Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm 2023 đầy đủ, chi tiết nhất

Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm là gì? Tiêu chí đánh giá nhân viên ra sao? Soạn thảo bảng đánh giá nhân viên cuối năm như thế nào? Hãy tìm giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê.

Khi nói đến sự tồn tại của công ty, doanh nghiệp, chúng ta không thể không nói đến khách hàng. Khách hàng là thượng đế, không có khách hàng thì không có thành công của doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, để thu hút khách hàng và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp còn là những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên.

 

1. Bảng đánh giá nhân viên cuối năm là gì?

Bảng đánh giá nhân viên cuối năm được biết đến là mẫu đánh giá nhân viên cuối năm. Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm được dùng nhằm mục đích để có thể đánh giá thực hiện công việc, nhận xét nhân viên vào dịp cuối năm làm cơ sở xét duyệt nhân viên xuất sắc, tổng kết và ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhân viên, đưa ra mức thưởng cho nhân viên cũng như các chính sách động viên, khen thưởng một cách hợp lý. Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm được sử dụng khá phổ biến và có những ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.

 

2. Tiêu chí đánh giá nhân viên

Một bản đánh giá nhân viên không chỉ dựa trên năng lực làm việc mà còn bao gồm cả kỹ năng, thái độ làm việc. Để đánh giá nhân viên một cách khách quan, chính xác thì bạn có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá công việc dưới đây:

 

2.1 Tiêu chí đánh giá năng lực làm việc

  • Mức độ làm việc: Được đánh giá dựa trên công việc và thời gian làm việc của nhân viên. Ví dụ: Thời gian làm việc của công nhân dệt may là 10 tiếng/ngày và hoàn thành được 20 sản phẩm. Từ đó, nhà quản lý có thể đánh giá được KPI của nhân viên đó cũng như thời gian họ sử dụng để đạt được hiệu quả công việc.
  • Cơ hội thăng tiến công việc: Nhân tài chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có phát triển mạnh mẽ hay không là phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có đào tạo được nhiều nhân viên giỏi có đầy đủ kỹ năng hay không. Nếu doanh nghiệp làm được điều đó thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển nhanh chóng.
  • Mức độ hoàn thành công việc: Với mỗi cấp bậc, vị trí công việc sẽ có một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc khác nhau. Dựa vào mức độ hoàn thành công việc, người quản lý có thể đánh giá chuẩn nhất về năng lực, kỹ năng của nhân viên một cách minh bạch, chính xác.

Đánh giá về năng lực làm việc là một công việc đòi hỏi phải thực hiện liên tục và thực hiện so sánh theo từng khoảng thời gian. Để quản lý các tiêu chí đánh giá về năng lực nhân sự một cách chính xác và hiệu quả các doanh nghiệp ngày nay đang đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm đánh giá nhân sự trong công tác số hóa quy trình quản trị nhân sự của mình.

 

2.2 Tiêu chí về thái độ làm việc

  • Tính trung thực trong công việc

Sự cởi mở và trung thực trong công việc tạo nên một môi trường mà mọi người cảm thấy tin cậy, đặc biệt là bởi ban lãnh đạo công ty. Khi bạn thể hiện sự trung thực thì sẽ nhận được sự tin tưởng từ ban lãnh đạo, quản lý cấp trên và giúp bạn có nhiều sự kết nối và đạt năng suất cao hơn.

  • Quản lý thời gian

Quản lý thời gian hợp lý cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự chuyên nghiệp của một nhân viên. Bởi một người biết sắp xếp, phân chia thời gian hợp lý để làm việc chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc nhanh chóng.

  • Ý chí cầu tiến

Sự cầu thị và khả năng ham học hỏi trong công việc là chìa khóa quan trọng giúp nhà quản lý biết được nhân viên đó có thể mang đến cho doanh nghiệp giá trị hay không. Một nhân viên thiếu đi sự cầu tiến sẽ rất khó gắn bó lâu được với tổ chức và sẽ không mang lại nhiều giá trị giúp doanh nghiệp đó phát triển.

  • Lạc quan trong công việc

Công việc nào cũng tiềm ẩn rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì thế mà một thái độ làm việc tích cực, lạc quan sẽ giúp vượt qua mọi rào cản, thách thức và có thêm động lực làm việc. Khi bạn có tinh thần lạc quan, yêu công việc thì bạn sẽ gắn bó với doanh nghiệp hơn.

  • Cẩn thận trong công việc

Việc chăm chút, cẩn trọng trong công việc sẽ là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả cao trong công việc. Khi cẩn thận trong công việc sẽ nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp và cấp trên và được giao thêm nhiều nhiệm vụ quan trọng.

 

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm:

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ

+ Tên biên bản, cụ thể là bảng đánh giá nhân viên

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin công ty;

+ Thông tin người đánh giá;

+ Thông báo kết quả làm việc của nhân viên;

+ Trình bày nội dung đánh giá;

+ Nhận xét người đánh giá;

– Phần cuối biên bản;

+ Thông tin về thời gian lập bảng đánh giá nhân viên;

+ Ký và ghi rõ họ tên của người lập bảng đánh giá nhân viên.

 

4. Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG NHẬN XÉT NHÂN VIÊN

 

Kính gửi: Ban giám đốc Công ty ……

                Phòng Hành Chính Nhân Sự

Bộ phận (Phòng ban):……..

Người đánh giá:……. Chức vụ:………

Xin thông báo kết quả làm việc của nhân viên như sau:

Họ và tên nhân viên:……. Vị trí:……..

Phòng ban:…..

Thời gian làm việc từ ngày…….. đến ngày………

Lưu ý: Người đánh giá, nhận xét tích (x) vào ô tương ứng.

STT
Nội dung đánh giá
Kết quả đánh giá
Ghi chú
Xuất sắc
Khá 
TB
Kém
1
Chấp hành nội quy
 
 
 
 
 

 
Tuân thủ giờ làm việc và nội quy lao động
 
 
 
 
 

Tuân thủ nội quy, quy chế làm việc của Công ty
 
 
 
 
 


Tác phong
 
 
 
 
 

 
Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
 
 
 
 
 

 
Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh nơi làm việc
 
 
 
 
 

 
Nhanh nhẹn, linh hoạt
 
 
 
 
 

3
Quan hệ
 
 
 
 
 

 
Với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng
 
 
 
 
 

 
Giải quyết yêu cầu của khách hàng: nhanh chóng, kịp thời
 
 
 
 
 

 
Thái độ chăm sóc khách hàng: cẩn thận, chu đáo, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
 
 
 
 
 

STT
Nội dung đánh giá
Kết quả đánh giá
Ghi chú
Xuất sắc
Khá 
TB
Kém

Công việc
 
 
 
 
 

 
Tinh thần hợp tác trong công việc
 
 
 
 
 

 
Thao tác thực hiện công việc
 
 
 
 
 

 
Chất lượng, số lượng công việc hoàn thành
 
 
 
 
 

 
Mức độ hiểu biết về công việc được giao
 
 
 
 
 

 
Khả năng tiếp thu công việc
 
 
 
 
 

 
Hiểu rõ nghiệp vụ của công việc
 
 
 
 
 

 
Mức độ tin cậy
 
 
 
 
 

 
Tính kỷ luật
 
 
 
 
 

 
Khả năng làm việc độc lập và sự chủ động trong công việc
 
 
 
 
 

 
Sự sáng tạo trong công việc
 
 
 
 
 

 
Hiểu biết về sản phẩm dịch vụ của Công ty
 
 
 
 
 

 
Tinh thần học hỏi và cầu tiến
 
 
 
 
 

 
Chấp hành mệnh lệnh của người quản lý
 
 
 
 
 


Kỹ năng
 
 
 
 
 

 
Kỹ năng giao tiếp
 
 
 
 
 

 
Kỹ năng làm việc nhóm
 
 
 
 
 

 
Thao tác thực hiện các kỹ năng mềm: giao tiếp, đảm phán, thuyết phục,….
 
 
 
 
 

 
Kỹ năng giải quyết vấn đề
 
 
 
 
 

 
Kỹ năng hoạch định công việc và quản lý
 
 
 
 
 

 
Kỹ năng thích ứng với công việc/ áp lực công việc 
 
 
 
 
 

6
Sử dụng trang thiết bị 
 
 
 
 
 

 
Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị
 
 
 
 
 

 
Có tinh thần sử dụng tiết kiệm tài sản của Công ty
 
 
 
 
 

 
Tổng số điểm 
 
 
 
 
 

(Cột đánh giá nào được đánh dấu nhiều nhất sẽ đánh giá nhân viên theo cấp độ đó).

Nhận xét của người đánh giá:

Ưu điểm của nhân viên:………

Khuyết điểm của nhân viên:……..

Đánh giá chung:………..

Kiến nghị:……….

Giám đốc xét duyệt:

………., ngày…… tháng…….. năm……..

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

5. Vai trò của đội ngũ nhân viên

Dù ở bất kỳ bị trí nào đi chăng nữa, nhân lực luôn là yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty, doanh nghiệp, bởi lẽ không gì có thể thay thế được trí tuệ con người. Trí tuệ, sự sáng tạo của nhân viên được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nhân viên giỏi cũng sẽ tạo nên thế mạnh của doanh nghiệp bởi gia tăng hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Một chủ thể là một nhà quản lý giỏi có khả năng đưa ra những kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp theo từng giai đoạn của doanh nghiệp đồng thời bố trí nhân sự hợp lý sẽ giúp nhân viên phát huy tối đa khả năng của bản thân, mang lại hiệu quả như mong muốn cho doanh nghiệp.

Một nhân viên chăm sóc khách hàng thể hiện tốt vai trò của mình bằng việc tận tụy giải thích rõ ràng, cặn kẽ những thắc mắc của khách hàng cũng như hỗ trợ khách hàng nhiệt tình trong việc trải nghiệm sản phảm sẽ tạo ấn tượng đối với khách hàng và mang khách hàng quay lại cùng với nhiều khách hàng được họ giới thiệu khác. Nhưng cũng chính một nhân viên với thái độ không tốt sẽ khiến khách hàng không muốn quay lại lần thứ 2. Nói cách khac, nhân viên cũng là một trong những đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng khách hàng.

Ngoài ra, với những suy nghĩ nhạy bén, sáng tạo, đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên trẻ sẽ giúp công ty nhanh chóng cập nhật những xu hướng mới, đem lại những luồng gió mới trong công việc, bên cạnh đó nâng cao khả năng học hỏi kiến thức mới. Nếu như biết được điểm mạnh này và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng có thể mang lại nội lực rất lớn cho doanh nghiệp.

Nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, do đó, việc giữ chân nhân viên giỏi là một việc rất cần thiết và luôn là trăn trở của không ít nhà quản trị. Một số cách giữ chân nhân tài được các nhà quản trị các doanh nghiệp uy tín chia sẻ đó là:

– Thường xuyên giao những nhiệm vụ công việc tạo sự mới mẻ, hứng thú trong công việc;

– Tìm hiểu và tạo điều kiện cho nhân viên phát huy thế mạnh của bản thân;

– Thường xuyên tiếp xúc, quan tâm đến nhân viên;

– Khen thưởng kịp thời đối với các nhân viên giỏi;

– Nâng cao tinh thần đồng đội trong đội ngũ nhân viên. 

Với những kỹ năng nêu trên, các chủ thể cũng sẽ dễ dàng có trong tay đội ngũ nhân lực giỏi, là yếu tố then chốt cho sự thành công của mỗi doanh nghiệp.

Như vậy, bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm đầy đủ, chi tiết nhất. Hi vọng bài viết đã mang lại cho quý bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích. Trân trọng cảm ơn!

Xổ số miền Bắc