Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Gái Miền Bắc Đơn Giản, Đầy Đủ | Huggies

Đầy tháng là một trong những ngày trọng đại với bé và gia đình. Lễ đầy tháng được tổ chức như cách để tạ ơn trời đầy, thần linh đã bảo vệ bé trong những ngày tháng qua được khỏe mạnh. Do đó, mâm cúng đầy tháng cần phải được chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ. Tuy nhiên, mỗi vùng miền, mâm cũng có thể sẽ khác nhau. Vậy một mâm cúng đầy tháng bé gái miền Bắc sẽ gồm những gì? Hãy tham khảo bài viết cùng Huggies nhé!

Tham khảo thêm:

Ý nghĩa việc cúng đầy tháng bé gái miền Bắc

Theo quan niệm dân gian ngày xưa, ý nghĩa của việc cúng đầy tháng bé gái miền Bắc đó nghi thức để tạ ơn công lao của 12 Bà Mụ, Đức Ông và 3 Đức Thầy đã tạo ra hình hài cho bé. Lễ cúng này cũng như là lời cầu mong, khấn xin các ngài tiếp tục bảo vệ, che chở bé sau này luôn bình an và may mắn.

Bên cạnh đó, việc tổ chức mâm cúng đầy tháng cho bé cũng là thời gian thích hợp để bố mẹ giới thiệu bé với người thân, họ hàng và bạn bè gần xa. Vì lúc này, bé đã cứng cáp hơn để có thể gặp mặt họ hàng nhận lời chúc mừng hoặc lì xì may mắn.

Tại sao cần cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé gái miền Bắc là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Sự khác biệt trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái giữa các vùng, miền

Như đã đề cập trước đó, lễ cúng đầy tháng cho bé ở mỗi vùng miền sẽ không giống nhau hoàn toàn. Mỗi nơi sẽ có cách chuẩn bị lễ vật và nghi thức khác nhau. Chính vì thế, lễ cúng đầy tháng bé gái miền Bắc sẽ khác với lễ cúng đầy tháng của miền Trung và miền Nam. Cụ thể:

  • Xôi cúng: Xôi cúng ở miền Bắc sẽ chọn xôi vò. Trong khi đó, ở miền Trung thường chọn xôi gấc hoặc xôi đậu xanh, còn miền nam thì sẽ chọn xôi gấc.

  • Về bộ tam sên: Đối với bộ lễ tam sên, ở miền Bắc các lễ vật sẽ được luộc chín. Còn ở miền Nam và miền Trung thường sẽ để sống.

  • Về lễ mặn: Với lễ mặn thì có sự tương đồng giữa miền Bắc và miền Trung, đó là chọn gà trống luộc. Một vài nơi ở miền Trung có thể chọn cúng gà mái, còn ở miền Nam sẽ chọn cúng thịt quay, vịt hoặc gà luộc.

  • Cách tính ngày, giờ cúng đầy tháng bé gái miền Bắc

    Theo quan niệm từ xưa, việc chọn ngày giờ trong các nghi thức lễ cúng là vô cùng quan trọng. Nếu chưa biết cách tính ngày, giờ cúng đầy tháng bé gái miền Bắc thế nào, thì bạn có thể tham khảo cách làm sau:

  • Ngày cúng: Nếu theo phong tục xưa thì ngày cúng đầy tháng sẽ chọn ngày theo lịch m. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nơi, nhiều gia đình chọn lịch Dương để cúng đầy tháng, Do đó, tùy vào quan niệm cũng như văn hóa của mỗi gia đình, có thể chọn lịch m hoặc lịch Dương để cúng đều được.

  • Giờ cúng: Cách tính giờ cúng đầy tháng sẽ dựa vào tuổi sinh của bé. Có thể tham khảo cách tính bên dưới:

    • Tuổi Tý sẽ chọn giờ Ngọ.

    • Tuổi Sửu sẽ chọn giờ Tý.

    • Tuổi Dần sẽ chọn giờ Sửu và giờ Mùi.

    • Tuổi Mão sẽ chọn giờ Thìn và giờ Tuất.

    • Tuổi Thìn sẽ chọn giờ Hợi.

    • Tuổi Tỵ sẽ chọn giờ Dậu.

    • Tuổi Ngọ sẽ chọn giờ Thân.

    • Tuổi Mùi sẽ chọn giờ Tý.

    • Tuổi Thân sẽ chọn giờ Mão.

    • Tuổi Dậu sẽ chọn giờ Dần.

    • Tuổi Tuất sẽ chọn giờ Hợi.

    • Tuổi Hợi sẽ chọn giờ Tỵ.

  • Thời gian làm lễ cúng: Thông thường sẽ được thực hiện vào sáng sớm hoặc vào buổi chiều muộn. Khoảng thời gian mà đất trời hòa hợp nhằm mang ý nghĩa may mắn, tốt lành, thuận lợi.

  • Cách tính ngày, giờ cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc

    Mẹ có thể tham khảo cách tính giờ cúng đầy tháng sẽ dựa vào tuổi sinh của bé (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng của bé gái miền Bắc

    Đồ cúng đầy tháng bé gái miền Bắc gồm những gì?

    Mâm cúng đầy tháng bé gái mỗi miễn sẽ bày trí những món khác nhau, có nơi cúng đồ mặn, có nơi cúng đồ chay. Thậm chí, có những nơi sẽ làm từng mâm cúng riêng cho Đức Ông và 12 Bà mụ. Tuy nhiên, đồ cúng đầy tháng bé gái miền Bắc thường sẽ gồm những lễ vật sau:

  • 1 bộ hương nến.

  • 15 cây đèn cầy.

  • 1 phần muối trắng.

  • 1 phần gạo tẻ.

  • 12 chén rượu.

  • 12 chén nước lọc.

  • 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn.

  • 12 bát chè trôi nước.

  • 12 đĩa bánh kẹo.

  • 13 phần trầu cau têm hình cánh phượng.

  • Mâm ngũ quả gồm các loại quả như: Xoài, cam, chuối, táo dứa.

  • Hoa cúng: Chọn các loại hoa tươi mang ý nghĩa tốt lành, may mắn. Không dùng hoa giả.

  • Tiền vàng mã.

  • Thịt lợn: Thịt lợn quay, thịt ba chỉ luộc hoặc thịt chân giò.

  • Giấy cúng: Gồm mâm hài và đồ cho Bà Mụ, Bà Chúa.

  • Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng của bé gái miền Bắc

    Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng của bé gái miền Bắc (Nguồn: Sưu tầm)

    Bày trí mâm cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn miền Bắc

    Khi đã chuẩn bị hết đầy đủ các lễ vật nêu trên, gia đình hãy thực hiện sắp xếp, bày trí mâm cúng theo cách làm sau đây:

  • Khi sắp xếp bình hoa và mâm quả cúng phải đặt theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả” – Bình loa hướng đông, còn mâm quả hướng tây. Lưu ý, cần phải đặt trong mâm cúng sao cho cân xứng,

  • Xếp mâm cúng Đức Ông và Đức Bà riêng biệt, 2 mâm cúng này cách nhau khoảng 10 phân. Trên mỗi mâm cúng sắp xếp như sau:

    • Mâm cúng Đức Ông: Gồm có 3 báo cháo, 1 con gà luộc chéo cánh, thịt quay, mâm ngũ quả và bình hoa.

    • Mâm cúng Đức Bà (12 Bà Mụ): Gồm xôi, chè (mỗi thứ 12 đĩa và 1 đĩa lớn hơn), 1 con gà trống luộc, 1 bộ tam sên, 1 mâm ngũ quả, 1 bình hoa tươi, 1 bộ đồ hình thế (ghi đầy đủ tên bé, ngày tháng năm sinh), nhang đèn, trầu cau, bánh kẹo đóng gói hoặc bánh hỏi.

    Lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc

    Nghi thức thực hiện lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc mà các mẹ có thể tham khảo là:

  • Mẹ đặt mâm cúng đã chuẩn bị đầy đủ lên gian thờ, giữa nhà hoặc trong phòng của trẻ.

  • Một người đại diện cho bé thắp hương và đọc bài văn khấn cúng đầy tháng (hình minh họa phía dưới). Khi nhang cháy tàn thì người nhà hãy mang vàng mã đi đốt.

  • Kế tiếp là nghi thức bắt miếng, một người bế bé trên tay và cầm nhánh hoa (hoa lê trang hoặc hoa điệp) sẽ đưa qua lại bên miệng của bé gái và đọc lời răn: “Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến”.

  • Nghi thức cuối cùng là nghi thức đặt tên cho bé . Ba mẹ sẽ gieo 2 đồng tiền cổ vào chiếc đĩa. Nếu kết quả là 1 úp 1 ngửa thì tên đã được ông bà đồng ý, nếu 2 đồng cùng úp hoặc cùng ngửa thì cha mẹ cần gieo lại.

  • Trường hợp nếu đã gieo đồng 3 lần vẫn không có kết quả đồng ý thì ba mẹ hãy chọn tên khác cho con.

    Văn khấn cúng đầy tháng bé gái

    Bài văn cúng đầy tháng bé gái đầy đủ (Nguồn: Sưu tầm)

    Lưu ý khi cúng đầy tháng bé gái miền Bắc

    Buổi lễ cúng đầy tháng cho bé là rất quan trọng, do đó mọi thứ đều phải được chuẩn bị chỉn chu, đầy đủ. Ngoài ra, khi thực hiện nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc, gia đình nên lưu ý một số điều sau:

  • Chuẩn bị bàn cúng phải có 2 bàn: 1 bàn to và 1 bàn nhỏ. Trong đó, bàn to sẽ đặt mâm cúng 12 Bà Mụ, còn bàn nhỏ sẽ đặt mâm cúng Đức Ông. Khoảng cách giữa 2 bàn này là 10cm (10 phân).

  • Trước khi làm lễ cúng đầy tháng, các thành viên trong gia đình phải có mặt đầy đủ, nhất là bố mẹ của bé gái.

  • Nên thực hiện lễ cúng đầy tháng vào buổi sáng hoặc buổi chiều muộn. Nếu không có thể chọn một buổi thích hợp tùy vào gia đình.

  • Khi chuẩn bị lễ vật cúng, bố mẹ cần phân loại kỹ lưỡng, cái nào nên mua trước, cái nào để mua sau. Tuy nhiên, lễ vật phải đầy đủ và không bị hư hỏng.

  • Người người đại diện chuẩn bị nghi thức khấn cúng sẽ thay mặt gia đình cầu xin Đức Ông và Đức Bà gìn giữ, chở che cho bé, mong con sau này lớn khôn khỏe mạnh, tài giỏi và ngoan hiền. Đồng thời, cầu bình an gia đình, sức khỏe cho bố mẹ đứa bé.

  • Tất cả mọi người trong buổi lễ cúng đầy tháng phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự.

  • Tham khảo thêm:

    Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin về lễ cúng, mâm cúng đầy tháng bé gái miền Bắc đầy đủ, chi tiết mà Huggies muốn chia sẻ đến bạn. Nếu mẹ chưa biết hoặc không có nhiều kinh nghiệm có thể làm theo các hướng dẫn trên hoặc nhờ người lớn, có kinh nghiệm giúp đỡ nhé. Bên cạnh đó, mẹ hãy ghé ngay chuyên mục Chăm sóc bé và gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies khi có thắc mắc nhé!