Lưu huỳnh là gì?
Lưu huỳnh là một chất phổ biến trong đời sống với nhiều ứng dụng quan trọng. Chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và được xem là một trong những nguyên tố thiết yếu cho sự sống. Vậy lưu huỳnh là gì? Tính chất và ứng dụng của nguyên tố này như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của LabVIETCHEM để tìm hiểu chi tiết.
1. Tổng quan về lưu huỳnh là gì?
1.1. Lưu huỳnh là gì?
Lưu hình là một nguyên tố hóa học có ký hiệu S, nằm ở ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
Nguyên tố lưu huỳnh có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4 với độ âm điện 2,58
Nó còn có các tên gọi khác như sunfufur, sulfur, sunfua, sulfua. Đây là một phi kim loại, không mùi, không vị
Lưu huỳnh là gì?
1.2. Lưu huỳnh có ở đâu?
-
Trong tự nhiên, nguyên tố này có thể tìm thấy dưới dạng đơn chất hay ở trong các khoáng chất sulfua và sulfat. Chúng có mùi như mùi trứng ung (do mùi của H2S).
-
Lưu huỳnh dạng đơn chất được tìm thấy ở gần các suối nước nóng cùng các khu vực núi lửa ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt dọc theo các vành đai lửa Thái Bình Dương.
1.3. Hợp chất của lưu huỳnh
-
Hóa chất này có hợp chất là Sulfur Hidro với đặc trưng mùi trứng thối. Khi hòa tan có tính axit và khả năng tan trong nước, phản ứng với nhiều kim loại để tạo thành các sulfur kim loại.
-
Nguyên tố này còn có nhiều hợp chất khác như etyl, metyl mercaptan với mùi khó ngửi, được sử dụng để làm chất tạo mùi cho khí đốt với mục đích dễ dàng phát hiện rò rỉ.
-
Một số hợp chất vô cơ của S có thể kể đến như Sulfat (SO42-), Sulfua (S2-), Sulfit (SO32-), metabisulfit (S2O52-). Một số hợp chất hữu cơ của nguyên tố lưu huỳnh như thiol. Thiolat, dimetyl, sulfonid propionat, Sulfoxit, sulfon hay thuốc thử Lawesson
2. Tính chất của lưu huỳnh
2.1. Lưu huỳnh có tính chất vật lý như thế nào?
-
Là một chất rắn với màu vàng tự nhiên, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong những dung môi hữu cơ như rượu, benzen,….
-
Tính dẫn nhiệt, dẫn điện kém
-
Có 2 dạng hình thù chủ yếu: lưu huỳnh Sɑ tà phương (hoặc Sβ đơn tà) và dưới dạng vô định hình (lưu huỳnh dẻo)
-
Nhiệt độ sôi: 444,6 độ C và có hơi màu đỏ nâu. Khi được làm nguội nhanh, hơi chuyển thành bột mịn được gọi là lưu huỳnh hoa.
-
Khi đun nóng tới 187 độ C sẽ có màu vàng nâu, đặc lại, gọi là lưu huỳnh dẻo
Dạng tà phương
Dạng đơn tà
Khối lượng riêng
2,07 g/cm3
1,96 g/cm3
Nhiệt độ nóng chảy
113 độ C
119 độ C
Nhiệt độ bền
<95,5 độ C
95,5 – 119 độ C
2.2. Tính chất hóa học của lưu huỳnh ra sao?
Vừa thể hiện tính khử vừa mang tính oxi hóa với các mức oxi hóa khác nhau: -2, 0, +4, +6
-
Tác dụng với hidro
H2 + S → H2S
-
Tác dụng với kim loại
2Al + 3S → Al2S3
Fe + S → FeS
Hg + S → HgS
-
Tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ Iot và nitơ)
S + O2 → SO2
-
Phản ứng với chất oxi hóa mạnh
S + 2H2SO4 đặc → 3SO2 + 2H2O
S + 4HNO3 → SO2 + 4NO2 + 2H2O
Tính chất của lưu huỳnh ra sao?
3. Điều chế lưu huỳnh
3.1. Trong tự nhiên
Để khai thác nguyên tố S tự do trong lòng đất, người ta sử dụng phương pháp Frasch
3.2. Trong công nghiệp
-
Tiến hành đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí:
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
-
Dùng H2S để khử SO2
2H2S + SO2 → 3S+ 2H2O
4. Ứng dụng của lưu huỳnh
– Trong công nghiệp
-
Nguyên liệu chính sản xuất ra axit sunfuric –một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp. Đây là một hóa chất hàng đầu được ứng dụng rộng rãi trong làm nguyên liệu chính, chất xúc tác cho hầu hết các ngành công nghiệp như phân bón, sơn, bình cứu hỏa, chất tẩy rửa, luyện kim, phẩm nhuộm,…
Lưu huỳnh đóng vai trò quan trọng trong sản xuất axit sulfuric
-
Sử dụng trong sản xuất bột giặt, thuộc diệt nấm, lưu hóa cao su, phân bón photphat
-
Với đặc tính dễ cháy, lưu huỳnh được ứng dụng trong ngành sản xuất chất nổ như sản xuất thuốc súng, pháo hoa, các loại diêm,…
– Tác dụng của lưu huỳnh trong chế biến thực phẩm: các sulfur được dùng để làm chất chất bảo quản cho bia, rượu vang,… làm khô hoa quả trong quá trình đóng gói thực phẩm như dưa chua, mứt, trái cây sấy khô, giúp kéo dài thời gian sử dụng.
– Trong mỹ phẩm và làm đẹp: dùng cho làm đẹp và trị mụn trứng cá. Nhờ tính kháng viêm và kháng khuẩn cao, hóa chất này có tác dụng làm xẹp mụn một cách nhanh chóng.
– Trong sinh học:
-
Là một thành phần cần thiết cho mọi tế bào: các axit amin cystein và methionin có chứa lưu huỳnh và mọi polypeptid, protein, enzyme đều chứa các axit amin này.
-
Một số vi khuẩn sử dụng H2S thay vào vị trí nước cũng như chất cung cấp e trong các tiến trình thô sơ tương tự như với quá trình quang hợp,
-
Thực vật cũng hấp thụ sulfur từ đất trong dạng ion sulfat
– Ứng dụng khác: làm trắng giấy, muối Epsom làm thuốc nhuận tràng, thiosulfate natri và amoni sử dụng làm các tác nhân cố định trong nhiếp ảnh.
Lưu huỳnh được sử dụng trong làm trắng giấy
5. Lưu huỳnh có độc không?
Lưu huỳnh không tan ở trong nước nhưng khi nguồn nước bị nhiễm lưu huỳnh cũng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến con người, môi trường.
Lưu huỳnh có độc, có gây nguy hiểm không?
5.1. Đối với sinh vật dưới nước
Nước bị nhiễm S sẽ gây nguy hiểm cho các sinh vật, vi sinh vật sinh sống dưới nước như các loại tôm, cá, mực,… Do chất này là một chất độc hại nên sinh vật ăn phải sẽ bị ngộ độc và chết. Không chỉ vậy, khi con người ăn phải các sinh vật đã nhiễm lưu huỳnh thì cũng sẽ bị nhiễm độc một cách gián tiếp.
5.2. Đối với sức khỏe con người
-
Có thể tìm thấy nguyên tố này trong các loại thực phẩm khác nhau như trái cây khô, trứng, thịt gia súc,… Đây là những thực phẩm giàu lưu hình nhưng cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, có lợi cho sức khỏe, không thể thiếu trong cho chế độ dinh dưỡng của con người. Tuy nhiên cần phải cân đối sử dụng chúng vì khi sử dụng quá nhiều cũng đồng nghĩa với việc có nhiều lưu huỳnh, dư thừa các chất, gây tác dụng không tốt cho sức khỏe.
-
Mặc dù, đioxit lưu huỳnh khá an toàn để dùng như một phụ gia thực phẩm ở lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu ở nồng độ cao, nó có thể phản ứng với hơi ẩm để tạo thành axit sulfurơ, gây tổn thương cho mắt, phổi cùng nhiều cơ quan khác.
5.3. Đối với môi trường
-
Khi đốt chúng dưới nhiệt độ cao sẽ gây tình trạng ô nhiễm không khí.
-
H2S là loại khí được hình thành bởi sự phân hủy các hợp chất hữu cơ như thực vật, có thể gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nó cũng được biết đến là một khí độc dù ở nồng độ thấp. Nước cấp với hàm lượng H2S thấp (1,0 PPPM) đã mang đặc tính ăn mòn, làm xỉn màu các đồ dùng làm bằng bạc hay đồng, gây vết đen cho quần áo và đồ gốm.
6. Nơi bán lưu huỳnh chất lượng, uy tín
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán lưu huỳnh và bạn có thể dễ dàng tìm nguồn cung cấp. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín, có nhiều năm trong lĩnh vực cung ứng hóa chất như công ty LabVIETCHEM để an tâm khi mua hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá thành phải chăng nhất.
LabVIETCHEM – địa chỉ uy tín hàng đầu trong cung cấp các loại hóa chất
Để biết thêm thông tin chi tiết về lưu huỳnh tại LabVIETCHEM , quý khách vui lòng liên hệ đến hotline 0826 020 020 hoặc thông qua website labvietchem.com.vn để các chuyên viên của chúng tôi có thể tư vấn, hướng dẫn mua hàng nhanh nhất.