Mâm cúng tổ nghề các ngành gồm những gì? – Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm

Mâm Cúng tổ nghề có cần thiết không? Mâm cúng tổ nghề các ngành yêu cầu chuẩn bị những Lễ Vật gì? Cùng Xôi chè cô Hoa tìm hiểu nhé.

+ Cúng Tổ Nghề: Sân Khấu, Thợ Hồ Xây Dựng, Nghề May, nghề Mộc, Nghề Tóc, Nối Mi, Trang Điểm, Tài Xế, Makekup, Sửa Xe, Điện lạnh, Phun Xăm, Chăn Nuôi, Spa…

1. Cúng tổ nghề là cúng gì?

Cúng tổ nghề hay còn gọi là lễ giỗ tổ nghề, là một phong tục truyền thống đáng quý của con người Việt Nam. Buổi giỗ tổ mang ý nghĩa tưởng nhớ công lao người sáng lập ra nghề. Thể hiện tấm lòng thành kính, nhớ ơn cội nguồn của thế hệ sau dành cho thế hệ trước. Cảm ơn những bậc tiền bối với trí sáng tạo tuyệt vời đem lại cuộc sống sung túc, hạnh phúc cho nhân dân.

Bên cạnh đó, lễ giỗ tổ còn mang yếu tố tâm linh. Không những thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” mà con người còn có thể cầu khấn tâm an, thanh thảng.

le-cung-to-nghe-trang-trongle-cung-to-nghe-trang-trong

Mỗi ngành mỗi nghề sẽ có những vị tổ sư riêng. Lúc tiến hành lễ cúng, nếu chúng ta thành tâm và sống tốt thì các vị tổ sư, thần linh sẽ ban lời chúc tốt lành. Chúng ta sẽ gặp nhiều vận may trong công việc, cầu gì được nấy.

2. Thời gian cúng tổ nghề cho các ngành?

Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có thời gian cúng giỗ khác nhau. Vậy thời gian giỗ tổ của các ngành nghề diễn ra khi nào? Ông tổ của các ngành nghề là ai? Đây là một số ngành nghề có cúng giỗ thường thấy nhất.

2.1 Thời gian cúng tổ nghề sân khấu

Một trong những nghề có lễ cúng tổ được biết đến nhiều nhất hiện nay là nghề sân khấu. Ngày giỗ tổ của nghề sân khấu diễn ra hàng năm vào ngày 12 tháng 8 âm lịch. Vào ngày này tất cả các nghệ sĩ sẽ tề tụ cùng nhau dâng hương cúng tổ.

Mỗi khi nhắc đến tổ nghề sân khấu người ta thường sẽ nhắc chung chung đến 3 vị Thánh tổ là:

– Tiên sư là vị đã sáng lập ra nghề sân khấu

– Tổ sư là người có công truyền nghề cho thế hệ sau

– Thánh sư chính là người bỏ công sức biên soạn

buoi-gio-to-nghe-san-khaubuoi-gio-to-nghe-san-khau

Điều đặc biệt của ngành này là được chia thành rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng mỗi lĩnh vực sẽ có ông tổ bà tổ đại diện khác nhau. Dưới đây là danh sách các ông tổ bà tổ của nghề sân khấu theo từng lĩnh vực:

– Hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh

– Ca trù: Đinh Dự

– Cải lương: Năm Tú (Châu Văn Tú), Tống Hữu Định

– Kịch nói: Vũ Đình Long

– Hát tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn

– Hát chèo: Phạm Thị Trân

2.2 Thời gian cúng tổ nghề may

Nếu nhắc đến ngành nghề không chỉ đem lại sự ấm áp mà còn tôn lên nét đẹp thì chúng ta sẽ nghĩ đến nghề may. Ngay từ xưa ông bà ta đã có câu nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.

Cứ vào ngày 12 tháng 12 âm lịch hàng năm sẽ diễn ra buổi lễ giỗ tổ thợ may. Bà Nguyễn Thị Sen, vị hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng chính là tổ sư của nghề này. Bà được dân chúng khen ngợi là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, kỹ năng may vá cao siêu. Để tưởng nhớ người ta đã dùng ngày mất của bà để làm ngày giỗ tổ nghề may.

2.3 Thời gian cúng tổ nghề thợ mộc

Nếu ở Trung Quốc có vị sư tổ nghề mộc là Lỗ Ban thì ở Việt Nam chúng ta có ông Nguyễn Công Nghệ. Sinh thời ông chính là một người thợ mộc tài ba dưới thời cai trị của Chúa Trịnh.

Khi được tôn làm sư tổ nghề thợ mộc, ông đã để lại cho đời 2 tác phẩm rất nổi tiếng. Tác phẩm đó chính là ngai vàng Chúa Trịnh và tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay. Nhờ tay nghề của ông được lưu truyền mà thế hệ con cháu sau đã phát huy ra nhiều tác phẩm độc đáo.

Ngày 13 tháng 6 âm lịch và ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm chính là ngày giỗ tổ của nghề thợ mộc.

2.4 Thời gian cúng tổ nghề xây dựng

Hiện nay ông tổ của nghề xây dựng là ai vẫn chưa được xác minh. Tuy nhiên, được lưu truyền rằng ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm chính là ngày giỗ của nghề này.

ngay-cung-gio-nghe-xay-dungngay-cung-gio-nghe-xay-dung

Vào ngày giỗ là những người làm nghề xây dựng sẽ tiến hành nghi thức cúng tổ trang trọng. Buổi lễ diễn ra chính là sự bày tỏ tôn kính dành cho người sáng lập ra nghề.

Hơn thế, buổi lễ còn là một cầu nối để tổ sư nghề nghe được sự thành tâm của con cháu. Sau đó sẽ ban ơn giúp công việc xây dựng hoàn thành tốt đep, tránh được các tai nạn trên công trường.

2.5 Thời gian cúng tổ nghề tóc:

Tương tự như nghề xây dựng thì người sáng lập nghề tóc vẫn còn là bí ẩn. Nghề này phát triển rất tốt ở thời điểm hiện tại. Xu hướng thế hệ trẻ là ưa chuộng cái đẹp, tôn vinh sự sáng tạo và đột phá. Vì thế, nghề tóc hiện nay là một trong những nghề gặt hái được nhiều thành công tôn lên vẻ đẹp con người.

Buổi lễ cúng giỗ thường diễn ra hàng năm ngày 20 tháng 1 âm lịch. Cũng có nhiều nơi sẽ tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch.

Thế hệ con cháu luôn luôn biết ơn và tưởng nhớ vị tổ sư sáng lập ra nghề tóc. Lễ vật dâng lên rất thịnh soạn cùng với lời khấn vái chân thành. Mong ước tổ sư chứng giám, phù hộ công việc ngày càng phát đạt.

2.6. Thời gian cúng tổ nghề các ngành nghề khác:

– Tùy vào văn hóa vùng miền và đặc tính nghề nghiệp mà chủ kinh doanh sẽ chọn 1 ngày cúng tổ nghề riêng. Qúy khách cần cún các nghề sau vui lòng gọi điện cho chúng tôi tư vấn lẻ vật đúng nhất:

+ Cúng Tổ Nghề: Nối Mi, Trang Điểm, Tài Xế, Makekup, Sửa Xe, Điện lạnh, Phun Xăm, Chăn Nuôi, Spa…

3. Mâm cúng tổ nghề đầy đủ nhất

Tuy là mỗi ngành nghề mỗi vị tổ sư khác nhau nhưng nguyên tắc cúng lễ lại rất giống nhau. Một số lễ vật cúng tổ bắt buộc phải có là:

– Nhang, đèn cầy hoặc nến

– 1 lọ hoa

–  1 mâm trầu cau

– Trà, rượu và nước lọc

– Hủ gạo và hủ muối

– Bánh kẹo

– Mâm ngũ quả (5 loại trái cây khác nhau)

– Hoa tươi (nên chọn hoa cúc tượng trưng cho trường thọ, hoa cát tường tượng trưng cho sự may mắn, sung túc)

– Xôi chè

– 1 bộ tam sên gồm có 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm

– Tiền vàng cúng Tổ

– Bánh Bao Đào Tiên

– Bánh Hỏi

– Giấy cúng tổ

 

ban-cung-to-nghe-don-gianban-cung-to-nghe-don-gian

Bên cạnh những lễ vật cần phải có thì tùy vào sở thích mà bạn có thể thêm vào mâm cúng tổ nghề những lễ vật sau:

– 1 con gà luộc

– Thịt heo quay

– Bánh bao, bánh chưng, bánh tét

– Chả lụa, bánh hỏi

3.1/ Bảng giá gói cúng tổ nghề đơn giản

Mâm cúng tổ nghề 05Mâm cúng tổ nghề 05
Mâm lễ cúng tổ nghề 09 đào tiên đơn giản Mâm lễ cúng tổ nghề 09 đào tiên đơn giản

3.2/ Bảng giá gói cúng tổ nghề đặc biệt có heo quay

Trọn bộ mâm lễ cúng 05 đào tiên đặc biệtTrọn bộ mâm lễ cúng 05 đào tiên đặc biệt
Trọn bộ mâm lễ cúng 09 heo quayTrọn bộ mâm lễ cúng 09 heo quay

4. Nên đặt bàn thờ cúng tổ nghề ở vị trí nào?

Ông bà thường bảo rằng: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, câu nói này đúng khi chúng ta đặt bàn thờ. Dù là bàn thờ tổ, bàn thờ gia tiên hay bất cứ bàn thờ nào đều tuân thủ theo nguyên tắc sau:

– Đầu tiên: Không đặt bàn thờ ngay giữa lối đi. Bàn thờ là nơi linh thiêng, chốn cư trú của ông bà, thần linh. Bàn thờ cần phải đặt ở nơi yên tĩnh, tránh nơi ồn ào. Nếu đặt bàn thờ ngay giữa lối đi sẽ quấy nhiễu đến thần linh, làm mất đi sự trang nghiêm, phù hộ.

– Tiếp theo: Đặt bàn thờ ở gần nhà về sinh hay nhà tắm là điều tối kỵ bị nghiêm cấm tuyệt đối. Các chuyên gia phong thủy cho biết, nhà tắm hay nhà vệ sinh là những nơi ô uế, dơ bẩn. Đặt bàn thờ ở những nơi này sẽ làm phật lòng tổ sư, thánh thần. Nghiêm trọng hơn là tài lộc, vận may xin được sẽ bay mất, không nhận được sự chở che của thần.

hinh-khan-vai-cung-tohinh-khan-vai-cung-to

– Cuối cùng: Tránh đặt bàn thờ ở những nơi trực diện hoặc ngay cửa ra vào. Những vị trí này dễ kinh động đến tổ sư, thần linh nên khó lòng được thần phù hộ.

Như thế, vị trí tốt nhất để đặt bàn thờ là chỗ cao nhất trong nhà. Tốt nhất là có phòng thờ riêng biệt. Để hút thêm tài lộc và may mắn, bạn có thể trang trí xung quanh bàn thờ bằng những cây xanh mang ý nghĩa thịnh vượng.

5. Đọc văn khấn cúng tổ nghề cho các ngành

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này

Tín chủ con tên là:……..(đọc họ tên thật)

Ngụ tại:………..(đọc địa chỉ cư trú hiện tại)

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….

Tín chủ thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án.

Thành tâm kính mời Đức Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con xin kính mời ngài Thánh sư nghề…………..

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề………..thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng lộc, vượng tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

6. Hướng dẫn cúng tổ nghề cho các ngành

Ngoài chuẩn bị đúng lễ vật thì cách cúng giỗ cũng vô cùng quan trọng. Đầu tiên phải kể đến là chọn thời gian cúng. Đa số sẽ chọn giờ cúng vào buổi sáng, nhưng cũng có trường hợp chọn giờ cúng theo tuổi hoặc số mạng của người cúng.

mam-cung-to-nghe-thinh-soanmam-cung-to-nghe-thinh-soan

Kế tiếp chính là bài trí mâm cúng tổ nghề, lễ vật được chuẩn bị chính xác. Trong quá trình thực hiện nghi thức cúng, cần phải đọc to rõ và thành tâm khấn vái. Càng thành tâm cầu khấn thì tổ sư sẽ cảm nhận được và chúc phúc tốt lành.

Sau cùng khi nhang đã tàn thì mang tiền vàng mã thiêu, đốt. Lễ vật trên bàn thờ sẽ chia cho mọ người để cùng nhau hưởng sự che chở.

7. Đặt mâm cúng tổ nghề trọn gói:

Mâm cúng tổ nghề cần được chuẩn bị một cách chỉnh chu. Nếu bạn bận việc không thể tự tay mua lễ vật cúng giỗ. Hãy liên hệ Xôi chè cô Hoa để đặt lễ cúng qua:

Website: https://xoichecohoa.com

Hotline: 090 6606 377 – 034221.6392

Xôi chè cô Hoa chuyên cung cấp dịch vụ đồ cúng chất lượng mà giá cả rất phải chăng. Các loại dịch vụ đồ cúng đa dạng từ đầy tháng, cúng căn, cúng đất đai, động thổ,….

Thương hiệu đăng ký độc quyền với 40 năm kinh nghiệm, chắc chắn sẽ phục vụ khách hàng chu đáo nhất. Chính sách miễn phí vận chuyển và cho kiểm tra hàng trước khi nhận giúp cửa hàng nhận được nhiều sự ưu ái. Liên hệ đặt hàng ngay nhé!