Mẫu biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị là gì? Mẫu biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị? Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị? Nội dung và trình tự tiến hành nghiệm thu công việc lắp đặt tĩnh thiết bị?

    Sau mỗi công trình xây dựng, để đảm bảo chất lượng đúng như dự kiến và đảm bảo an toàn cho việc sử dụng sau này, mọi công trình đều phải được nghiệm thu theo một quy trình nhất định. Bài viết này Luật Dương Gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

    1. Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị là gì?

    Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị là một trong số những mẫu biên bản được sử dụng dành cho các công trình xây dựng, biên bản lập ra với mục đích đánh giá kết quả của công việc lắp đặt tĩnh thiết bị. Biên bản cung cấp đầy đủ thông tin công trình cũng như kết quả đánh giá công trình. Nội dung của mẫu biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị cũng tương tự như những mẫu biên bản khác, cụ thể toàn bộ những thông tin cơ bản từ công trình, hạng mục công trình, và trình bày rõ ràng những thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu. Biên bản đưa ra thông tin của ban quản lý dự án, đại diện nhà thầu thi công cùng với rất nhiều những nội dung thông tin cá nhân và chức vụ rõ ràng.

    Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị được lập ra nhằm đánh giá kết quả công trình, báo cáo những thông tin cơ bản từ công trình, hạng mục công trình, và trình bày rõ ràng chất lượng công trình và những người tham gia nghiệm thu.

    Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu file Word chuẩn và mới nhất 2023

    2. Mẫu biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ——————-

    BIÊN BẢN NGHIỆM THU LẮP ĐẶT TĨNH THIẾT BỊ

    SỐ: …………………..

    Công trình: …..(1)..

    Hạng mục: ……

    1. Thiết bị (hoặc cụm thiết bị) được nghiệm thu: ….(2)…

    2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

    Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)…….

    – Ông: ….. Chức vụ: ……..

    Đại diện Nhà thầu thi công: ……(3)

    – Ông: …. Chức vụ: ……

    3. Thời gian nghiệm thu:

    Bắt đầu: …………..giờ……ngày…….tháng……năm……

    Kết thúc: ………….giờ……ngày……..tháng……năm……

    Tại công trình: ………

    4. Đánh giá công tác chế tạo, lắp đặt:

    a. Về căn cứ nghiệm thu:

    – Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.

    – Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt:

    Bản vẽ số: (4)

    – Tiêu chuẩn, quy phạm gia công chế tạo, lắp đặt được áp dụng: (5)

    – Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng: Hồ sơ mời thầu

    – Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình chế tạo, lắp đặt: (6)

    – Biên bản nghiệm thu các công việc hoàn thành trong quá trình gia công chế tạo.

    – Nhật ký thi công, giám sát.

    – Bản vẽ hoàn công do nhà thầu lập.

    b. Về chất lượng chế tạo, lắp đặt:

    (Ghi rõ chất lượng công tác chế tạo, lắp đặt có đạt hay không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng)

    c. Các ý kiến khác (nếu có):

    5. Kết luận:

    (7)

    CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG

    (Ký, ghi rõ họ tên)

    KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾ

    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng năm 2023

    3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị:

    Biên bản nghiệm thu công việc thi công bê tông nhựa là văn bản hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ.

    (1) Viết tên công trình nghiệm thu

    (2) Ghi rõ tên thiết bị được nghiệm thu

    (3) Ghi tên nhà thầu

    (4) Ghi rõ tên, số các bản vẽ thiết kế

    (5) Ghi rõ các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng

    (6) Ghi tên, số các kết quả thí nghiệm: Kéo nén thép, siêu âm đường hàn, thử kín nước, các chứng chỉ xuất xưởng vv…

    (7) Cần ghi chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để cho triển khai giai đoạn thi công tiếp theo. Hoặc ghi rõ những sai sót (nếu có) cần phải sửa chữa, hoàn thiện trước khi tiến hành chạy thử không tải.

    Xem thêm: Biểu mẫu và hướng dẫn lập biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào

    4. Nội dung và trình tự tiến hành nghiệm thu công việc lắp đặt tĩnh thiết bị:

    Thứ nhất, Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong tiến hành theo 3 bước nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy thử không tải và nghiệm thu chạy thử có tải.

    Thứ hai, Nghiệm thu tĩnh

    Một là, Nghiệm thu tĩnh là kiểm tra, xác định chất lượng lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với các yêu cầu kĩ thuật lắp đặt để chuẩn bị đưa thiết bị vào chạy thử không tải.

    Công việc nghiệm thu tĩnh do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.

    Hai là, Khi nghiệm thu, cần nghiên cứu các hồ sơ tài liệu sau:

    – Thiết kế lắp đặt và bản vẽ chế tạo (nếu có);

    – Tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lí lịch thiết bị.;

    – Biên bản nghiệm thu từng phần các công việc lắp máy, lắp điện, lắp ống, lắp thông gió, lắp thiết bị tự động và đo lường thí nghiệm, gia công kết cấu thép và thiết bị … ;

    – Bản vẽ hoàn công cho một số việc lắp đặt quan trọng;

    – Biên bản thanh tra nồi hơi và các thiết bị chịu áp;

    – Biên bản nghiệm thu hệ thống phòng chữa cháy;

    – Biên bản thay đổi thiết kế và thiết bị;

    – Nhật ký công trình; .

    – Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng có liên quan đến việc lắp đặt và bao che thiết bị;

    – Đối với các thiết bị đã sử dụng rồi, khi lắp đặt lại phải có lí lịch thiết bị từ cơ sở cũ kèm theo.

    – Đối với các thiết bị quan trọng ngoài các văn bản trên còn phải có văn bản giao nhận thiết bị giữa tổ chức giao thầu và nhận thầu. Các biên bản về vận chuyển từ nhà máy chế tạo về đến công trình (tình trạng kĩ thuật, các sự cố xảy ra trên đường vận chuyển, lưu giữ tại kho bãi, mất mát…), xác định tình trạng thiết bị trước khi lắp đặt. Nếu thiết bị hư hỏng thì sau khi sửa chữa xong phải có biên bản nghiệm thu tình trạng thiết bị sau khi sửa chữa.

    Ba là, Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và thực địa nếu thấy thiết bị lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với yêu cầu kĩ thuật quy định trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành thì lập và kí biên bản nghiệm thu tĩnh, cho phép tiến hành chạy thử không tải.

    Nếu Ban nghiệm thu phát hiện thấy 1 số khiếm khuyết thì yêu cầu tổ chức nhận thầu lắp máy tiến hành sửa chữa, hoàn chỉnh và hẹn ngày nghiệm thu lại. Nếu những khiếm khuyết đó không ảnh hưởng tới việc chạy thử máy thì vẫn có thể lập và kí biên bản nghiệm thu tĩnh, cùng tập phụ lục những khiếm khuyết và định thời hạn hoàn thành. Phía nhận thầu lắp máy phải nghiêm chỉnh thực hiện công việc khắc phục các khiếm khuyết trên đúng thời hạn.

    Thứ ba, Nghiệm thu chạy thử không tải.

    Một là, Nghiệm thu chạy thử không tải là kiểm tra xác định chất lượng lắp đặt và tình trạng thiết bị trong quá trình chạy thử không tải, phát hiện và loại trừ những sai sót, khiếm khuyết chưa phát hiện được trong nghiệm thu tĩnh.

    Việc chạy thử không tải thiết bị chỉ tiến hành sau khi đã có biên bản nghiệm thu tĩnh.

    Hai là, Đối với thiết bị độc lập thí nghiệm thu chạy thử không tải thực hiện một bước do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.

    Đối với dây chuyền công nghệ gồm nhiều thiết bị thí nghiệm thu chạy thử không tải tiến hành 2 bước:

    a) Nghiệm thu chạy thử không tải từng máy độc lập (đơn động).

    b) Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất (liên động).

    Ba là, Nghiệm thu chạy thử từng máy độc lập do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.

    Trong quá trình chạy thử cần theo dõi sự hoạt động của thiết bị, các thông số về tốc độ, độ rung, nhiệt độ, các hệ thống làm mát, bôi trơn… nếu phát hiện các khuyết tật thì dừng máy, tìm nguyên nhân và .sửa chữa.

    Thời gian chạy thử không tải đơn động thường ghi trong các tài liệu hướng dẫn vận hành máy. Nếu không có số liệu, đối với các máy đơn giản thời gian chạy không tải tối đa là 4 giờ, các máy phức tạp tối đa là 8 giờ liên tục không dừng máy.

    Khi kết thúc chạy thử không tải đơn động. Ban nghiệm thu cơ sở lập và kí biên bản nghiệm thu chạy thử không tải đơn động. Một số thiết bị ao đặc điểm kết cấu không chạy được chế độ không tải (bơm nước, máy nén khí, hệ thống ống dẫn…) thì sau khi nghiệm thu tĩnh xong chuyển sang chạy thử có tải.

    Bốn là, Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất:

    Sau khi toàn bộ thiết bị của dây chuyền công nghệ để được nghiệm thu chạy thử không tải đơn động. Hội đồng nghiệm thu cơ sở xem xét, lập và kí biên bản nghiệm thu thiết bị để thử tổng hợp (phụ lục số 4 TCVN 4091 : 1985) cho phép chạy thử liên động toàn dây chuyền.

    Kể từ khi Hội đồng nghiệm thu cơ sở ký biên bản nghiệm thu thiết bị để thử tổng hợp, chủ đầu tư phải tiếp nhận và bảo quản những thiết bị đó.

    Việc chạy thử liên động phải liên tục từ 4-8 giờ (tùy theo loại thiết bị) không ngừng lại vì lí do nào, hoạt động của dây chuyền phù hợp với thiết kế và các yêu cầu công nghệ sản xuất.

    Kết thúc chạy thử, Hội đồng nghiệm thu cơ sơ lập và kí biên bản nghiệm thu chạy thử không tải liên động dây chuyền sản xuất, cho phép đưa dây chuyền vào chạy thử có tải.

    Thứ tư, Nghiệm thu chạy thử có tải.

    Chạy thử có tải thiết bị để phát hiện và loại trừ các khuyết tật của thiết bị trong quá trình mang tải, điều chỉnh các thông số kỹ thuật sân xuất thích hợp, để chuẩn bị đưa thiết bị vào sản xuất thử.

    Công việc nghiệm thu do Hội đồng nghiệm thu cơ sở thực hiện.

    Các mức mang tải và thời gian chạy thử thường quy định trong tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. Nếu trong tài liệu trên không có quy định, sau khi thiết bị mang tải 72 giờ liên tục không ngừng máy, bảo đảm các thông số kỹ thuật về thiết bị và thông số kỹ thuật sản xuất thì kết thúc chạy thử có tải.

    Hội đồng nghiệm thu cơ sở lập và ký biên bản nghiệm thu chạy thử có tải.