MỘT SỐ PHONG TỤC VÀ VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI INDONESIA

Lối sống truyền thống

Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và nói chung là họ rất lịch sự, không phê bình trực tiếp một người nào đó và thường tán thành những điều bạn nói hơn là làm bạn mất lòng. Họ cũng thích nói một điều gì đó hơn là tỏ ra không biết trả lời. Họ có thiện ý nhưng khi bạn hỏi đường để đến một nơi nào đó bằng cách nào thì thường là bạn sẽ bị chỉ sai hướng

Những điều cấm kỵ

Người Indonesia chấp nhận việc thiếu thốn quần áo mặc của những người nghèo không đủ khả năng sắm sửa. Tuy nhiên người phương Tây mang dép, quần áo tắm, quần soọc hay áo không dây sẽ bị xem là không lịch sự. Quần lửng có thể chấp nhận được nếu đó là một loại quần rộng thùng thình dài gần chạm đầu gối.

Mặc dầu những nơi thờ phụng được mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng khi muốn vào cũng phải có sự cho phép, đặc biệt là khi những nghi lễ đang được tiến hành, và bạn phải bảo đảm rằng bạn đã ăn mặc chỉnh tề. Bạn phải luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó.

Tránh xúc phạm người khác

Người châu Á không bằng lòng khi bị vuốt đầu vì đầu được xem là nơi ngự trị của linh hồn và do đó rất linh thiêng. Theo văn hoá truyền thống của người Gia-va, người nhỏ tuổi hơn không nên ngẩng đầu cao hơn người trưởng thượng. Vì vậy, đôi khi bạn có thể thấy người Gia-va hạ thấp cổ khi chào một ai đó, hay phải hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng.

Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải. Để thể hiện sự kính trọng những người có địa vị cao hay người lớn tuổi, khi trao vật gì đó cho họ thì bạn phải dùng cả hai tay. Nói chuyện với người nào đó mà chống nạnh là không lịch sự và bị xem như là có thái độ coi khinh. Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu và chào hỏi.

Cách đúng đắn khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử động các ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt. Cách thức ra hiệu của người phương Tây, với ngón tay trỏ ngoắc ngoắc hướng lên làm cho người khác không hiểu và được xem là bất lịch sự.

Phong tục tặng quà của người Indonesia

– Trong các cuộc gặp đầu tiên, tặng cho đối tác các món quà nhỏ là một cách tốt nhất biểu thị sự quan tâm và chân thành trong việc thiết lập các mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, các món quà phải vừa phải, có thể là biểu tượng của đất nước hay chỉ là logo của công ty bạn.

– Bạn có thể tặng những món quà nhân dịp trở về nhà, khi được mời đến nhà của người Indonesia, hay là cảm ơn một ai đó đã giúp đỡ bạn..

– Người Indonesia gốc Trung Quốc rất thích được tặng thực phẩm, nhưng nhớ không nên mang thức ăn đến các bữa tiệc tối khi được mời (trừ phi đã được đồng ý trước đó). Việc mang thức ăn đến sẽ có hàm ý là chủ nhà không có đủ thức ăn để thết đãi bạn. Thay vào đó, việc gửi tặng thức ăn sau đó được xem như là món quà cảm ơn. Kẹo hay lẵng trái cây là sự lựa chọn tốt nhất.

– Người Indonesia gốc Trung Quốc có thể từ chối nhận món quà đến 3 lần rồi sau đó mới nhận vì họ sợ cho là tham lam.

– Không gói quà là một phần của văn hoá Indonesia. Khi nhận quà, người nhận thường nói “Cám ơn” và đặt quà sang một bên và chỉ mở quà ra khi nào bạn đi khỏi.

– Hoa cũng là món quà phổ biến. Nhưng phải chắc rằng số lượng hoa phải là số chẵn bởi vì người Indonesia cho rằng tặng số lượng hoa lẻ là một điềm không may

– Khi đàn ông tặng hoa cho một phụ nữ có thể xảy ra hiểu nhầm. Do vậy, khi tặng quà họ thường nói là món quà này là do vợ mình gửi tặng.

– Trong dịp Tết nguyên đán, người ta thường tặng tiền cho trẻ em và những người có quan hệ làm ăn buôn bán thường xuyên với họ và tiền thường được đựng trong phong bì đỏ. Món quà này được gọi là “hồng bao”. Những ông chủ thường tặng “hồng bao” cho các nhân viên của mình tương đương với một tháng lương.

Những món quà,không nên tặng:

– Tránh tặng dao, kéo hay các đồ vật nhọn khác vì họ cho là dễ bị cắt đứt mối quan hệ

– Nên tránh tặng các vật thường được sử dụng trong tang lễ như những đôi dép bằng rơm, đồng hồ, khăn tay, quà tặng được gói bằng giấy màu trắng, đen hay màu xanh

– Không nên tặng áo quần hay mỹ phẩm không phù hợp với đạo Hồi

– Đối với những người theo đạo Hồi, rượu, nước hoa, thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn hay những đồ như: dao, chó đồ chơi, tranh hình con chó..

– Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món làm từ thịt bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác. Ngoài ra, cũng không nên tặng các đồ vật làm từ da.

Giờ làm việc

– Cơ quan chính phủ thường bắt đầu làm việc vào lúc 7h sáng và kết thúc lúc 3h chiều (trừ các ngày cuối tuần)

– Các ngân hàng thường mở cửa lúc 8h sáng và đóng cửa vào lúc 5h chiều, từ Thứ 2 đến thứ 6, và đến 1h chiều Thứ 7.

– Các bưu điện mở cửa lúc 9h sáng và đóng cửa lúc 9h tối, từ Thứ 2 đến thứ 7.

Tiền tệ

– Đơn vị tiền tệ chính thức của Indonesia là rupiah, được chia thành 100 sen.

– Thẻ tín dụng được sử dụng trong các khách sạn lớn, nhà hàng.

– Các ngoại tệ, đặc biệt là đôla Mỹ dễ dàng đổi tại các ngân hàng.

Những điều cần biết khi đến đất nước Indonesia

– Hàng không: Indonesia có các hãng bay nội địa như: Garuda Indonesia (GA) và Merpati Nusantara Airlines (MZ). Ngoài ra còn có các hãng bay khác như: Air France, Air India, Cathay Pacific, Japan Airlines..

Mất khoảng 45’ từ sân bay về thủ đô Jakarta. Ở sân bay có các ngân hàng, bưu điện, quầy hàng miễn thuế, quầy lưu niệm, nhà hàng..Hàng giờ có các chuyến xe buýt về thành phố. Ngoài ra, thường xuyên có các chuyến xe buýt đến sân bay thứ 2 của Jakarta là sân bay Halim Perdana Kusuma, cách 13km (8 dặm) về phía đông nam thành phố. Denpasar cách 13km theo hướng Tây nam thành phố, là sân bay chính của Bali (mất khoảng 30’).

Chú ý: phim ảnh, máy quay phim, băng cassette, băng video.. đều phải được kiểm duyệt tại sân bay. Ngoài ra, những vật bị cấm mang theo: vũ khí, súng ngắn, điện thoại không dây, trái cây tươi, sách báo không lành mạnh..

Những điều cần lưu ý:

– Tôn trọng những qui tắc trong văn hoá Indonesia

– Không nên mang kính mát khi nói chuyện với người Indonesia

– Nên bắt tay và gật đầu nhẹ khi nói chuyện với người Indonesia (kể cả phụ nữ) hay lúc tạm biệt

– Đứng dậy khi thấy người Indonesia bước vào phòng

– Sử dụng chức vụ và tên khi xưng hô với người Indonesia. Điều này được xem là lịch sự khi chào hỏi một ai đó có chức vụ ngang bằng hoặc cao hơn.

– Người Indonesia rất thích được khen ngợi

– Quà thường được nhận, nhưng không nên mở ngay ra trước mặt người tặng

– Không nên phục vụ các món ăn được chế biến từ thịt heo cho người Indonesia theo đạo Hồi

– Nhiều người Indonesia không dùng thức uống có cồn

– Hãy cẩn thận với những lời chế nhạo, mỉa mai

– Người Indonesia rất kính trọng người cao tuổi

– Đứng bỏ tay vào túi quần bị xem là kiêu ngạo

– Ra hiệu ai đó bằng tay hoặc chân bị xem là không lịch sự

– Không nên có các cuộc hẹn vào lúc 11h sáng đến 1h chiều vào các ngày thứ 6 vì thời gian này hầu hết mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ.

– Không nên bắt tay hay nhận một vật gì đó bằng tay trái vì tay trái bị xem là không sạch sẽ.

Ẩm thực

– Đối với người theo đạo Hồi, không nên chế biến các món ăn được chế biến từ thịt heo. Thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá và đồ biển là những loại thực phẩm được ưa thích. Những món ăn của Indonesia thường khá cay và cơm là thực phẩm chính. Trà và café là những thức uống phổ biến.

– Những người Indonesia chính thống và những người sống ở nông thôn thường dùng thức ăn bằng tay phải. Điều này được xem là không được lịch sự khi được mời dùng bữa tại một gia đình nào đó.

– Sau khi dùng bữa xong, có thể sử dụng tăm nhưng không nên sử dụng chúng nơi công cộng.