Mẫu bảng tiêu chí đánh giá chất lượng công việc
Đánh giá nhân viên là hoạt động mà hầu như doanh nghiệp nào cũng áp dụng, đặc biệt là dịp cuối năm. Điều này giúp các nhà quản lý thống kê hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên và đưa ra định hướng phát triển nguồn lực trong thời gian tới.
Việc đánh giá nhân viên chưa bao giờ dễ dàng, ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân sự trong công ty cũng như hình thức khen thưởng, kỷ luật mà họ sẽ nhận được. Dưới đây là một số gợi ý đánh giá thử việc cũng như kiểm tra năng lực nhân viên một cách chính xác, hợp lý nhất, mang đến hiệu ứng tích cực trong môi trường làm việc.
Tiêu chí đánh giá nhân viên chuẩn
Đánh giá dựa vào thái độ
- Sự tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng.
- Sự nhiệt tình: Sẵn sàng tiếp nhận công việc, đối mặt khó khăn.
- Sự trung thực: Đây là phẩm chất quan trọng, giúp nhân sự phân biệt đúng – sai và làm việc hiệu quả hơn.
- Sự chuyên cần: Không nhất thiết phải tăng ca mới được cho là chuyên cần, nhưng tuyệt đối không đi trễ, về sớm.
- Sự lạc quan: Thái độ thân thiện, tinh thần làm việc tích cực.
- Độ tin cậy, cẩn trọng.
Đánh giá dựa vào năng lực
- Theo mục tiêu phát triển: Từ mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn của nhân viên thông qua thông tin KPI, bạn đưa ra chiến lược phát triển cụ thể để cả nhân viên và công ty đạt được mục tiêu đề ra.
- Theo mức độ hoàn thành công việc: Kết quả công việc thể hiện năng lực của từng cá nhân, qua đó bạn đánh giá được mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc, xác định nhân viên có thực lực.
- Theo mục tiêu hành chính: Dựa vào báo cáo KPI hàng tháng, xem xét mức độ làm việc và kết quả để có cơ sở đề bạt, khen thưởng hoặc kỷ luật hợp lý.