnh được sử dụng làm thuốc súng
Ứng dụng của lưu huỳnh trong ngành nông nghiệp
Trong nông nghiệp, S mang lại các ứng dụng hiệu quả, giúp cho việc sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn. S thường được sử dụng để sản xuất các loại thuốc diệt nấm hay phân bón để giúp cây trồng có mang lại nhiều hiệu quả hơn. Hơn thế, phân bón phốt phát tạo nên từ lưu huỳnh mang lại các dưỡng chất tốt cho cây trồng.
Lưu huỳnh sử dụng làm phân bón rất tốt cho cây trồng
Ứng dụng của lưu huỳnh trong việc làm đẹp
Không chỉ giúp cho các lĩnh vực công – nông nghiệp, lưu huỳnh còn được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp của chị em phụ nữ. Cụ thể, chất này được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, trả lại làn da mịn màng hơn. Mặc dù chưa có bất kỳ đánh giá nào về mức độ an toàn của phi kim này nhưng hiệu quả của nó thì đều được ghi nhận.
Những cách sản xuất lưu huỳnh
Phi kim này thường được sản xuất theo 2 phương pháp phổ biến là khai thác (phương pháp vật lý) hoặc sản xuất từ các hợp chất (phương pháp hóa học). Cụ thể:
Phương pháp vật lý
-
Lưu huỳnh có thể được khai thác tự nhiên dưới lòng đất.
-
Dùng hệ thống nén nước ở 170 độ C và cho vào các mỏ lưu huỳnh để đẩy S nóng chảy lên trên mặt đất.
Hình ảnh khai thác lưu huỳnh tại mỏ
Phương pháp hóa học
-
Đốt Hidro Sulfide (H2S) ở điều kiện thiếu không khí để lấy được lưu huỳnh.
-
Dùng Hidro Sulfide để khử khí lưu huỳnh dioxit cũng thu được lưu huỳnh.
Qua bài viết trên, Hải Tiến đã gửi đến bạn câu trả lời cho câu hỏi “Lưu huỳnh hóa trị mấy”. Hy vọng qua đây bạn sẽ có những kiến thức thú vị về phi kim này cũng như các ứng dụng của chúng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.