Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử

    • Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra: bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra, bộ nhớ.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

    • Các khối chức năng nêu trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính do con người lập ra.

    • Bộ xử lý trung tâm (CPU): được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

    • Bộ nhớ: là nơi lưu các chương trình và dữ liệu, chia làm 2 loại:

       ◦ Bộ nhớ trong: lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính bị tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM bị mất đi.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

       ◦ Bộ nhớ ngoài: lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu: đĩa cứng, đĩa mềm, USB, … Thông tin không bị mất đi khi ngắt điện.

       ◦ Một tham số quan trọng của bộ nhớ là lưu lượng nhớ.

       ◦ Đơn vị đo dung lượng bộ nhớ là byte (1 byte bằng 8 bit).

Tên gọiKý hiệuSo sánh với các đơn vị đo khác
Ki-lô-baiKB1 KB = 210 byte = 1 024 byte
Me-ga-baiMB1 MB = 210 KB = 1 048 576 byte
Gi-ga-baiGB1 GB = 210 MB = 1 073 741 824 byte

    • Thiết bị vào/ ra (Input/Out put – I/O): thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng.

       ◦ Thiết bị nhập dữ liệu: bàn phím, chuột, máy quét, …

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

       ◦ Thiết bị xuất dữ liệu: máy in, màn hình, …

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

2. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin

    • Máy tính là công cụ xử lý thông tin hữu hiệu nhờ các chức năng trên, quá trình xử lý được tiến hành một cách tự động theo các chương trình.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

3. Phần mềm và phân loại phần mềm

    • Để phân biệt phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm.

    • Phần mềm máy tính có thể chia làm 2 loại:

       ◦ Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ chức quản lý điều phối các hoạt động chức năng máy tính. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.

       Ví dụ: Win 10, Unbutu, MacOS, …

       ◦ Phần mềm ứng dụng: chương trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể.

       Ví dụ: phần mềm để soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm lướt web như trình duyệt Google Chrome, …

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 có đáp án hay khác:

Mã giảm giá Shopee mới nhất Mã code

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.


Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tin học lớp 6 | Soạn Tin học 6 | Trả lời câu hỏi Tin học 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-tin-hoc-6.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học