MUA XE ÔTÔ TRẢ GÓP – Vinfast Landmark81 TPHCM

1. Người vay Bắt Buộc phải chứng minh thu nhập khi muốn mua xe trả góp

Ngân hàng bắt buộc cần dựa vào uy tín của Khách hàng để đưa ra đánh giá về vấn đề duyệt khoản vay. Do đó, Khách hàng cần phải chứng minh nguồn thu nhập ổn định của bản thân vì nó liên quan tới khả năng trả nợ.

Lưu ý: Không Có Bất Cứ Ngân Hàng Nào Đồng Ý Cho Khách Hàng Vay Tiền Mua Xe Trả Góp Mà Không Cần Chứng Minh Thu Nhập.

Ngân hàng sẽ dựa vào các loại giấy tờ hoặc nhiều biện pháp khác nhau làm căn cứ thu nhập tài chính của Khách hàng để chứng minh khả năng hoàn trả khoản vay của Khách hàng, tránh tình trạng nợ xấu xảy ra.

Cảnh báo: Có rất nhiều lời chào mời trên các phương tiện truyền thông về việc vay mua ôtô không cần chứng minh thu nhập.

2. Mục đích xuất phát những lời mời quảng cáo mua xe ô tô trả góp KHÔNG CẦN CHỨNG MINH THU NHẬP

Thứ nhất: Cảnh giác trước những tiêu đề quảng cáo giật tít khi mua xe trả góp

Những lời mời quảng cáo vay mua xe hơi trả góp không cần chứng minh thu nhập xuất phát từ các nhân viên tín dụng của các ngân hàng. Những nhân viên này, có thể do áp lực về doanh số chỉ tiêu hàng tháng nên họ đăng lên những lời mời này để “lôi kéo” Khách hàng nhìn vào những từ khóa hay các tiêu đề quảng cáo mang tính chất giật tít.

Khi họ đã tìm được những Khách hàng có nhu cầu vay mua ôtô trả chậm, lúc này nhân viên sẽ tư vấn cũng như yêu cầu Khách hàng cung cấp các loại giấy tờ chứng minh thu nhập ổn định cũng như khả năng hoàn trả khoản vay.

Thứ hai: Cảnh giác trước vấn nạn Tín Dụng Đen – Vay với lãi suất “cắt cổ”

Những lời mời chào quảng cáo vay vốn này là tín dụng đen, người vay sẽ phải chịu mức lãi suất rất cao. Người vay không cần chứng minh thu nhập hàng tháng mà cần phải xác minh các thông tin rất quan trọng như địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú, chứng minh nhân dân,…

Do đó, bạn có thể hình dung nếu tới một thời điểm nào đó, bạn mất khả năng chi trả khoản vay thì các tổ chức tín dụng đen này sẽ tới tận nhà của bạn để giải quyết (siết nhà, siết các tài sản giá trị trong nhà bạn, làm phiền người thân của người vay,…).

2. Nợ xấu có thể vay mua ô tô trả góp được không?

1. Nợ xấu là gì?

Trước khi tìm câu trả lời nợ xấu có mua xe ô tô trả góp được không, bạn cần hiểu rõ hơn về khái niệm nợ xấu:

Nợ xấu hay nói nôm na là một khoản nợ khó đòi. Nợ xấu là thuật ngữ dùng để chỉ những khoản tiền đã vay của người khác, từ cá nhân hay các tổ chức tín dụng như ngân hàng hay Công ty tài chính. Người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản vay theo như hợp đồng vay đã ký kết ban đầu với tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, có thể vì một lý do nào đó mà người vay không hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả khoản vay đúng hạn hoặc cố tình không hoàn trả khoản vay theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó, gọi là nợ xấu.

2. Phân loại các nhóm nợ xấu

Tại các ngân hàng hiện nay sẽ có hệ thống CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Dựa vào CIC, tất cả các ngân hàng sẽ dễ dàng đánh giá, phân tích mức độ nợ xấu của khách hàng tại mọi thời điểm. Về phân loại, có 5 nhóm nợ xấu sau đây:

NHÓM
THỜI GIAN
NỢ QUÁ HẠN
THỜI GIAN
CÓ THỂ VAY TRỞ LẠI

Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn
Dưới 10 ngày
Có thể xem xét vay ngay

Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý
Từ 10 -> 30 ngày
Sau 12 tháng

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Từ 30 -> 90 ngày
5 năm

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bị mất vốn
Từ 90 -> 180 ngày
5 năm

Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn
Nợ từ 180 ngày trở lên
5 năm

Cảnh báo: Khách hàng đã dính vào Nợ Xấu từ nhóm 3 trở đi sẽ rất khó đi vay tại bất cứ ngân hàng nào.

Toàn bộ thông tin liên quan tới lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được lưu lại trên hệ thống ngân hàng quốc gia và các thông tin này sẽ được lưu trữ từ 3 tới 5 năm tính từ thời điểm khách hàng đi vay vốn.

Đối với các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh đặt tại Việt Nam thì hệ thống kiểm soát rủi ro cực kỳ chặt chẽ. Do đó, những Khách hàng có lịch sử nợ xấu thì càng Không Thể Vay bằng bất cứ hình thức nào.

Lời khuyên: Khi vay tiền tại các ngân hàng, Khách hàng cần chú ý hoàn trả khoản vay đúng hạn theo thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng để tránh bị rơi vào nợ xấu. Khi bạn đã bị dính vào nợ xấu cũng đồng nghĩa bạn sẽ mất đi cơ hội vay tiền sau này.

3. Kinh nghiệm vay tiền mua xe ô tô trả góp khi bạn ở nợ xấu nhóm 2

Nếu bạn rơi vào nợ xấu nhóm 2 thì Khả Năng Cao không có ngân hàng nào cho bạn vay tiếp. Nhưng, bạn vẫn có thể làm hồ sơ vay tiền mua xe ô tô trả góp tại các Công ty tài chính – những Công ty này sẽ cân nhắc cho vay căn cứ vào điều kiện hiện tại của bạn.

Khi bạn mắc nợ xấu nhóm 2 do đã từng vay thì khi muốn vay tiếp, bạn nên nộp hồ sơ vay trả góp tại công ty tài chính khác với Công ty ban đầu để được xem xét duyệt hồ sơ. Nếu như bạn vẫn nộp hồ sơ vào tổ chức cũ thì khả năng rất cao hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối và bạn cần phải hoàn trả hết khoản nợ cũ rồi mới được xét duyệt cho vay khoản khác…

3. Thu nhập bao nhiêu thì mua ô tô trả góp được?

1. Tham khảo mức thu nhập để được ngân hàng duyệt khoản vay

Hiện nay, mức thu nhập hàng tháng, mức lương được nhiều ngân hàng chấp nhận cho Khách hàng vay mua ô tô trả góp rơi vào khoảng 8 – 10 triệu / tháng. Khách hàng hoàn toàn có thể thế chấp bằng chính chiếc xe mình dự định mua hay sử dụng các loại bất động sản giá trị.

Lưu ý: Khách hàng cần chuẩn bị sẵn số tiền khoảng 30% giá trị con xe để chúng ta thanh toán trước, chúng ta sẽ vay ngân hàng 70% số tiền còn lại. Việc trả trước 30% giá trị con xe cũng là một cách giúp tăng tỉ lệ thành công, giúp hồ sơ vay tiền mua xe trả góp của bạn được duyệt thuận lợi hơn.

2. Các yếu tố giúp tăng tỷ lệ thành công khi làm hồ sơ vay mua xe hơi trả góp

Không chỉ dựa vào mức lương hàng tháng của bạn, ngân hàng còn xét rất nhiều tiêu chí để đồng ý cấp khoản vay cho bạn như:

  • Lịch sử tín dụng của người vay – Nếu bạn thuộc nhóm nợ xấu nhóm 3 trở lên thì khả năng cao hồ sơ vay của bạn sẽ bị trả về.
  • Nếu bạn đã có vợ/chồng và cả 2 đều có thu nhập lương hàng tháng và cùng đồng lòng trả nợ thì tỉ lệ được duyệt khoản vay cũng sẽ cao hơn.
  • Nếu bạn có những loại tài sản có giá trị như sổ đỏ (nhà, đất, căn hộ…), xe ô tô, thu nhập từ việc cho thuê dịch vụ (xe, nhà trọ…)… thì hồ sơ vay mua xe trả góp của bạn có khả năng được duyệt thành công cao hơn.

3. Ngân hàng nào cho vay mua ô tô trả góp rẻ nhất hiện nay?

iến hành khảo sát lãi suất cho vay tại một số ngân hàng cổ phần hiện nay, phần lớn các ngân hàng sẽ đưa ra chương trình ưu đãi với mức lãi suất thấp trong một thời gian cố định. Sau khoảng thời gian hưởng mức lãi suất ưu đãi đó, ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất tiết kiệm 12 hoặc 13 tháng cộng biên độ (từ 3,5-3,9%).

Về thời gian cho vay mua xe ôtô trả chậm cũng thay đổi tùy thuộc vào từng loại xe, thông thường sẽ giao động từ 6 năm đến 10 năm. Mức tỷ lệ cho vay thường giao động từ 80-85%, thậm chí có một vài trường hợp lên đến 100%.

Theo tham khảo từ một số chuyên viên kinh doanh tại rất nhiều showroom ô tô hiện nay như Chevrolet, Honda, Nissan, Toyota,… thì 3 ngân hàng gồm VIB, TPBank và SeABank có chương trình cho vay mua ô tô trả góp với lãi suất cạnh tranh nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam.

1. Gói lãi suất vay mua xe ô tô trả góp tại VIB:

Ngân hàng đưa ra mức lãi suất 7,99% trong thời gian 6 tháng đầu hoặc lãi suất 9,39% trong 01 năm đầu, đáng chú ý là tỷ lệ cho vay có thể lên đến 100% giá trị xe.

2. Gói lãi suất vay mua xe ô tô trả góp tại TPBank

Ngân hàng đang triển khai chương trình mua xe ôtô trả góp lãi suất 7,2% trong thời gian 6 tháng đầu hoặc lãi suất 8,9% trong 12 tháng và cam kết phê duyệt khoản vay sau 8 giờ.

3. Gói lãi suất vay mua xe ô tô trả góp tại SeABank:

Ngân hàng tung ra chương trình cho vay mua xe hơi trả góp với các mức lãi suất siêu cạnh tranh như lãi suất 1% trong 3 thánglãi suất 6,5% trong 6 tháng và lãi suất 8,9% trong 1 năm đầu. Bên cạnh đó, SeABank cũng có thể ân hạn gốc cho khách hàng trong thời gian tối đa 3 tháng.

Với các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ACB, MBBank,… thì chương trình mua xe ôtô trả góp không có nhiều nổi bật cũng như không có chương trình ưu đãi riêng cho Khách hàng. Do đó, mức lãi suất áp dụng khi Khách hàng mua xe ôtô trả góp tại các ngân hàng này tương đương với các khoản vay thông thường khác.

Lưu ý: Thực tế các lựa chọn về lãi suất khá đa dạng nhưng khách hàng cần phải chú ý những điều kiện đi kèm như mức lãi suất áp dụng sau khi hưởng chương trình ưu đãi lãi suất, các loại phí quản lý tài sản, phí phạt trả nợ trước hạn. Có rất nhiều trường hợp mức lãi suất ban đầu rất tốt nhưng biên độ cộng sau ưu đãi lại khá cao sẽ khiến cho khoản vay của Khách hàng chịu mức lãi suất cao trong thời gian hoàn trả khoản vay còn lại.

5. Có thể thanh toán trước thời hạn được không? Có bị phạt không?

1. Trả nợ trước hạn là gì?

Trả nợ trước hạn là việc khách hàng muốn hoàn trả toàn bộ khoản vay gốc vào thời điểm sớm hơn thời hạn được ghi (ký kết) trên hợp đồng vay tiền mua xe ô tô trả góp giữa Khách hàng và ngân hàng. Phí trả nợ là số tiền mà khách hàng phải trả thêm khi thanh toán trước do Khách hàng đã không thực hiện đúng theo hợp đồng.

Tóm lại, khi vay tiền mua xe ô tô, Khách hàng cần nắm rõ thời gian trả nợ bao gồm việc trả cả gốc và lãi hàng tháng theo đúng thời hạn cho tới khi hoàn tất. Còn nếu không thực hiện đúng thì khách hàng phải trả tiền phạt như phí trả nợ quá hạn, trả lãi chậm trả, hay thậm chí ngân hàng có quyền thu hồi khoản lãi suất ưu đãi khi Khách hàng trả nợ trước hạn.

2. Quy định về trả nợ trước hạn

Khi khách hàng có đủ điều kiện thanh toán khoản vay vốn trước thời hạn ghi trong hợp đồng đều có quyền trao đổi nhu cầu của mình với ngân hàng. Đồng thời, Khách hàng phải trả thêm tiền phạt trước hạn với mức lãi suất được quy định trước đó (theo từng thời kỳ). Khi cả hai bên đều chấp nhận, Khách hàng tiến hành thanh toán và chấm dứt hợp đồng vay tiền trước thời hạn.

3. Phí trả nợ trước hạn

Thông thường, mỗi ngân hàng sẽ có mức phí phạt trả nợ trước hạn khác nhau và công thức tính phí trả nợ trước hạn cũng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay phí phạt trả nợ trước hạn được các ngân hàng áp dụng nằm khoảng từ 1 tới 5%/năm trên tổng số tiền trả nợ trước hạn.

Trường hợp ĐẶC BIỆT, ngân hàng Agribank quy định phí trả nợ trước hạn là 0%/năm. Có thể thấy, hiện nay Agribank là một trong số rất ít ngân hàng không có phí phạt, bên cạnh đó còn có ngân hàng Eximbank.

4. Cách tính lãi trả nợ trước hạn

Công thức Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước

Trong đó:

  • Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: Là con số phần trăm Khách hàng sẽ bị phạt được ghi trong hợp đồng.
  • Số tiền trả trước: Là toàn bộ số tiền khách hàng còn vay (số tiền còn nợ).

Tuy trả nợ trước hạn bị phạt một khoản tiền nhưng tốt nhất khi có điều kiện, khách hàng nên thanh toán càng sớm càng tốt khoản vay ngân hàng, tránh tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con”.

** Lưu ý: Lãi suất và thời gian vay có thể thay đổi