Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm kèm hướng dẫn chuẩn

Khi chúng ta nhắc đến sự tồn tại của doanh nghiệp, thường nghĩ đến khách hàng. Đúng, khách hàng rất quan trọng, không có khách hàng thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Nhưng để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp có sự nổ lực không nhỏ của đội ngũ nhân viên. Mỗi nhân viên đều có những chức năng quan trọng và đóng góp những vai trò to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đến cuối năm các doanh nghiệp thường sẽ có mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm để đánh giá về đội ngũ nhân viên của công ty mình. Vậy, mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm được viết như thế nào và có nội dung cụ thể ra sao?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Bảng đánh giá nhân viên cuối năm được biết đến là mẫu đánh giá nhân viên cuối năm. Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm được dùng nhằm mục đích để có thể đánh giá thực hiện công việc, nhận xét nhân viên vào dịp cuối năm làm cơ sở xét duyệt nhân viên xuất sắc, tổng kết và ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhân viên, đưa ra mức thưởng cho nhân viên cũng như các chính sách động viên, khen thưởng hỗ trợ một cách hợp lý. Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm được sử dụng khá phổ biến và có những ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.

Bảng đánh giá nhân viên cuối năm như đã nói ở trên chính là những tiêu chí dùng nhằm mục đích để đánh giá mức độ thực hiện công việc, nhận xét nhân viên vào thời điểm cuối năm để làm cơ sở xét duyệt nhân viên có thành tích xuất sắc, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tổng kết và ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhân viên đưa ra mức thưởng, những chính sách động viên khen thưởng hợp lý. Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm sẽ nêu rõ thông tin doanh nghiệp, thông tin nhân viên, …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-

BẢNG NHẬN XÉT NHÂN VIÊN

Kính gửi:  Ban giám đốc Công ty……

                Phòng Hành Chính Nhân Sự

Bộ phận (Phòng ban): ……..

Người đánh giá: ……. Chức vụ: …….

Xin thông báo kết quả làm việc của nhân viên như sau:

Họ và tên nhân viên: ………. Vị trí: ……..

Phòng ban: …….

Thời gian làm việc từ ngày ……… đến ngày ……..

Lưu ý: Người đánh giá, nhận xét tích (x) vào ô tương ứng.

STT
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
 

GHI CHÚ

Xuất sắc
Khá
TB
Kém
1
Chấp hành nội quy

Tuân thủ giờ làm việc và nội quy lao động

Tuân thủ nội quy, quy chế làm việc của Công ty

2
Tác phong

Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh nơi làm việc

Nhanh nhẹn, linh hoạt

3
Quan hệ

Với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng

Giải quyết yêu cầu của khách hàng: nhanh chóng, kịp thời

Thái độ chăm sóc khách hàng: cẩn thận, chu đáo, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

STT
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
GHI CHÚ
Xuất sắc
Khá
TB
Kém
4
Công việc

Tinh thần hợp tác trong công việc

Thao tác thực hiện công việc

Chất lượng, số lượng công việc hoàn thành

Mức độ hiểu biết về công việc được giao

Khả năng tiếp thu công việc

Hiểu rõ các nghiệp vụ của công việc

Kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc

Mức độ tin cậy

Tính kỷ luật

Khả năng làm việc độc lập và sự chủ động trong công việc

Sự sáng tạo trong công việc

Hiểu biết về sản phẩm dịch vụ của Công ty

Tinh thần học hỏi và cầu tiến

Chấp hành mệnh lệnh của người quản lý

5
Kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng làm việc nhóm

Thao tác thực hiện các kỹ năng mềm: giao tiếp, đàm phán, thuyết phục,…

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng hoạch định công việc và quản lý

Kỹ năng thích ứng với công việc/áp lực công việc

6
Sử dụng trang thiết bị

Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị

Có tinh thần sử dụng tiết kiệm tài sản của Công ty

TỔNG SỐ ĐIỂM

(Cột đánh giá nào được đánh dấu nhiều nhất sẽ đánh giá nhân viên theo cấp độ đó).

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ:

Ưu điểm của nhân viên:………….

Khuyết điểm của nhân viên:………

Đánh giá chung:………….

Kiến nghị:……………

Giám đốc xét duyệt:

………, ngày … tháng … năm 20…

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm:

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là bảng đánh giá nhân viên.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin công ty.

+ Thông tin người đánh giá.

+ Thông báo kết quả làm việc của nhân viên.

+ Trình bày nội dung đánh giá.

+ Nhận xét của người đánh giá.

– Phần cuối biên bản:

+ Thông tin về thời gian lập bảng đánh giá nhân viên.

+ Ký và ghi rõ họ tên của người lập bảng đánh giá nhân viên.

4. Tiêu chí đánh giá nhân viên:

Các doanh nghiệp thường thực hiện việc đánh giá nhân viên dựa trên các tiêu chí sau:

– Đánh giá nhân viên dựa trên thái độ làm việc:

Có nhiều các chủ thể là những  nhà lãnh đạo cho rằng kiến thức chuyên môn có thể trau dồi và đào tạo cho một nhân viên chưa có kinh nghiệm, nếu để họ chọn một nhân viên có thái độ làm việc tốt và một người năng lực tốt nhưng kiêu ngạo và không nghiêm túc trong việc, thì nhà lãnh đạo lại ưu tiên người có thái độ làm việc tốt. Vậy một thái độ làm việc tốt trong biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên được thể hiện qua những tiêu chí cơ bản sau:

+ Tính trung thực của nhân viên.

+ Cẩn trọng trong công việc.

+ Tính tự giác ham học hỏi.

+ Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng.

+ Chuyên cần và đúng giờ.

– Tiêu chí đánh giá nhân viên theo năng lực:

Thông thường trong bảng đánh giá năng lực nhân viên sẽ có 3 tiêu chí được sư dụng nhằm mục đích để đánh giá nhân viên theo năng lực đó là: Đánh giá theo mục tiêu hành chính, mục tiêu phát triển và mục tiêu hoàn thành công việc được giao

+ Đánh giá nhân viên theo mục tiêu hành chính: Dựa trên mức độ làm việc, hiệu quả công việc của nhân viên để làm cơ sở khen thưởng, đề bạt hoặc sa thải.

+ Đánh giá theo mục tiêu phát triển: Đánh giá KPI dựa theo kpi mẫu và nhà quản nắm được mục tiêu ngắn/dài hạn nguyện vọng của nhân viên… Từ đó, đưa ra những chiến lược phát triển hỗ trợ nhân viên đạt kết quả tốt nhất trong công việc. Ngược lại, nhân viên cũng phải nỗ lực hết mình cùng công ty phát triển.

+ Đánh giá theo mục tiêu hoàn thành công việc: Dựa vào việc được giao mà các nhà quản lí có thể đánh giá mức độ hoàn thành của từng nhân viên nào có thực lực, nhân viên nào cần đào tạo thêm.

5. Vai trò thiết yếu của đội ngũ nhân viên:

Nhân lực dù ở bất kỳ vị trí nào cũng đều là những nhân tố thiết yếu có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp bởi không gì có thể thay thế được trí tuệ của con người. Trí tuệ, sự sáng tạo của nhân viên được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nhân viên giỏi cũng sẽ tạo nên thế mạnh của doanh nghiệp bởi gia tăng hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Một chủ thể là một nhà quản lý giỏi có khả năng đưa ra những kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp theo từng giai đoạn của doanh nghiệp đồng thời bố trí nhân sự hợp lý sẽ giúp nhân viên phát huy tối đa khả năng bản thân, mang lại hiệu quả như mong muốn cho doanh nghiệp.

Một nhân viên chăm sóc khách hàng thể hiện tốt vai trò của mình bằng việc tận tụy giải thích rõ ràng, cặn kẽ những thắc mắc của khách hàng cũng như hỗ trợ khách hàng nhiệt tình trong việc trải nghiệm sản phẩm sẽ tạo ấn tượng đối với khách hàng và mang khách hàng quay lại cùng với nhiều khách hàng được họ giới thiệu khác. Nhưng cũng chính một nhân viên với thái độ không tốt sẽ khiến khách hàng không muốn quay lại lần thứ 2. Hay nói cách khác, nhân viên cũng là một trong những đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng khách hàng.

Ngoài ra, với những suy nghĩ nhạy bén, sáng tạo, đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên trẻ sẽ giúp công ty nhanh chóng cập nhật những xu hướng mới, đem lại những luồng gió mới trong công việc, bên cạnh đó nâng cao khả năng học hỏi kiến thức mới. Nếu như biết được điểm mạnh này và chú trọng trong đào tạo, bồi dưỡng có thể mang lại nội lực rất lớn cho doanh nghiệp.

Nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, do đó, việc giữ chân nhân viên giỏi là một việc rất cần thiết và luôn là trăn trở của không ít nhà quản trị. Một số cách giữ chân nhân tài được các nhà quản trị các doanh nghiệp uy tín chia sẻ đó là:

– Thường xuyên giao những nhiệm vụ công việc mới tạo sự mới mẻ, hứng thú trong công việc.

– Tìm hiểu và tạo điều kiện cho nhân viên phát huy thế mạnh của bản thân.

– Thường xuyên tiếp xúc, quan tâm đến nhân viên.

– Khen thưởng kịp thời đối với các nhân viên giỏi.

– Nâng cao tinh thần đồng đội trong đội ngũ nhân viên.

Với những ký năng nêu trên các chủ thể cũng sẽ dễ dàng có trong tay đội ngũ nhân lực giỏi, yếu tố then chốt cho sự thành công của mỗi doanh nghiệp.